50 Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề khí hậu Việt Nam

50 Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề khí hậu Việt Nam

Câu 1: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào nước ta vào thời kì:

A. Nửa cuối mùa hạ B. Nửa đầu mùa đông C. Đầu mùa hạ D. Nửa cuối mùa đông

Câu 2: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là:

A. Do có góc nhập xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

B. Do trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta giáp với Biển Đông rộng lớn

C. Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.

D. Do vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn .

Câu 3: Các loại gió thổi đến nước ta gió có hướng Đông Bắc là :

A. Gió Phơn, gió mùa Đông Bắc B. Gió Tín phong, gió mùa mùa đông

C. Gió Tín phong Nam bán cầu, gió Lào D. Gió mùa mùa hạ, gió Tín phong

Câu 4: Dải hội tụ nhiệt đới xuất hiện ở nước ta vào thời kì:

A. Mùa đông B. Mùa hạ C. Quanh năm D. Mùa khô

Câu 5: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là do gió:

A. Tín phong Đông Bắc B. Tín phong Đông Nam bán cầu Nam

C. Gió mùa Đông Nam D. Gió mùa Đông Bắc

Câu 6: Yếu tố nào sau đây thể hiện rõ sự thay

 

docx 4 trang phuongtran 7790
Bạn đang xem tài liệu "50 Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề khí hậu Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào nước ta vào thời kì:
A. Nửa cuối mùa hạ	B. Nửa đầu mùa đông	C. Đầu mùa hạ	D. Nửa cuối mùa đông
Câu 2: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là:
A. Do có góc nhập xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
B. Do trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta giáp với Biển Đông rộng lớn
C. Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
D. Do vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn .
Câu 3: Các loại gió thổi đến nước ta gió có hướng Đông Bắc là :
A. Gió Phơn, gió mùa Đông Bắc	B. Gió Tín phong, gió mùa mùa đông
C. Gió Tín phong Nam bán cầu, gió Lào	D. Gió mùa mùa hạ, gió Tín phong
Câu 4: Dải hội tụ nhiệt đới xuất hiện ở nước ta vào thời kì:
Mùa đông	B. Mùa hạ	C. Quanh năm	D. Mùa khô
Câu 5: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là do gió:
A. Tín phong Đông Bắc	B. Tín phong Đông Nam bán cầu Nam
C. Gió mùa Đông Nam	D. Gió mùa Đông Bắc
Câu 6: Yếu tố nào sau đây thể hiện rõ sự thay đổi theo chiều Bắc- Nam:
A. Độ ẩm tăng dần từ Bắc vào Nam
B. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam
Câu 7: Khối không khí ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là:
A. TBg	B. NPc đất	C. NPc biển	D. Tm
Câu 8: Thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta là:
A. Tháng VI đến tháng XII	B. Tháng V đến tháng X
C. Tháng XI đến tháng IV	D. Tháng V đến tháng XI
Câu 9: Thời gian Gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta là từ:
A. Tháng V đến tháng X	B. Tháng IV đến tháng XI
C. Tháng XI đến tháng IV	D. Tháng VI đến tháng XII
Câu 10: Ở miền Nam, trong năm có hai mùa rõ rệt:
A. Mùa Xuân và mùa Thu	B. Mùa mưa và mùa khô
C. Mùa Đông và mùa Hạ	D. Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều
Câu 11: Trong năm, vùng đồng bằng Bắc bộ có hai hướng gió chính là:
A. Đông Bắc và Tây Nam	B. Chính Bắc và chính Nam
C. Tây Nam và Đông Nam	D. Đông Bắc và Đông Nam
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc là:
A. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới
B. Gió Tín phong bán cầu Bắc và frông
C. Gió mùa Đông Nam và dải hội tụ nhiệt đới
D. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương và gió mùa Đông Nam
Câu 13: Ở nước ta , lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500-4000mm, là những khu vực:
A. Sườn núi đón gió biển và các khối núi cao	B. Đón gió mùa Đông Bắc và gió Tín Phong
C. Đón gió mùa Tây Nam và gió Phơn	D. Sườn núi khuất gió và đồi núi thấp
Câu 14: Càng vào Nam góc nhập xạ càng lớn, ảnh hưởng của gió mùa mùa đông càng giảm nên:
A. Bức xạ mặt trời giảm dần từ bắc vào Nam
