Bộ đề thi chọn học sinh giỏi (Có đáp án)

Bộ đề thi chọn học sinh giỏi (Có đáp án)

1/ Đơn chất X ở dạng bột màu đỏ, khi đun nóng X với HNO3 đặc tạo ra chất khí T màu nâu đỏ và dung dịch Z. Tuỳ theo lượng NaOH cho vào dung dịch Z người ta thu được muối Z1, Z2 hoặc Z3. Cho khí T tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch chứa 2 muối. X là chất gì? Viết các phương trình hoá học.

2/ Khí CO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, khi đó tồn tại các cân bằng

 CO2(khí) + H2O(lỏng) H2CO3 (dung dịch) (1)

 H2CO3 (dung dịch) H+ + HCO3- (2)

 HCO3- H+ + CO32- (3)

 Lượng CO2 (hoà tan) thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau (có giải thích)

a) Đun nóng dung dịch trên.

b) Thêm dung dịch HCl vào dung dịch trên.

c) Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch trên.

3/ Cho a mol photphin vào một bình kín có dung tích không đổi. Nâng nhiệt độ lên 6410C, phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình : 4PH3(k) P4(k) + 6H2(k). Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là 21,25 g/mol và áp suất bình phản ứng là P. Tính P biết phản ứng trên có hằng số cân bằng KC là 3,73.10-4.

Câu II (2,75 điểm)

1/ Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, dung dịch còn lại chí chứa muối của cation

docx 37 trang phuongtran 27272
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi chọn học sinh giỏi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ 5
Câu I (2,5 điểm)
1/ Đơn chất X ở dạng bột màu đỏ, khi đun nóng X với HNO3 đặc tạo ra chất khí T màu nâu đỏ và dung dịch Z. Tuỳ theo lượng NaOH cho vào dung dịch Z người ta thu được muối Z1, Z2 hoặc Z3. Cho khí T tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch chứa 2 muối. X là chất gì? Viết các phương trình hoá học.
2/ Khí CO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, khi đó tồn tại các cân bằng
	CO2(khí) + H2O(lỏng) H2CO3 (dung dịch) (1)
	H2CO3 (dung dịch) H+ + HCO3- (2)
	HCO3- 	 H+ + CO32- (3)
	Lượng CO2 (hoà tan) thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau (có giải thích)
Đun nóng dung dịch trên.
Thêm dung dịch HCl vào dung dịch trên.
Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch trên.
3/ Cho a mol photphin vào một bình kín có dung tích không đổi. Nâng nhiệt độ lên 6410C, phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình : 4PH3(k) 	 P4(k) + 6H2(k). Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là 21,25 g/mol và áp suất bình phản ứng là P. Tính P biết phản ứng trên có hằng số cân bằng KC là 3,73.10-4.
Câu II (2,75 điểm)
1/ Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, dung dịch còn lại chí chứa muối của cation Al3+. Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí Y trộn với 1 lít oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp gồm 3 khí. Biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và khối lượng của hỗn hợp khí Y nhỏ hơn 2 gam. Tìm m.
2/ Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và FeCO3 vào một bình không chứa khí. Nung bình điến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm ba chất khí và chất rắn Z.
Viết các phương trình hoá học và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Nếu cho toàn bộ lượng Z tác dụng với lượng dư khí CO nung nóng thu được chất rắn G, hoà tan G trong dung dịch HBr dư rồi cô cạn được chất rắn khan T, Cho T tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Viết các phương trình hoá học và tính V.
Câu III (3,25 điểm)
1/ Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
Viết cấu hình electron nguyên tử của R, Xác định tên nguyên tố R.
Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích không thay đổi).
Viết các phương trình hoá học và tìm m.
Biết lượng KMnO4 phản ứng vừa đủ, tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Tính pH của dung dịch T. Biết axit H2SO4 có Ka1 = ∞; Ka2 = 10-2.
