Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

MB:

 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh” – nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết như thế. Cũng là cảm hứng về sự bất diệt, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành trở thành một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của đất và người Tây Nguyên trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Nếu trong thời kì kháng Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thì “Rừng xà nu” chính là “Hịch” thời chống Mĩ vẽ nên con đường mà nhân dân Tây Nguyên phải đi trong chiến tranh Cách mạng. Viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tác phẩm của ông đã đề cập tới những vấn đề có tính trọng đại đối với cả dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân. Cảm hứng chủ đạo trong các trang viết của Nguyên Ngọc là cảm hứng về quê hương, đất nước và những con người Việt Nam anh hùng. Trong tác phẩm này, rừng xà nu là hình tượng tiêu biểu, là phông nền cho sự xuất hiện của con người Tây Nguyên, mang âm hưởng sử thi hùng tráng cho thiên truyện. Ở đoạn văn mở đầu và đoạn văn khép lại “Rừng xà nu”, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, đồi xà nu trở đi trở lại, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

 

docx 5 trang hoaivy21 9812
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác phẩm Rừng xà nu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỪNG XÀ NU
MB:
 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh” – nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết như thế. Cũng là cảm hứng về sự bất diệt, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành trở thành một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của đất và người Tây Nguyên trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Nếu trong thời kì kháng Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thì “Rừng xà nu” chính là “Hịch” thời chống Mĩ vẽ nên con đường mà nhân dân Tây Nguyên phải đi trong chiến tranh Cách mạng. Viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tác phẩm của ông đã đề cập tới những vấn đề có tính trọng đại đối với cả dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân. Cảm hứng chủ đạo trong các trang viết của Nguyên Ngọc là cảm hứng về quê hương, đất nước và những con người Việt Nam anh hùng. Trong tác phẩm này, rừng xà nu là hình tượng tiêu biểu, là phông nền cho sự xuất hiện của con người Tây Nguyên, mang âm hưởng sử thi hùng tráng cho thiên truyện. Ở đoạn văn mở đầu và đoạn văn khép lại “Rừng xà nu”, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, đồi xà nu trở đi trở lại, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tác phẩm ra đời năm 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng ở miền Trung Trung Bộ. Đây là thời điểm diễn ra “cuộc đổ quân đầu tiên của đế quốc Mỹ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Cục bộ ở miền Nam”. Rừng xa nu được viết trong “những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ” (Nguyên Ngọc)
“Rừng xà nu” là câu chuyện về những người con kiên trung của một bản làng Tây Nguyên, vượt lên sự tàn bạo của kẻ thù, vùng dậy quật khởi, một lòng đi theo Cách mạng. Người đi trước ngã xuống, người đi sau nối tiếp đứng dậy cầm vũ khí chiến đấu. Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau đánh giặc cứu nước. Trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man, rừng xà nu được tác giả nhắc đến như một dụng ý nhất định, tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.
Nếu như Hoàng Cầm nhớ tha thiết đất Kinh Bắc với lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong. Nếu như Nguyễn Đình Thi mơ màng về Hà Nội với “gió thổi mùa thu hương cốm mới” thì làng Xô Man lại kiêu hãnh và gan góc với “ngọn đồi xà nu canh con nước lớn” trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành.
Ở trang văn đầu, Nguyễn Trung Thành đã mở ra một “thế giới Tây Nguyên” đẹp trong đau thương mất mát, lung linh như một huyền thoại trong câu chuyện của những người già làng kể cho đồng bào nghe bên bếp lửa bập bùng giữa nhà rông. Tác giả đã dụng công miêu tả hình tượng cây xà nu, rừng xà nu dưới tầm đại bác. Rừng xà nu là một hình tượng nghệ thuật đẹp, một bức tranh thiên nhiên đậm đà hương vị Tây Nguyên, tạo nên không khí sử thi cho câu chuyện. Rừng xà nu trước hết là một bức tranh thiên nhiên, đặc trưng cho thiên nhiên Tây Nguyên nên nó gợi ra cái vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Cánh rừng xà nu được miêu tả trong đoạn văn là một cánh rừng “nằm trong tầm đại bác của giặc, ngày nào cũng bị bắn hai lần”. Nguyễn Trung Thành quan niệm: “Câu đầu trong đoản thiên làm một thứ âm chuẩn nó giúp cho toàn bộ tác phẩm”. Ở đây nhà văn cũng đã làm nên một thứ âm chuẩn ấy, hứa hẹn vẻ một khúc bi tráng trong chiến tranh. Nhà văn đã xây dựng lên sức sống, tư thế đối mặt với cái chết, sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt.
