Phân tích khổ 3 của tác phẩm "Tây Tiến"
Hình tượng người lính bi tráng, hào hùng cùng tinh thần lạc quan, lãng mạn giữa những gian khổ, thiếu thốn:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
*dẫn dắt vào đoạn thơ 3:
Hình tượng người lính là hình tượng nổi bật của thơ ca, của văn học trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Viết về anh bộ đội cụ Hồ, các tác giả đều có chung một cảm xúc yêu mến tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những vẻ đẹp chung, hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến còn có nét đẹp riêng. Nhớ về giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, có hai hình tượng người lính được phản ánh trong thơ ca. có hình tượng người lính mang vẻ đẹp chân thực mộc mạc qua cảm hứng và bút pháp hiện thực như “Đồng Chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên, lại có người lính mang vẻ đẹp lãng mạn như hình tượng người lính trong “Tây Tiến” của nhà thơ “Quang Dũng” .
Khi dựng lên tượng đài người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn đem đến vẻ đẹp này một tinh thần bi tráng. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua dáng vẻ, tinh thần, lý tưởng và sự hi sinh cao cả.
- Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ bi tráng:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Hình tượng người lính bi tráng, hào hùng cùng tinh thần lạc quan, lãng mạn giữa những gian khổ, thiếu thốn: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” *dẫn dắt vào đoạn thơ 3: Hình tượng người lính là hình tượng nổi bật của thơ ca, của văn học trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Viết về anh bộ đội cụ Hồ, các tác giả đều có chung một cảm xúc yêu mến tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những vẻ đẹp chung, hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến còn có nét đẹp riêng. Nhớ về giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, có hai hình tượng người lính được phản ánh trong thơ ca. có hình tượng người lính mang vẻ đẹp chân thực mộc mạc qua cảm hứng và bút pháp hiện thực như “Đồng Chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên, lại có người lính mang vẻ đẹp lãng mạn như hình tượng người lính trong “Tây Tiến” của nhà thơ “Quang Dũng” . Khi dựng lên tượng đài người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn đem đến vẻ đẹp này một tinh thần bi tráng. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua dáng vẻ, tinh thần, lý tưởng và sự hi sinh cao cả. Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ bi tráng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Ngoaị hình: ốm yếu, tiền tụy “không mọc tóc” (đầu trọc), “quân xanh màu lá” (da dẻ xanh ngắt, tím tái). Hiện thực gian khổ: do những ngày tháng hành quân vất vả vì đói, vì khát, vì những trận sốt rét rừng ác tính đã làm rụng tóc không mọc lại được, ở nơi “rừng thiêng nước độc” làm cho da dẻ héo úa xanh sao, tím ngắt. Bên cạnh cái bi ta còn thấy cái hào hùng nhờ thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong toát lên vẻ “oai hùm”. Điều đó cho thấy người lính Tây Tiến vẫn rất lạc quan, yêu đời, coi thường gian khổ. *liên hệ: - Viết về người lính Quang Dũng không hề né tránh những gian khổ hy sinh chỉ có điều hiện thực không được miêu tả một cách trần trụi mà được thấu suốt qua tâm hồn có cảm hứng lãng mạn. Trên những những đường hành quân, vượt qua bao núi cao dốc thẩm, đoàn quân Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm động. Người chiên binh với quân trang màu xanh của rừng, với nước da xanh xao ù sốt rét. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh quái ác này. Nhiều tác giả khác cũng nói tới bệnh sốt rét rừng nguy hiểm từng hành hạ những người lính cách mạng gian khổ, từng gây nên cái chết thương tâm. Tuy nhiên điểm tạo nên dấu nhấn đặc biệt cho Quang Dũng khác với các tác giả khác đó là: các tác giả khác họ thường sử dụng bút pháp hiện thực để miêu tả còn về Quang Dũng người lính gian khổ ông sử dụng biện pháp lãng mạn. Bệnh sốt rét hiểm nghèo được gọi đúng tên của nó trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu viết: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” Hay những câu thơ của nhà thơ Thôi Hữu cũng rất xác thực: “Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật Đâu còn tươi nữa những ngày hoa” Bài thơ của Tố Hữu thì gương mặt của anh vệ quốc quân vẫn còn lưu lại dấu vết của