2/ Hai nguyên tố phi kim X và Y có các oxit thường gặp là XOn, XOm, YOm và YO3 ( với n, m là các số nguyên dương và đều nhỏ hơn 3). Hỗn hợp Q gồm a mol XOn và b mol XOm có khối lượng mot trung bình là 40 gam/mol. Hỗn hợp R gồm b mol XOn và a mol XOm có khối lượng mol trung bình là 32 gam/mol. Tỉ khối của YO3 trên YOm là 1,25.
Xác định các chỉ số n, m và tỉ số a/b, biết a<b.
Xác định các nguyên tố X, Y và các oxit của chúng.
Câu IV (4,75 điểm)
1/ Khi clo hoá isopentan (đun nóng, có chiếu sáng) thu được hỗn hợp các dẫn xuất monoclo.
Viết công thức cấu tạo các dẫn xuất monoclo.
Viết cơ chế phản ứng tạo ra 2-clo-3-metylbutan.
2/ Viết công thức cấu tạo các chất trong sơ đồ chuyển hoá:
a) X1(C2H6O) X2 X3 X4 X5 X6 X1
 X7 X8 X9 (C2H6O).
+(CH3CO)2O
+KOH đặc
+KMnO4, t0
+Cl2, t0
+HCl
Biết X1, X2, X3, là các hợp chất hữu cơ khác nhau có thể chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi, natri; phân tử của chúng không chứa quá 3 nguyên tử cacbon.
t0 cao, P cao
bột Fe
b) A1 A2(o-clotoluen) A3 A4 A5 A6
Câu V (3,0 điểm)
1/ Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ đơn chức đều chứa C, H, O. Cho 25,92 gam hỗn hợp A vào 360 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch B, để trung hoà lượng kiềm dư trong B cần 300 ml dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch D. Chia D thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 đem chưng cất thu được 4,923 lít ( đo ở 1270C và 1,2 atm) một ancol duy nhất. Cô cạn phần 2 thu được 13,35 gam hỗn hợp 2 muối khan. Xác định công thức cấu tạo các chất trong A và viết các phương trình hoá học.
2/ Chất X có thành phần phần trăm khối lượng là 63,16% C; 31,58% O còn lại là hiđro.
Xác định công thức phân tử của X, biết phân tử khối của X bằng 152.
Chất X không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra chất Y (chất Y có cùng số nguyên tử cacbon với X). Khi cho 2a mol X tác dụng với Na dư thu được a mol H2. X có thể tham phản ứng tráng bạc. Viết các công thức cấu tạo có thể có của X, biết trong phân tử X các nhóm chức được gắn vào các nguyên tử cacbon liên tiếp nhau.
Câu VI ( 3,75 điểm)
1/ Đốt cháy hoàn toàn 10,08 gam một cacbohiđrat X bằng O2. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 16 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch Y lại thu được thêm 29,7 gam kết tủa. Viết các phương trình hoá học, xác định công thức phân tử của X, biết phân tử khối của X có giá trị: 252<MX<756.
2/ Hợp chất hữu cơ P có công thức phân tử C8H11N tan được trong axit. P tác dụng với HNO2 tạo ra hợp chất Q có công thức phân tử C8H10O. Đun nóng Q với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra hợp chất E (C8H8). Khi đun nóng hợp chất E với thuốc tím thu được muối của axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo của P, Q , E và viết các phương trình hoá học.
3/ Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần dùng vừa đủ 15,4 lít không khí (đktc) thu được hỗn hợp B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn hỗn hợp B vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam chất kết tủa, sau thí nghiệm khối lượng bình nước vôi tăng 7,55 gam và thấy thoát ra 12,88 lít khí (đktc).
Tìm m, biết trong không khí có chứa 20% oxi về thể tích, còn lại là N2.
Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 150 và A được điều chế trực tiếp từ hai chất hữu cơ khác nhau.
ĐỀ SỐ 15
Câu 1 (4,5 điểm)
1.Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
2. A là một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam A, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Xác định công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo của A và ghi tên thay thế.
3. Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M, thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a M vào dung dịch X, thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính giá trị của a.
Câu 2 (4,0 điểm)
1. A là một đồng đẳng của benzen có tỷ khối hơi so với metan bằng 5,75. A tham gia chuyển hóa theo sơ đồ
Hãy viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên, các chất hữu cơ viết dạng công thức cấu tạo rút gọn, cho biết B, C, D, E là các chất hữu cơ.
2. Hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen, propen. Đốt cháy hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp X, thu được 6,3 gam nước. Mặt khác, lấy 5,5 gam X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 24 gam kết tủa. Hãy xác định phần trăm theo thể tích từng chất trong X.
Câu 3 (4,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng.
b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch MgCl2.
c) Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch Ba(OH)2 .
d) Hai lọ hóa chất mở nắp để cạnh nhau: một lọ đựng dung dịch NH3 đậm đặc, một lọ đựng dung dịch HCl đặc.	
2. Dung dịch A chứa Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,1M; dung dịch B chứa KHCO3 0,1M
a) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 150 ml dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml dung dịch A.
b) Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml dung dịch B.
Câu 4 (3,5 điểm) 
1. Cho 200 ml dung dịch X chứa H2SO4 0,05M và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa Ba(OH)2 a M và KOH 0,05M, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch Z có pH = 12. Tính giá trị của m và a. 
2. Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Zn. Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam A trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 1,12 lít hỗn hợp khí NO và N2O có số mol bằng nhau. Cô cạn dung dịch B thu được 31,75 gam muối. 
Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5 M tối thiểu để hòa tan hoàn toàn A.
 Câu 5 (2,0 điểm) 
 Chia 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken phân tử khác nhau 2 nhóm CH2 thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 12,5 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu được hỗn hợp chỉ gồm 2 ancol. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc ở 1400C một thời gian, thu được 1,63 gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi lượng ete thu được 0,4256 lít (đktc).
a) Xác định công thức cấu tạo của hai anken và tính phần trăm theo thể tích mỗi chất trong X.
b) Xác định hiệu suất tạo ete của mỗi ancol.
ĐỀ SỐ 20
Câu 1. (4,0 điểm)	
	1. Cho lần lượt các quặng sắt: hematit, xiđerit, manhetit, pirit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, biết tạo sản phẩm khử duy nhất là NO2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion.
2. Viết phương trình dạng ion trong các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn): 
a) Đun nóng dung dịch NaHCO3, để nguội rồi đem tác dụng lần lượt với dung dịch Ba(NO3)2, AlCl3. 
b) Dung dịch Na2S dư tác dụng lần lượt với dung dịch MgCl2, FeCl3. 
c) Dung dịch NH3 dư tác dụng lần lượt với dung dịch ZnCl2, AlCl3.
3. Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho khí Cl2 tác dụng với Ca(OH)2. 
b) Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 tạo kết tủa vàng.
4. X và Y là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y.
Câu 2. (4,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng dạng ion để giải thích các thí nghiệm sau:
a) Hòa tan một mẩu K2Cr2O7 vào ống nghiệm bằng nước cất, sau đó thêm vào vài giọt dung dịch Ba(OH)2.
b) Hòa tan một mẩu Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau đó thêm vào lượng dư dung dịch NaNO3.
2. Cho hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch B và còn lại 1 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch B, thấy khối lượng thanh Mg tăng thêm 4 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính a và khối lượng Cu trong A.
3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 273,75 gam dung dịch Al2(SO4)3 21,863% và 5,04 lít H2 (đktc). Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính giá trị m. 
4. Dung dịch M(NO3)2 được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch K3PO4, thu được kết tủa M3(PO4)2 có khối lượng khác khối lượng M(NO3)2 ban đầu là 13,65 gam. Điện phân phần 2 bằng dòng điện một chiều có cường độ là 2 ampe tới khi thấy khối lượng catot không tăng thêm nữa thì dừng lại, biết hiệu suất quá trình điện phân là 100 %. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thời gian đã điện phân.