 Trước hết, rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên. Xà nu, loại cây họ thông, dấu ấn tuyệt vời của miền núi cao điệp trùng san giả. Những cây xà nu hợp thành những cánh rừng xà nu, những ngọn đồi xà nu xanh bất tận: “trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc, dường như Nguyễn Trung Thành đang dẫn người đọc vào những cánh rừng, tận hưởng sự mát lành, bạt ngàn và bất tận của những cánh rừng ngày đêm chở che cho buôn làng, cưu mang đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh và trong cuộc sống bình thường.
 Tuy nhiên, ở đoạn văn này, ấn tượng sâu sắc nhất về rừng xà nu chính là thương tích. Rừng xà nu “ở trong tầm đại bác của đồn giặc”, vị trí đắc địa ấy biến rừng xà nu trở thành đối tượng của sự hủy diệt. Rừng xà nu hiện lên trước mắt người đọc với thương tích đầy mình sau những lần dang ra hứng chịu mưa bom bão đạn: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương”. Hình hài vết thương mà cây xà nu gánh chịu cũng thật đa dạng và nhói lòng: “Có cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình”, có cây “bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi”, Vết thương trên cây xà nu cũng hệt như vết thương trên cơ thể con người, nó “không lành được, cứ loét mãi ra”, “dần dầm bầm lại, đen và đặc quyện”, nhựa xà nu là “từng cục máu lớn”, cây đau đớn quá thì “năm mười hôm thì cây chết”. Thật xót xa! Nguyễn Trung Thành miêu tả cây xà nu như miêu tả một con người sống giữa núi rừng Tây Nguyên, mang trong mình truyền thống yêu nước của buôn làng dũng mãnh đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Nhưng con người ấy cũng có phút giây ngã gục bởi bom đạn đại bác. Rừng xà nu hiện lên đau thương như nỗi đau của con người trong chiến tranh Cách mạng. Đó là cái chết của anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, cái chết uất nghẹn của bà Nhan bị giặc chặt đầu cột tóc treo đầu súng, sự hi sinh của anh Quyết, của mẹ con Mai và vô vàn những con người khác trong cánh rừng này. Nguyễn Trung Thành đâu né tránh thực tại khổ đau?
Đặt đoạn văn trong toàn tác phẩm, ta nhận thấy Rừng xà nu có kết cấu hay nói đún hơn là một lối vào đề rất mới lạ. “Làng ở tần đại bác của đồn giặc”, chúng nó bắt đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẫm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Nếu như giới thiệu theo lối cổ điển, Nguyễn Trung Thành sẽ giới thiệu tên làng, nguồn gốc rồi mới nói đến vấn đề ông muốn nói. Nhưng không, vào đề ông nói ngay đến vị trí nguy hiểm trong “Tầm đại bác của địch” của làng Xô Man, mà không hề nhăc đến địa danh của làng. Trong cách kể của nhà văn, dường như chúng ta đều biết cái làng đó rồi, như người đi xa lâu ngày không gặp chỉ náo nức muốn biết tình trạng sức khỏe của người thân giờ này rasao. Và làng Xô Man trong tiềm thức mỗi chúng ta, dù có thể chưa một lần đặt chân đến vẫn thấy có chút gì đó thân quen gần gũi. Trong chiến tranh, đâu chỉ có làng Xô - man mới nằm trong tầm đại bác của đồn giặc. Tất cả làng, trên khắp đất nước Việt Nam này đều chịu chung nỗi đau thương đó. Ta cũng thấy lòng có chút gì đó đồng điệu. 