B. Miền Bắc có biên độ nhiệt năm nhỏ, miền Nam có biên độ nhiệt năm lớn
C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam
Câu 15: Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào miền Bắc nước ta làm cho thời tiết có tính chất:
A. Lạnh- ẩm	B. Lạnh- khô
C. Mưa phùn , độ ẩm không khí cao	D. Phơn khô nóng
Câu 16: Mưa do frông gây ra ở nước ta thường xuất hiện ở:
A. Bắc Bộ	B. Nam Bộ	C. Tây nguyên	D. Đông Nam Bộ
Câu 17: Trong mùa hạ, hướng gió Đông Nam thịnh hành ở:
A. Nam Bộ	B. Ven biển Trung Trung Bộ
C. Bắc Bộ	D. Tây Nguyên
Câu 18: Gió Tín phong ảnh hưởng đến nước ta rõ rệt nhất là vào các thời kì:
A. Giữa mùa Đông	B. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió chính
C. Mùa mưa và mùa khô	D. Giữa mùa Hạ
Câu 19: Trong năm, ngoài Gió Mùa thì nước ta còn chịu ảnh hưởng của loại gió nào?
A. Gió mùa Đông Bắc	B. Gió Tín Phong	C. Gió mùa Tây Nam	D. Gió Phơn Tây Nam
Câu 20: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ:
A. Tháng V đến tháng VIII	B. Tháng V đến tháng VII
C. Tháng XI đến tháng IV	D. Tháng VI đến tháng X
Câu 21: “ Miền Bắc phân chia thành mùa nóng- mùa lạnh, miền Nam phân chia thành mùa mưa- mùa khô rõ rệt, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung có sự đối lập giữa hai mùa mưa khô” . Đặc điểm khí hậu trên là do:
A. Nước ta nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
B. Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến lại tiếp giáp biển Đông
C. Địa hình nước ta có cấu trúc khá đa dạng và phức tạp
D. Hoạt động của gió mùa kết hợp với địa hình
Câu 22: Từ giữa và cuối mùa hạ nguồn gốc của gió thổi đến nước ta là:
A. Khối khí chí tuyến vịnh Bengam
B. Tín phong bán cầu Bắc
C. Khối không khí xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
D. Gió Phơn Tây Nam
Câu 23: Nước ta thuộc kiểu khí hậu:
A. Nhiệt đới	B. Nhiệt đới ẩm	C. Nhiệt đới gió mùa	D. Nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 24: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở:
A. Trong năm, Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh
B. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời
C. Tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao.
D. Biên độ nhiệt năm cao, số giờ nắng nhiều
Câu 25: Vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió Phơn Tây Nam là:
A. Tây Nguyên	B. Nam Bộ
C. Đồng bằng Bắc Bộ	D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ
Câu 26: Miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh, ẩm vào nửa sau của mùa đông là do:
A. Xuất phát từ khối khí áp cao nên độ ẩm lớn
B. Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển vào nước ta
C. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn
D. Cuối mùa đông miền Bắc có mưa phùn, độ ẩm không khí bão hòa.
Câu 27: Mưa nhiều tập trung vào thu đông là đặc điểm khí hậu của:
A. Tây nguyên	B. Nam Bộ	C. Duyên Hải Trung Bộ	D. Đồng bằng Bắc Bộ
Câu 28: Trong năm phân theo chế độ nhiệt chia thành hai mùa : nóng- lạnh rõ rệt là ở:
A. Miền Bắc	B. Miền Nam	C. Miền núi	D. Cả nước
Câu 29: Ở nước ta, Frông thường xuất hiện vào mùa:
A. Mùa đông	B. Mùa xuân	C. Mùa hè	D. Mùa thu
Câu 30: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi:
A. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn, số giờ nắng nhiều
B. Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á
C. Nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, giáp Biển Đông rộng lớn
D. Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
Câu 31: Từ tháng V đến tháng X, hướng gió thịnh hành ở Nam Bộ là:
A. Tây Nam	B. Đông Bắc	C. Đông Nam	D. Tây Bắc
Câu 32: Nơi có mùa đông lạnh kéo dài và sâu sắc nhất ở nước ta là:
A. Đồng bằng Bắc Bộ	B. Miền Bắc	C. Đông Bắc	D. Bắc Trung Bộ
Câu 33: Kiểu thời tiết do gió Phơn Tây Nam gây ra là:
A. Nóng, ẩm	B. Nóng, khô	C. Lạnh, khô	D. Lạnh, ẩm
Câu 34: Hiện tượng thời tiết đặc sắc diễn ra vào cuối mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ là:
A. Mưa Ngâu	B. Mưa phùn	C. Phơn	D. Hanh khô
Câu 35: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta dao động trong khoảng:
A. 500- 1000mm	B. 3500- 4000mm	C. 1000- 1500mm	D. 1500- 2000mm
Câu 36: Từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam, gió đông bắc hoạt động ở đây thực chất là do:
A. Gió Tín phong bán cầu Bắc	B. Gió Tín phong bán cầu Nam
C. Gió mùa mùa hạ	D. Gió mùa mùa đông
Câu 37: Hướng gió chính của gió mùa mùa đông thổi đến lãnh thổ nước ta là:
A. Tây Nam	B. Đông Nam	C. Đông Bắc	D. Tây Bắc
Câu 38: Khối khí mang theo nhiều hơi ẩm , gây mưa vào đầu mùa hạ cho khu vực phía Nam nước ta là:
A. TBg	B. Em	C. NPc	D. Tm
Câu 39: Nguyên nhân khu vực Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn là:
A. Địa hình núi cao, hướng núi Tây Bắc- Đông Nam, giáp Trung Quốc
B. Nhiệt độ có sự thay đổi theo độ cao địa hình
C. Nhờ bức chắn là dãy Hoàng Liên Sơn nên gió mùa Đông Bắc bị ngăn chặn lại khu vực
D. Đồi núi thấp, cấu trúc cánh cung, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc
Câu 40: Câu nào sau đây đúng khi chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân hóa phức tạp của lượng mưa ?
A. Các dãy núi hình cánh cung ở Đông Bắc làm cho gió mùa mùa đông dễ dàng xâm nhập vào Tây Bắc gây mưa lớn
B. Các dãy núi đâm ngang ra biển gây mưa ở sườn Bắc vào mùa đông, khô hạn ở sườn Nam vào mùa hạ
C. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa mùa đông gây khô hạn cho vùng núi Đông Bắc vào mùa khô
D. Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hướng cả hai mùa gió nên có lượng mưa ít
Câu 41: Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết miền Bắc có tính chất lạnh khô vì:
A. Xuất phát từ khối không khí ôn đới lục địa, thổi qua lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn
B. Xuất phát từ áp cao cận nhiệt đới bán cầu Bắc, thổi qua lãnh thổ Liên Bang Nga rộng lớn
C. Gió bị biến tính khi di chuyển qua biển
D. Càng di chuyển xuống phía Nam nhiệt độ càng tăng
Câu 42: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi nhiệt độ của nước ta theo chiều Bắc- Nam:
A. Càng vào phía Nam biên độ nhiệt năm càng giảm
B. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam
C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam
Câu 43: Nguyên nhân gây mưa dai dẳng kéo dài cho đồng bằng Bắc Bộ vào tháng VIII là do:
A. Frông lạnh	B. Gió lạnh đầu mùa	C. Mưa Ngâu	D. Dải hội tụ nhiệt đới
Câu 44: Nhìn chung, tính chất của gió mùa mùa hạ ở nước ta là:
A. Lạnh ẩm	B. Lạnh khô ít mưa	C. Nóng ẩm mưa nhiều	D. Nóng, khô hạn
Câu 45: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn ở vùng ven biển miền Trung vào các tháng cuối năm là:
A. Bức chắn của dãy Bạch Mã đối với hướng gió mùa mùa đông
B. Bức chắn của sườn Đông Trường Sơn với các khối khí thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào
C. Sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông
D. Gió mùa Tây Nam vuông góc với hướng địa hình dãy Trường Sơn
Câu 46: Địa điểm nào sau đây trên lãnh thổ nước ta có khoảng cách hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh dài nhất:
A. Đà Nẵng	B. Phú Quốc	C. Hà Nội	D. Hà Giang
Câu 47: Hướng gió chính của gió mùa mùa hạ thổi đến lãnh thổ nước ta là:
A. Đông Bắc	B. Tây Bắc	C. Tây Nam	D. Nam
Câu 48: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau ở nước ta, loại gió chiếm ưu thế từ dãy Bạch Mã trở vào phía Nam là:
A. Gió Tín phong bán cầu Bắc	B. Gió mùa Đông Bắc
C. Gió mùa Tây Nam	D. Gió Tín phong bán cầu Nam
Câu 49: Gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì mùa đông là :
A. Gió mùa Tây Nam	B. Gió Tín bán cầu Bắc
C. Gió Tín phong bán cầu Nam	D. Gió mùa đông bắc
Câu 50: Có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô là hai vùng:
A. Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam
B. Miền Bắc với miền Nam
C. Đông Bắc với Tây Bắc
D. Tây Nguyên với đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docx50_cau_hoi_trac_nghiem_chu_de_khi_hau_viet_nam.docx