Câu 3. (4,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí N2O và N2. Tỉ khối của Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
2. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, dung dịch D phản ứng hết với 100 ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (đktc). 
Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết C chứa 45,07% B theo khối lượng, D không bị phân tích khi nóng chảy.
3. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este E (chỉ chứa một loại nhóm chức) cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 12%, thu được 20,4 gam muối của một axit hữu cơ và 9,2 gam một ancol. Xác định công thức cấu tạo cuả E biết rằng một trong hai chất (ancol hoặc axit) tạo thành este là đơn chức. 
4. Các chất A1, B1, C1, D1 đều có cùng công thức phân tử C3H7O2N và không tham gia phản ứng tráng bạc. A1, B1 là chất rắn, C1 và D1 là chất lỏng ở điều kiện thường. Khi phản ứng với hiđro trong điều kiện thích hợp, từ A1 thu được C3H9O2N, từ D1 thu được C3H9N. Các chất A1, B1 và C1 đều tác dụng được với dung dịch axit HCl loãng và dung dịch NaOH. 
Xác định công thức cấu tạo của các chất trên và viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 4. (4,0 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình sản xuất cao su cloropren, PVA từ khí thiên nhiên, chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. 
2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
	3. Axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) (chất X) tác dụng với ancol metylic (xúc tác) tạo ra este Y, tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra este Z. Cho Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch axit loãng, với dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
	4. So sánh độ linh động của nguyên tử H trong nhóm – OH của phân tử các hợp chất sau: H2O, C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH. Hãy giải thích?
Câu 5. (4,0 điểm)
1. Có 6 hợp chất hữu cơ mạch hở A, B, C, D, E, F (chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi) đều không làm mất màu brom trong CCl4, khối lượng phân tử đều bằng 74 đvC. Cho các chất đó lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết quả sau:
A
B
C
D
E
F
Na
+
–
+
–
+
+
NaOH
–
–
+
+
–
+
AgNO3/NH3
–
–
–
–
+
+
Dấu + : có phản ứng, dấu – : không phản ứng.
Biết A có mạch cacbon không phân nhánh và khi oxi hóa tạo sản phẩm tráng gương, B có tính đối xứng, oxi hóa E tạo hợp chất đa chức. 
Biện luận xác định nhóm chức, công thức phân tử, cấu tạo của A, B, C, D, E, F và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	2. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A1 cần dùng vừa đủ 15,4 lít không khí (đktc) thu được hỗn hợp B1 gồm CO2, H2O và N2. Dẫn hỗn hợp B1 vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa, sau thí nghiệm khối lượng bình nước vôi tăng 7,55 gam và thấy thoát ra 12,88 lít khí (đktc). Biết trong không khí có chứa 20% oxi về thể tích, còn lại là N2. Biết phân tử khối của A1 nhỏ hơn 150 đvC và A1 được điều chế trực tiếp từ hai chất hữu cơ khác nhau.
Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A1.
3. Cho m gam este đơn chức X đun nóng với dung dịch NaOH, sau phản ứng để trung hoà NaOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Chưng cất dung dịch sau trung hòa thu được 15,25 gam hỗn hợp muối khan và hơi ancol Y. Dẫn toàn bộ Y qua CuO dư, nung nóng được anđehit R. Cho toàn bộ R tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam Ag. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức cấu tạo của X. 
ĐỀ SỐ 21
Câu 1. (4,0 điểm)	
1. Chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử, hãy lập sơ đồ để nhận biết 4 dung dịch riêng biệt chứa các chất sau: K3PO4, KCl, KNO3, K2S (không cần ghi phản ứng).
2. Có các dung dịch cùng nồng độ chứa các chất sau: Al2(SO4)3, HNO3, KNO3, Na2CO3. Hãy cho biết dung dịch có pH nhỏ nhất và giải thích?