Từ âm hình chủ đạo của rừng xà nu qua câu thơ mở đầu, ta tưởng như cái cảm hứng bi tráng ấy được nén, tích tụ trong câu văn cầm trịch, sẽ được thi triển trong những câu còn lại của thiên truyện ngắn mà trước hết là những câu văn ngào ngạt, nồng nàn, rực rỡ như tấm ngực rừng xà nu vĩ đại chói chang dưới cái nắng gắt rực rỡ. Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút của Nguyễn Trung Thành đã trở thành một thành lũy vững vàng, bảo vệ cuộc sống cho buôn làng. Mảnh đất đã chịu nhiều đau thương, chết chóc. Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng, nhưng làng Xô-man vẫn bình yên và “Hầu hết đạn đại bác ba lần vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi lại, vì bảo vệ cho dân làng nên cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất mát. Nó là đối tượng bị tàn phá và hủy diệt. Nó đau đớn bởi: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” nhưng nó hào hùng ngay cả trong đau đớn.
“Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Ở chỗ khác nhà văn miêu tả kỹ hơn, “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực ngưỡi đã bị đạn đại bác chặt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết”. Bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ tượng trưng, bút pháp sử thi, lãng mạn tác giả đã nói lên được nỗi đau thương, mất mát của dân làng Xô-man và tố cáo tội ác của lẻ thù. Viết về nỗi đau của cây mà cứ ngỡ nỗi đau của con người, một nỗi cây ngã xuống ta cứ ngỡ như một người Xô-man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù.
Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên với những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng vẻ kiêu hùng, bất khuất để rồi “đổ ào ào như một trận bão”. Đến khi chết đi vẫn mang một sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt mang cái tinh thần bi tráng. Phải chăng đó cũng là ẩn dụ cho hình ảnh của biết bao con người Việt Nam đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ dại. Là dáng ngã của anh lính trên đường băng Tân Sơn Nhất để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.
Ở đây Nguyễn Trung Thành đã tái hiện hình tượng rừng xà nu trong đau thương vẫn đẹp bởi những đường nét, màu sắc, hình khối, trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng. Phải nhận rằng trong nền văn xuôi của chúng ta, khó có thể tìm đâu được những câu văn tả cảnh xuất thần đến thế. Tưởng như nhà văn đã di chuyển tất cả các giác quan, đón nhận cảm giác mới để bắt trọng từng khoảnh khắc của thiên nhiên trạm trổ nên bức phù điêu tuyệt mĩ. Nhà văn đã rất dày công kĩ càng để cảnh vật được nổi bật hẳn lên dưới ngòi bút biết tạo hình khối và đường nét, biết tạo ra cái hương thơm ngào ngạt, long lanh của nắng hè gay gắt, rồi dần dần đen bầm lại, quyện thành từng cục máu lớn”. Chỉ với một câu văn mà nhà văn đã tái hiện lên trước mắt cảnh cả một khu rừng xà nu sau mỗi lần “chúng nó bắn”. Nhưng vẻ đẹp và sự gợi cảm của mỗi câu văn không chỉ nói lên một hiện
tượng tàn khốc mnag tính tàn phá và hủy diệt như thế. “Một tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là sự thôi thúc mạnh mẽ, sẽ mang tính chủ quan của thời đại” (M.Gorki), “Nếu nó không phải và niềm vui nỗi đau khổ, là nụ cười của cây xà nu không chỉ là sự phản ánh tội ác của giặc, không chỉ là sự mất mát hoàn toàn. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả những cây xà nu không chỉ là những loại cây thông thường mà dưới góc độ khác, góc độ của người Tây Nguyên gan góc đó là sự khát quát cao độ của hình tượng cây xà nu đông đảo, toàn diện. Loài cấy ấy cũng như con người: “Bị thương và chết đi “Nhựa của nó chảy ra, dần dần đen lại, đen và quyện thành từng cục máu lớn”. Đây không phải là phép so sánh giản đơn mà dường như trong tiềm thức của người nghệ sĩ, cây xà nu gần gũi thân yêu thực sự chứ không phải là vật vô tri, vô giác, ông tin đó là một sinh thể, là một con người. Lẽ dĩ nhiên trong văn chương có những điều bất khả lý giải, chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác, đôi khi rất khó tin, thậm chí không có “Sự trùng khít giữa cái miêu tả và cái được miêu tả” nhưng cái tài của Nguyễn Trung Thành chính là ông đã tạo được ảo tưởng giống hệt như thiệt” cúa sự vật được phản ánh. Ông đã truyền rung cảm từ con tim chủ quan sang mỗi chúng ta là người tiếp nhận, khiến chúng ta không chỉ yêu mà còn tin vào sức sống cũng như vẻ đẹp rất người tiềm ẩn trong mỗi cây xà nu tưởng như hết sức thân thuộc bình dị.