bệnh sốt rét hiểm nghèo, chứng tích của căn bệnh quái ác vẫn còn in hằn trên đôi bờ má hồng hào của người lính trẻ: “Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ” -Và khi hình ảnh người lính hiện lên với căn bệnh này làm ta nhớ đến các hình ảnh của những người lính thời xưa đã trải qua như thế nào. Miêu tả chân dung người lính câu thơ làm ta nhớ đến những câu thơ tuyệt bút của Phạm Ngũ Lão khi miêu tả người chiến sĩ trong bài thơ Thuật Hoài: “Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu” Hay hình ảnh nghĩa quân Lam Sơn xung trận khí thế trong Bình Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi: “Sĩ tốt kén tay tì hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” Kể cả Trương Hán Siêu cũng nói đến hình ảnh rất mạnh mẽ của người lính thời xưa: “Tỳ hổ ba quân giáo gươm sáng chói” Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù thời đại nào cũng có những chiến sĩ tì hổ. Với niềm tự hào, Quang Dũng đã thấy cái thô, cái mộc để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ. Quang Dũng cũng rất chi tiết khi nói về căn bệnh hiểm nghèo căn bệnh làm nên sự gian khổ hi sinh của những chiến binh Tây Tiến khi còn đang ở tuổi thành niên nhưng được dựa trên cơ sở lãng mạn hóa hiện thực. Sự thực là do bệnh sốt rét nên người lính không mọc tóc trở lại được, có thể hiểu theo cách khác “không mọc tóc” là không cho mọc tóc để thuận tiện trong đánh giáp lá cà, nhưng qua cái nhìn lãng mạn thì mái đầu không tóc của anh “vệ trọc” đã gợi lên vẻ đẹp oanh phong lạ thường. Sự thực là do bệnh sốt rét lại thiếu ăn thiếu ngủ nên da dẻ người lính xanh xao nhưng qua cảm hứng lãng mạn thì màu xanh ấy lại hòa lẫn với lá cây trở nên một bộ giáp bên ngoài ngụy trang hết sức hoàn hảo nơi cánh rừng đại ngàn. Qua cái nhìn lãng mạn người lính hiện lên như mãnh hổ ngự trị chốn rừng thiêng đúng là người lính ốm mà không yếu, sức mạnh tinh thần của họ vẫn làm cho kẻ thù phải khiếp sợ Tâm hồn người lính cũng mang một vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới đếm mơ hà nội dáng kiều thơm + Hình ảnh “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng: “mắt trừng” là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ, thề sống chết với kẻ thù. Hoặc cũng là đôi mắt “gửi mộng qua biên giới”, mộng giết giặc, mộng lập công, mộng hòa bình. + “Mắt trừng” còn là đôi mắt có tình, đôi mắt mộng mơ thao thức nhớ về quê hương, nhớ về Hà Nội, và trong bóng Hà Nội là một “dáng kiều thơm. Với ý thơ này, ta thấy người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gương đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà còn rất hào hoa, lãng mạn. - Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội. mắt trừng hình ảnh gợi tả mét dữ dội, nét oai phong lẫm liệt. mộng qua biên giới đó là giấc mộng lập công, lập danh nêu cao trong truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến sống giữa rừng núi miền Tây Bắc gian khổ, cái chết ủa vây lửa đạn mịt mù nhưng giấc mơ hàng đêm vẫn hướng về Hà Nội. Quên sao được những hàng me, hàng sấu, những phố cũ trường xưa, quên sao được những tà áo trắng, những cô gái hà thành đã từng hò hẹn. Nỗi nhớ của người lính trong bài Tây Tiến mang nét riêng của những chàng trai trẻ Hà Nội ra đi cứu nước, khác hẳn với nỗi nhớ của người lính cùng thời. Có một thời người ta gán cho Tây Tiến những mộng “rớt” là những câu thơ như thế này. Thực ra câu thơ diễn tả vẻ dẹp của người lính. Nguyễn Đình Thi cũng đã diễn tả thành công vẻ đẹp này: ( Đất nước _ Nguyễn Đình Thi) “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” Nhớ người vợ mòn chân bên cối gạo ( Nhớ – Hồng Nguyên) Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính ( Đồng chí – Chính hữu) Tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc” với “Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ: “giếng nước, gốc đa, mái nhà tranh, ruộng nương” thì người chiến sĩ Tây Tiến nỗi nhớ gắn liền với cõi mộng và mơ, mộng lập chiến công để được sống trong hòa bình, mơ – sự lãng mạn trong tình yêu. Viết về mộng và mơ QD ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của người lính Tây Tiến. QD thể hiện người lính về tình cảm qua giấc mơ khiến cho nỗi nhớ cũng lãng mạn như chính tâm hồn của họ vậy. hình ảnh “dáng kiều thơm” đem đến cho người đọc nhiều thứ vị, đây là ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời chiến, nhưng dưới ngòi bút QD nó trở nên có hồn