3.a) Viết các phương trình phản ứng điều chế trực tiếp các chất: N2, HNO3, H3PO4 trong phòng thí nghiệm và phân ure trong công nghiệp. 
 b) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 
K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 
KMnO4 + FeCl2 + H2SO4 Dung dịch chỉ chứa muối sunfat
4. Cho 2 muối Ag2SO4 và SrSO4 vào nước cất và khuấy đều cho đến khi đạt được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng. Xác định nồng độ ion Ag+ và Sr2+. 
Biết rằng ở nhiệt độ nghiên cứu , .
Câu 2. (4,0 điểm)
1. Từ quặng photphorit, có thể điều chế được axit photphoric theo sơ đồ sau:
Quặng photphorit P P2O5 H3PO4.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 cần để điều chế 1 tấn dung dịch H3PO4 50%. Giả sử hiệu suất của mỗi giai đoạn đều đạt 90%.
2. Cho hỗn hợp A gồm FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch A1 chỉ chứa Fe(NO3)3, H2SO4 và HNO3 dư; hỗn hợp B gồm 2 khí là X và Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,8. 
Viết các phương trình phản ứng và tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong A.
3. Khi cho cùng một lượng kim loại M vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư và dung dịch H2SO4 loãng dư, phản ứng hoàn toàn thì thể tích khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được gấp 3 lần thể tích khí H2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khối lượng muối sunfat thu được bằng 62,81% khối lượng muối nitrat tạo thành. Xác định kim loại M.
Câu 3. (4,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp gồm CaCO3, Fe3O4 và Al chia làm 2 phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, tạo sản phẩm khử là NO duy nhất. Phần 2 tác dụng dung dịch NaOH dư thu được chất rắn. Chia đôi chất rắn, rồi cho tác dụng lần lượt với dung dịch H2SO4 loãng dư và CO dư, nung nóng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NH4NO3 và H2SO4 loãng.
b) Sục khí NH3 từ từ đến dư vào dung dịch ZnCl2.
c) Cho dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
3. Hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe phản ứng vừa hết với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit và muối clorua. Hòa tan Y cần dùng một lượng vừa đủ là 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, phản ứng hoàn toàn, thu được 56,69 gam kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích của khí clo trong hỗn hợp X.
Câu 4. (4,0 điểm)
	1. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon R, thu được tỉ lệ số mol H2O và CO2 tương ứng bằng 1,125.
	a) Xác định công thức phân tử của R.
	b) R1 là đồng phân của R, khi tác dụng với Cl2, điều kiện thích hợp, tỉ lệ mol 1:1 thì thu được một dẫn xuất mono clo duy nhất (R2). Gọi tên R1, R2 và viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất để phân biệt mỗi cặp chất dưới đây chứa trong các bình riêng biệt mất nhãn và viết các phương trình phản ứng xảy ra:
a) m-bromtoluen và benzyl bromua.	b) phenylaxetilen và stiren.
c) axetilen và propin.	d) CH2=C(CH3)–COOH và axit fomic.
3. Từ anđehit no đơn chức, mạch hở A có thể chuyển trực tiếp thành ancol B và axit D tương ứng, từ B và D điều chế este E.
	a) Viết các phương trình phản ứng và tính tỉ số khối lượng mol phân tử của E và A. 
	b) Nếu đun nóng m gam E với lượng dư dung dịch KOH thì thu được m1 gam muối kali, còn với lượng dư dung dịch Ca(OH)2 sẽ cho m2 gam muối canxi. Biết m2<m<m1. 
Xác định công thức cấu tạo của A, B, D, E, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
4. Oxi hóa một lượng ancol C bằng oxi, xúc tác, thu được hỗn hợp X. Chia X thành ba phần bằng nhau: 
Phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac dư thu được 21,6 gam Ag.
Phần 2 tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí.