Betong Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống” mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Nguyễn Trung Thành đã dựng lên hình ảnh của cây xà nu có sức sống bất diệt, mãnh liệt tượng trưng cho sức sống và phẩm chất người dân làng Xô-man nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc,
sức sống hoang dại, mãnh liệt của “Rừng xà nu”. “Trong rừng có ít loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”, sức sống mãnh liệt của cây xà nu chính là vậy, nằm trong sự nối tiếp “cạnh một cây xà nu mới gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Đau thương nối đau thương sự sống nối tiếp mưa bom, bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Sức sống ấy giống như sức sống ngàn năm vững
chãi của dân tộc ta, nơi mà:
“Lớp cha lớp trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
Sức sống của cây xà nu vươn lên mạnh mẽ hay chính là sức sống, mãnh lực tiềm tàng của những con người nơi đây. Người dân nơi đây cũng “dũng mãnh như cây xà nu đất ta”, với “hình nhọn mũi tên đâm thẳng lên bầu trời”. Sức mạnh của ngòi bút Nguyễn Trung Thành chính là ở chỗ ông nắm bắt nhuần nhuyễn đặc biệt là những điểm nhìn tài hoa và đầy tinh tế. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người Tây Nguyên khiến ta thấy thấp thoáng ẩn hiện sau mỗi cây rừng xà nu là sự gai góc, sức sống mạnh mẽ và nụ cười cởi mở của dân làng Xô-man. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau đứng lên, tiếp tục chiến đấu: “Một cây ngã cả rừng mọc lại - Người mỗi người đã mấy vạn mùa xuân”. Bức tranh rừng xà nu chính là sự nối tiếp mãi mãi xanh tươi theo thời gian giữa bao bom đạn của kẻ thù.
Vẻ đẹp nữa của rừng xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do. Sự sống của nó là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó, Nguyễn Trung Thành lại thêm lần nữa khiến người đọc phải rung động trước những câu văn đầy ánh sáng và hương thơm. Cây xà nu rất ham sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn, thẳng tắp. Vô số hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ vàng”. Như mang biểu tượng cho khát vọng tự do những con người Xô-man yêu tự do”. “Những con người sẵn sàng cầm giáo, cầm gươm quyết tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy”. Cả cánh rừng xà nu như được gia tăng sức sống, phô ra tất cả những vẻ đẹp của tầm vóc,của sắc màu và hương thơm Thật là một loài cây kì diệu!
Đọc “Rừng xà nu” tưởng như tác giả không hề dè sẻn chất vàng son của ngôn từ để quyết làm cho bức tranh thiên nhiên phải trở nên đẹp đẽ tựa như tấm thảm nhung khổng lồ dựng lên giữa trời. Và khi khép trang sách lại, trong trí nhớ mỗi chúng ta hẳn vẫn chưa thể hết lung linh vóc dáng xà nu đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm nồng, chúng cứ ngời ngợi xanh tươi dưới ánh sáng hè nóng gắt, trong suốt và quý giá tựa vàng. Phải chăng cũng cây xà nu già cỗi một đời, những cây xà nu xanh non mởn mởn sức sống đang căng mình đón ánh mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ nhất khơi gợi lí tưởng, khát vọng, niềm tin và thái độ về tương lai, một tinh thần cách mạng vững bền.
Và ở “Rừng xà nu” còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bão của kè thù. “Có những cây xà nu lá cành xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng làng như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế 3 năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho dân làng”. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng đến hình của cụ Mết, của Tnus. Cánh rừng xà nu ấy làm ta nhớ về những cánh rừng Việt Bắc những cánh rừng đã trở thành áo giáp chống lại quân thù mà Tố Hữu đã từng say sưa ca ngợi:
“Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. 