đặc tả vẻ hào hoa trẻ trung lãng mạn của người lính Tây Tiến. Nét riêng của người lính Tây Tiến – vẻ đẹp của những người lính trẻ là Vẻ hào hoa lãng mạn của những chàng trai Hà thành ra đi cứu nước trong những đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Lòng nóng bỏng căm thù trong những đêm dài hành quân “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” nhưng trong một góc nhỏ ở tâm hồn, người linh trẻ vẫn mơ về “ dáng kiều thơm” ở Hà thành. Nỗi nhớ chân thật, nhân bản, thể hiện vẻ đẹp của những tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Nỗi nhớ ấy không làm nhụt đi ý chí chiến đấu của người lính Tây Tiến mà càng nung nấu khát vọng chiến đấu giành độc lập tự do cho đất nước, nhân dân và những người thân yêu. *Dẫn vào ý thơ và liên hệ: Lính Tây Tiến phần lớn xuất thân từ học sinh, sinh viên, lại ra đi từ Hà Nội- con người thủ đô thanh lịch, tao nhã. Chính vì vậy mà trong cuộc sống kháng chiến gian khổ những con người ra đi từ trường xưa phố cũ trong tâm hồn họ vẫn mang nhiều nét “mộng và mơ”. Họ mộng chiến công truy kích giặc qua biên giới Việt – Lào, mắt trừng là để hướng về kẻ thù mài sắc tinh thần cảnh giác, quyết tâm chiến đấu. tâm hồn người lính không chỉ mang nhiều mộng mà còn chất chứa bao nhiêu mộng mơ của tuổi trẻ. Họ mơ về một đôi mắt huyền, một mái tóc thề, một tà áo trắng, một dáng kiều thơm. Họ mơ về Hà Nội “dáng kiều thơm” để tâm hồn về với người thương nơi Hà Thành hào hoa thanh lịch, chữ “thơm” trong câu thơ là đồng nghĩa với sắc hương trời. Những người nông dân mặc áo lính trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu , “Nhớ” của Hồng Nguyên, tâm hồn những người thanh niên trẻ thật chân thành mộc mạc như ca dao tục ngữ, họ có nhớ về kỷ niệm là nhớ về “giếng nước gốc đa”, gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, nhớ về người “bạn thân cày”, còn Tây Tiến người lính tuổi trẻ lại thắp sáng tâm hồn nhỏ của mình bằng những “mộng” và “mơ” Cách diễn đạt của tác giả có phần sách vở khi dùng hình ảnh dáng kiều thơm để nói về người phụ nữ đẹp đẽ dễ thương, điều này lại có tác dụng phản ánh những người lính vốn xuất thân là học sinh, sinh viên, nên cách nói “dáng kiều thơm” chứng tỏ tâm hồn họ đã thấm nhuần vẻ đẹp của những Áng Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Hoa Tiên là một thời họ được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. -Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn được thể hiện qua lý tưởng và sự hy sinh cao đẹp: Nếu như ở 4 câu trên người lính tây tiến hiện ra trong hình ảnh 1 đoàn binh với nhưng bước chân vang dội khí thế hào hùng, tâm hồn lãng mạn thì ở 4 câu sau bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc họa bằng những đường nét nổi bật về sự hi sinh của họ. Người lính lên đường chiến đấu vì lý tưởng trong tây tiến với tư thế coi cái chết nhẹ tựa lông hồng: “rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Lại thêm 1 lần nữa khi viết về người lính, về chiến tranh, QD không né tránh những hi sinh mất mát, cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ “rải rác” nơi rừng sâu hun hút tận biên giới. những nấm mồ nơi rừng sâu không người hương khói, ít người qua lại gợi lên sự bùi ngùi xót xa thương cảm|: “rải rác biên cương mồ viễn xứ” + Biên cương, viễn xứ gợi lên không gian xa xôi, nơi biên giới heo hút, quạnh hiu, hoang vắng. + câu thơ gợi lên những ý niệm về cái chết: nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của chiến tranh, đã có chiến tranh là phải có mất mát, phải có hy sinh. Quang Dũng miêu tả về cái chết chứu ko phải né tránh hiện thực, như Trần Lê Văn từng nhận xét: “Tây Tiến phảng phất nét buồn đau, nhưng buồn đau là không hề bi lụy.” là bởi vậy! Quang Dũng là một trong những nhà thơ đầu tiên của nền thơ ca kháng chiến nói rất cảm động về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ vô danh. Hơn 20 năm sau, những thi sĩ thời chống Mĩ mới viết được những vần thơ cảm động như thế: “Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất nước” (“Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm) Câu thơ dựng lên hình ảnh thực tế trong cuộc chiến. người chiến sĩ ra đi là đà xác định trước những gì mình sẽ trải qua: "Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đày Là gươm kề cổ,súng kề vai Là thân sống chỉ còn một nửa".