Phần 3 tác dụng với Na vừa đủ thu được 4,48 lít khí và 25,8 gam chất rắn khan.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức cấu tạo của ancol C, biết đun nóng ancol C với H2SO4 đặc, ở 170oC được anken, các chất khí đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 5. (4,0 điểm)	
1. Xác định công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, A1, A2, A3, A4 trong các sơ đồ phản ứng sau (không ghi phản ứng):
a) A B C D CH2=C(CH3)–COOCH3
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng:
 a)
+KMnO4
 b) Glixerol +Cu(OH)2 
c) Naphtalen + O2 	d) Nitrobenzen + Cl2 
3. Axit cacboxylic Y với mạch cacbon không phân nhánh, có công thức đơn giản nhất là CHO. Cứ 1 mol Y tác dụng hết với NaHCO3 giải phóng 2 mol CO2. Dùng P2O5 để loại nước ra khỏi Y ta thu được chất Z có cấu tạo mạch vòng. Nếu oxi hóa hơi benzen bằng oxi, xúc tác, thu được chất Z, CO2 và H2O. Hãy tìm công thức cấu tạo, gọi tên Y và viết các phản ứng xảy ra.
4. Hợp chất X (C10H16) có thể hấp thụ ba phân tử hyđro. Ozon phân X thu được axeton, anđehit fomic và 2-oxopentađial (O=HC–CO–CH2–CH2–CH=O).
a) Viết công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên.
b) Hyđrat hóa hoàn toàn 2,72 gam chất X rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với I2/NaOH thu được 15,76 gam kết tủa màu vàng. Dùng công thức cấu tạo của X viết các phương trình phản ứng (chỉ dùng các sản phẩm chính, hiệu suất coi như 100%).
ĐỀ SỐ 43
Câu 1. (4,0 điểm)
1. Xác định các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các sơ đồ sau: 
a) X1 + X2 + X3 ® HCl + H2SO4 
b) A1 + A2 ® SO2 + H2O 
c) B1 + B2 ® NH3 + Ca(NO3)2 + H2O
d) D1 + D2 + D3 ® Cl2 + MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O
e) Y1 + Y2 ® Fe2(SO4)3 + FeCl3
 	g) Y3 + Y4 ® Na2SO4 + (NH4)2SO4 + H2O + CO2 
2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 40% (loãng, vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 170,4 gam muối trung hoà khan. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của m.
 	3. Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại. Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng muối trong B.
Câu 2. (4,0 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng dung dịch Ca(OH)2 dư để loại bỏ các khí độc sau đây ra khỏi không khí: Cl2, SO2, H2S, NO2. 
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion trong các thí nghiệm sau:
a) Hoà tan CuS bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí Y không màu hoá nâu trong không khí. Cho X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch Z. 
b) Cho Ag2S tác dụng với dung dịch NaCN thu được dung dịch T. Cho T tác dụng với Zn.
3. Cho các chất rắn riêng biệt: MgO, Al, Al2O3, BaO, Na2SO4 và (NH4)2SO4. Nếu chỉ dùng nước thì có thể phân biệt được bao nhiêu chất rắn. Trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học xảy ra.
	4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí A gồm H2 và CO2. Nếu cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thì thu được hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2, tỉ khối hơi của B đối với A là 3,6875. 
Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. 
Câu 3. (4,0 điểm)
	1. Cho X là một muối nhôm khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan a gam hỗn hợp cùng số mol hai muối X và Y vào nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A cho tới dư được dung dịch B, khí C và kết tủa D. Axit hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm Ba(OH)2 vào A, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E, F tới khối lượng không đổi thu được 6,248 gam và 5,126 gam các chất rắn tương ứng. F không tan trong axit mạnh.
a) Viết các phương trình phản ứng dạng ion và xác định X, Y.
b) Tính a và thể tích khí C (đktc) ứng với giá trị D lớn nhất. 
2. Có hỗn hợp M gồm hai este A1 và B1. Cho a gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, sau phản ứng thu được b gam ancol D1 và 2,688 gam hỗn hợp muối kali của hai axit hữu cơ đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đem nung tất cả hỗn hợp muối trên với lượng dư vôi tôi xút đến phản ứng hoàn toàn thì nhận được 0,672 lít hỗn hợp khí E1 (đktc).