Và cứ thế “hai ba năm nay rừng xà nu ướn tấm ngực lớn, che chở cho làng”. Đọc từ đầu tác phẩm cho đến những dòng văn này, chúng ta cảm nhận thấy rất rõ ràng rừng xà nu không chỉ là một loài cây vô tri vô giác mà đã trở thành một sinh thể sống động, gợi nhiều liên tưởng và suy ngẫm lắng sâu. Thật là quật cường như cũng thật diệu kì. Có lẽ bản thân những câu văn trên cũng nói lên sức sống cùng bản chất ham sống mãnh liệt tuyệt vời của cây xà u. Nhà văn không miêu tả phiến diện đến nỗi khó tin là tất cả các loại cây dưới tầm đại bác của giặc đều còn sống và trỗi lên với một sức mạnh kì diệu. Tấm ngực lớn của nó không chỉ thể hiện sức mạnh cộng đồng như cả dân làng Xô-man mà còn thể hiện chút chân thực đến say lòng người cùng niềm tin mãnh liệt về ánh sáng cách mạng.
Đoạn mở đầu đầy chất thơ không phải là khúc khai tấu đầy ngẫu hứng, được nhà văn dạo lên để mở đầu cho bản hùng ca về Tây Nguyên và những con người nơi đây. Cánh rừng xà nu bạt ngàn trải dài ấy chính là trái tim là thân thể máu thịt của dân làng Xô-man, nó tích chứa cả một sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất của con người nơi đây. Hình tượng cây xà nu được nhà văn tập trung dồn bút lực để miêu tả như một bức tranh sơn mài sống động, đầy hấp dẫn.
Hình tượng rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ để người đọc gợi về con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống mãnh liệt. Thành công lớn ở đoạn văn chính là hình tượng cây xà nu đã diễn tả sâu sắc và tinh tế đúng như nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Nhật: “Độ nén của truyện không thể lướt qua, cưỡi ngựa xem hoa mà cần chậm rãi nghiền ngẫm từng chi tiết, hình ảnh, câu văn”. Lời văn ấy như mang môt sức hút lạ kì, một mãnh lực phi thường khiến bất cứ ai cũng không
thể rời mắt. Hình tượng rừng xà nu trở thành “thiên sử thi ngắn thời đánh mĩ”.
 Vậy mà, rừng xà nu vẫn mạnh mẽ, giàu sức sống. Trước sự hủy diệt bạo tàn, rừng xà nu vẫn sinh sôi. Cảm hứng về sự sống bất diệt được tác giả hướng tới ngợi ca. Sau đau thương, rừng xà nu vươn lên từ trong sự hủy diệt bạo tàn của quân thù: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, nhiều cây đã “vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”. Dường như xà nu mạnh mẽ khỏe khoắn đến độ không bom đạn nào tiêu diệt được, “hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Đặc tính “ham ánh sáng” cũng được nhà văn đề cập trong đoạn văn này: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”, đẹp vô ngần. Nếu cây xà nu này ngã xuống, cây xà nu khác mọc lên lớn nhanh che chở cho làng Xô Man thì con người Strá cũng vậy. Thế hệ trước ngã xuống, thế hệ sau đứng lên, truyền thống yêu nước cứ ngấm mãi trong máu. Ánh sáng tinh khôi mà xà nu vươn lên tiếp nhận cũng như ánh sáng Cách mạng, ánh sáng của tự do và bầu trời yên bình mà người làng Xô Man khao khát, ước mơ. Sức sống của rừng xà nu cũng là sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến một mất một còn.
 Mọi diễn biến trong truyện đều dựa trên phông nền xanh ngát của rừng xà nu. Đoạn kết truyện như khúc vĩ thanh vang vang trong lòng người. Đến lúc này, các hình tượng (con người và thiên nhiên) đã hiện lên với vẻ đẹp hoàn chỉnh, tuyệt vời. Hình ảnh cây xà nu và người anh hùng Cách mạng lung linh trên trang văn, giọng điệu nhẹ nhàng mà có sức ngân vang đến lạ.
 “Tnú lại ra đi”, chỉ một câu ngắn gọn, tác giả đã khắc đậm vẻ đẹp của nhân vật Tnú, một vẻ đẹp dứt khoát, mạnh mẽ, như bao cuộc ra đi khác trong đoạn đời mà người anh hùng Tnú đã trải qua. Tnú ra đi mang trong tim ba mối thù sôi sục: thù của bản thân (đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt), thù của gia đình (vợ con bị sát hại dã man) và thù của buôn làng (con người Xô Man và cánh rừng xà nu bị hủy diệt thương tâm) chính là động lực để Tnú tham gia lực lượng Quân giải phóng. Tnú ra đi, tìm “những thằng Dục” để trả thù. Tnú ra đi trong khi đôi bàn tay không còn lành lặn nữa, đôi bàn tay thương tích nhưng Tnú vẫn có thể cầm được súng, bóp chết kẻ thù. Phải chăng anh đã “Lấy nỗi đau vô hình làm sức mạnh vô biên”?