Đem đốt cháy toàn bộ lượng ancol D1 ở trên, thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng tương ứng là 44:27. Mặt khác cho tất cả sản phẩm cháy trên hấp thụ hết với 45 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thì thu được 2,955 gam kết tủa. 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức cấu tạo của A1, B1 và tính các giá trị a, b. 
Câu 4. (4,0 điểm)
	1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các chất: HCOOH, CH3COOCH=CH2, CH3COOC6H5 với lần lượt các dung dịch sau: NaOH (dư), AgNO3/NH3 (dư), Br2/H2O.
2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: 
A (C6H8O4) + NaOH X + Y + Z 
X + H2SO4 E + Na2SO4 
Y + H2SO4 F + Na2SO4 	 
F R + H2O
 Cho biết E, Z đều cho phản ứng tráng gương, R là axit có công thức C3H4O2.
	3. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở B (được tạo nên từ hai -amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. 
Nếu thủy phân hoàn toàn 4,34 gam B bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
4. Hỗn hợp D gồm etan, etilen, propin. Cho 12,24 gam D tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, phản ứng xong thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác 4,256 lít D (đktc) phản ứng vừa đủ 140 ml dung dịch Br2 1M. Tính số mol mỗi chất có trong 12,24 gam D. 
Câu 5. (4,0 điểm)
1. Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D, E thích hợp thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau: 
F là poli(metyl metacrylat).
	2. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
	a) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O
	b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4
	c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O	
d) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Đun nóng m gam hỗn hợp A1 gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của m.
4. B1 là hợp chất hữu cơ tạp chức, mạch hở, không phân nhánh (chứa C, H, O) và phân tử chứa 2 loại nhóm chức; khi tác dụng với nước brom tạo ra axit monocacboxylic tương ứng. Cho một lượng B1 tác dụng với lượng dư anhiđrit axetic trong điều kiện thích hợp, phản ứng xong thu được 9,54 gam este và 7,2 gam axit axetic. Cũng với lượng B1 như trên đem phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 6,48 gam Ag; biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
Viết các phương trình phản ứng và xác định công thức cấu tạo của B1.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
 C©u
Néi dung
§iÓm
C©u I
 2,5 
1/
1
 X là P đỏ
P + 5HNO3 H3PO4 + 5NO2 + H2O
Dd Z là H3PO4; khí T là NO2
H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + H2O
H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + H2O 
Muối Z1, Z2, Z3 là NaH2PO4; Na2HPO4 ;Na3PO4.
2NO2 + 2KOH ® KNO3 + KNO2 + H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
2/
a) Khi đun nóng dung dịch trên thì lượng khí CO2 hòa tan bị giảm. Do đun nóng thì khí CO2 thoát ra ngoài làm cho các cân bằng (1), (2), (3) chuyển dịch theo chiều nghịch.
0,25
b) Thêm dung dịch HCl làm giảm sự hòa tan khí CO2.
Giải thích: HCl ® H + + Cl-. Khi thêm dung dịch HCl và dung dịch axit cacbonic làm tăng nồng độ ion H+, làm các cân bằng (1), (2), (3) chuyển dịch theo chiều nghịch.
0,25
c) Thêm NaOH và dung dịch axit cacbonic làm tăng sự hòa tan khí CO2.
Giải thích: NaOH ® Na+ + OH-; H+ + OH- ® H2OÞKhi thêm dung dịch NaOH và dung dịch axit cacbonic thì làm giảm nồng độ ion H+ làm các cân bằng (1), (2), (3) chuyển dịch theo chiều thuận.
0,25
3/
Gọi V lít là thể tích của bình. Thể tích hỗn hợp khí là thể tích của bình kín.
 4PH3(k) P4(k) + 6H2(k).
Trước Pư a 0 0 (mol)
khi Pư 4x x 6x (mol) (0<x<a)
khi CB a - 4x x 6x (mol)
Ta có: 
Vậy khi hệ đạt trạng thái cân bằng có khí: 
Ta có 
Áp suất bình phản ứng là: 
 (atm)
0,25
0,25
0,25
Câu II
2,75
1/
1,25
HCl ® H+ + Cl; HNO3 ® H+ + NO3-.
ny = 0,15 (mol) Þ 
=> Trong hỗn hợp Y có khí H2 và khí còn lại là oxit của nitơ
- Theo bài ra khi trộn 3,36 lít khí Y với 1 lít khí oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp 3 khí (3,688 oxit của nitơ trong hỗn hợp Y phải phản ứng với oxi ở điều kiện thường => oxit là NO.
 PT: 2NO + O2 ® 2NO2
 2x x 2x (mol) (x>0) 
=> Độ giảm số mol hỗn hợp khí là số mol của khí oxi phản ứng:
 =>oxi dư, NO hết
=> => 
Ta có PTPƯ khi cho Al và dung dịch hai axit là:
 Al + 4H+ + NO3- ® Al3+ + NO­+2H2O
 0,06 0,06(mol)
 2Al + 6H+ ® 2Al3+ +3H2­ 
 0,06 0,09(mol)
=> mAl = 27.(0,06+0,06)=3,24(g)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2/
1,5
a) Gọi x, y lần lượt là số mol Fe(NO3)2, FeCO3 trong 38,6 g hỗn hợp đầu (x,y>0) => 180x + 116y = 38,6 (1*)
Ptpư: 
4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2 
 x x/2 2x x/4 (mol)
4FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2 
 y y/4 y/2 y (mol)
Sản phẩm có 3 khí: 
=> Û3x+y = 0,55 (2*)
Từ (1*) (2*) ta có: x=0,15; y= 0,1 (mol)
=> ; 
0,25
0,25
0,25
b) chất rắn là Fe2O3 : x/2 + y/2 =0,125 (mol)
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 
 0,125 0,25 (mol)
Fe + 2HBr ® FeBr2 + H2 
0,25 0,25 (mol)
2FeBr2 + 6 H2SO4 Fe2(SO4)3 + 2Br2 + 3SO2 + 6H2O
0,25 0,375 (mol)
=> V= 0,375. 22,4 = 8,4 (l)
0,25
0,25
0,25
Câu III
3,25
1/
0,5
a) Trong vỏ nguyên tử của nguyên tố R electron phân bố vào các phân lớp s theo thứ tự là: 1s2; 2s2; 3s2; 4s1 
=> Các cấu hình electron thỏa mãn là
1s22s22p63s23p64s1 => Z = 19 R là Kali
1s22s22p63s23p63d54s1 => Z = 24 R là Crom
1s22s22p63s23p63d104s1 => Z = 29 R là đồng
0,25
0,25
1,5
b) Vì oxit của Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng tạo ra khí SO2 do đó là đồng (I) oxit (Cu2O) 
Cu2O + 2H2SO4 2CuSO4 + SO2 + 2H2O
 0,025 0,025 (mol)
=> m=144.0,025=3,6 (g)
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O® 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 
 0,025 0,01 0,01 (mol)
Nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 là 0,005 (M)
Phương trình điện li của axit sunfuric: ([H2SO4]=0,005M)
 H2SO4 H+ + HSO4- 
 0,005 0,005 0,005(M)
 HSO4- H+ + SO42- 
 C :0,005 0,005 0 (M)
[ ]: 0,005 - x 0,005+x x (M) 
=> => 
=> [H+]=0,005+2,78.10-3=7,81.10-3(M) => pH=2,1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2/
1,25
Gọi M, M’ lần lượt là khối lượng mol nguyên tử của hai phi kim X và Y.
Theo bài ra ta có hệ PT
0,5
- Cộng (1) và (2) ta có: (a + b)(M +16n) + (a+b)(M +16m) = 72(a+b)
=> M+ 8n +8m = 36 (4)
- Lấy (1)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_co_dap_an.docx