 Hình ảnh cụ Mết, Dít đưa Tnú ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn mang nhiều ý nghĩa. Cụ Mết vẫn là cây xà nu đại thụ, điểm tựa vững chắc của dân làng Xô Man thời chống Mĩ, người đã đặt niềm tin và sự kì vọng vào Tnú – đứa con của dân làng Xô Man, của dân tộc Strá. Dít – cô bé nhỏ nhắn là hiện thân cho sự tiếp nối Mai, một thế hệ trẻ Tây Nguyên trưởng thành nhanh chóng, quả cảm, gan góc, một cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cũng như bản làng, Dít cũng dành tình yêu thương và sự thán phục Tnú. 
 Việc miêu tả hình ảnh rừng xà nu ở cuối truyện có dụng ý nghệ thuật rõ nét. Hình tượng rừng xà nu lúc bấy giờ vẫn là hiện thân cho sự sinh sôi nhanh chóng, và dường như là thách thức, bất chấp súng đạn quân thù. Dẫu cho “trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to”, nhưng “vô số những cây con đang mọc lên”, có những cây mới nhú lên như cái mầm sống ra khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê vung lên, mũi lên căm hờn. Hình ảnh so sánh: “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê” cũng đầy ẩn ý. Tuổi trẻ Tây Nguyên lúc bấy giờ đã ý thức được: phải dùng vũ khí mới có thể đánh bại bạo lực phản Cách mạng, chứ không còn tay không chiến đấu với quân thù. Người đọc cứ nghe mãi một khúc vĩ thanh xa mờ và bất tận. “Rừng xà nu” khép lại bằng những câu văn độc đáo gợi liên tưởng đến cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến. Hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” gợi liên tưởng đến sự hồi sinh của cả một dân tộc máu lửa, “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”!
 Hai đoạn văn nằm hai hai vị trí, tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng cho tác phẩm. Cả hai đoạn văn đã khái quát một cách cụ thể vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, đồng thời tạo nên sự liên kết giữa Tnú và rừng xà nu, giữa đồng bào Xô Man với thiên nhiên núi đồi trập trùng bất tận. Người đọc nhận ra một rừng xà nu đau thương nhưng bất diệt, vươn dậy và mạnh mẽ trong bom đạn quân thù. Hình tượng Tnú hiện lên với đầy đủ những phẩm chất quý báu: gan góc, dũng cảm, cuộc đời bi tráng và ý chí quyết đoán của Tnú tiêu biểu cho con đường đến với Cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Với kết cấu này, ta thấy sự liên kết chặt chẽ, không rời rạc giữa đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm. Cây xà nu bị hủy diệt và tiếp tục sinh sôi bất tận là chi tiết được nhắc đi nhắc lại trong hai đoạn này, nhấn mạnh sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên và tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không còn cách nào khác là đứng lên “đồng khởi”, cầm vũ khí chống lại thế lực tàn ác. Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ được Nguyễn Trung Thành vận dụng miêu tả cây xà nu gợi liên tưởng về cuộc sống và con người Tây Nguyên. Lời văn giàu chất tạo hình. Bức tranh thiên nhiên đã đem lại màu sắc sử thi, chất Tây Nguyên riêng biệt cho thiên truyện.
 Rừng xà nu dang cành lá bảo vệ, che chở cho dân làng. Tnú và cộng đồng dân tộc làng Xô Man ra đi chiến đấu để giữ gìn cho màu xanh bất tận. Mối quan hệ tương hỗ, có trước có sau, nhân nghĩa ân tình được thể hiện đậm nét trong hai đoạn văn. “Rừng xà nu” tái hiện một giai đoạn đen tối mà Cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt, đồng thời vực dậy sức mạnh của con người. Qủa thật, phải vùng lên chiến đấu mới có thể dẹp tan những thế lực bạo tàn, để duy trì sự sống cho đất nước và nhân dân trường tồn mãi mãi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_tac_pham_rung_xa_nu.docx