(Trăng Trối – Tố Hữu) Chiến trường khốc liệt không thể mang lại cho người nằm xuống 1 nơi an nghỉ vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu. Ngã xuống họ sẽ là một trong những nấm “mồ viễn xứ” nơi biên cương, tiếp tục công việc đêm ngày canh gác từng tất đất thân thương VN. Không ai xác định được điều đó vậy mà họ đi vẫn cống hiến hết mình: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Quang dung đã kết hợp thật khéo léo các từ tiếng hán việt: “biên cương, viễn xứ, mồ” với khẩu ngữ chẳng tiếc đời xanh, trang trọng vô cùng mà ngang tàn vô cùng, cái tinh thần và sự hy sinh của đoàn quân. Bên trong mấy chữu chẳng tiếc đời xanh dường như phảng phất khí khái ngang tàn lãng mạn của người ra đi trong bài thơ “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm: “Chí nhớn chưa về bàn tay không, Thì không bao giờ nói trở lại!” Và cái tinh thần ấy cũng thật gần giũ với vẻ bất cần của người lính kháng chiến ra đi những làng quê nước mặn đồng chưa trong bài thơ “Đồng Chí”: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” QD đã diễn tả 1 cách tự nhiên hào khí cao cả của 1 lớp người, của 1 thời đáng ghi nhớ trong lịch sử dân tộc. Họ ra đi “chẳng tiếc đời xanh” bởi quảng đường tươi đẹp ấy họ đã hiến dâng cho 1 lý tưởng cao đẹp – chiến đấu vì tổ quốc. họ ra đi và ngã xuống thanh thản lẽ 1 chút vướng bận, họ xem cái chết tựa như lông hồng. + Tuy nhiên cứ mỗi khi chìm vào trong đau thương thì cảm xúc của QD được nâng lên đôi cánh lý tưởng của cảm hứng lãng mạn. Cái bi thương hình như được với đi bởi câu thwo xuất hiện nhiều tù hán việt mang sắc thái trang trọng cổ kính “biên cương mồ viễn xứ” đã biến cho những nấm mồ hoang sơ nơi rừng sâu biên giới thành những “mồ chí” tôn nghiêm vĩnh hằng. -Cái bi thương bị át đi bởi vẻ đẹp lý tưởng sáng ngời – “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”: “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” +”chiến trường” là nơi có bom đạn khốc liệt, nơi cái chết cận kề, dữ dội và gian nan có thể khiến cho người trẻ hi sinh bất kì lúc nào. “đời xanh” là tuổi trẻ, là cuộc sống non xanh mơn mởn, tràn dầy nhựa sống. + Phép tương phản: chiến trường – đời xanh. “Chiến trường” là đạn bom, chết chóc, hi sinh, gian khổ. “Đời xanh” là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tuổi trẻ, tuổi hoa niên. + Bốn từ “chẳng tiếc đời xanh ” vang lên khảng khái, vừa gợi vẻ bất cần đồng thời mang vẻ đẹp thời đại “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, cống hiến trọn đời vì độc lập tự do của đất nước của dân tộc. Bởi vì hơn ai hết người lính hiểu rằng: Không gì quan trọng bằng Tổ quốc, hai tiếng giản dị mà thiêng liêng đến vô cùng: (Chế Lan Viên) “Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi Tổ Quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông" Những tháng năm chiến tranh đã đi qua. Đoàn binh Tây Tiến những ai còn ai mất, những ai đã “lấy đá ven rừng chép chiến công”? “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?” – xưa nay, buổi chiến tranh, mấy ai đi chinh chiến còn trở về? + thế nhưng, họ đã ra đi mà chữ “chẳng tiếc” đặt giữa câu thơ nói lên thái độ thanh thản dứt khoát, hoàn toàn tự nguyện cho những con người quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Tuổi trẻ với bao mơ mộng, hi vọng nhiều là thế, đẹp là thế, đáng yêu là thế, mà sẵn sang hiến dâng cho tổ quốc, hỏi có sự hy sinh nào cao đẹp hơn thế? -sự hi sinh của người lính được bao phủ bởi ánh hào quang của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng: “áo bào thay chiếu anh về đất Sông mã gầm lên khúc độc hành” + Nếu bằng cái nhìn hiện thực trần trụi thì cái chết người lính gợi lên bao niềm thương cảm xót xa khi các anh về nơi an nghỉ cuối cùng với một mảnh chiếu che ngang thi thể cũng không có, nhưng vẫn có một cách hiểu khác về câu thơ “áo bào thay chiếu” ( là có chiếu mà không có áo bào” nhưng qua cái nhìn lãng mạn thì chiếc áo bạc màu vì mưa nắng, rách nát vì bom đạn, đã trở thành chiếc áo bào sang trọng + Nhà Thơ QD tâm sự rằng “Sự thật khi người lính ngã xuống không có được mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách của thơ xưa để an ủi những người đã nằm xuống". cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính. + người lính ra đi dẫu không có tiếng kèn đưa tiến của đám quân nhạc thì đã có khúc độc hành của dòng sông mã, với chữ “gầm”, sông mã đã “gầm lên khúc độc hành”, tác giả đã trao cho con sông khúc nhạc hồn tử sĩ đau thương vừa uất hận. dường như cả dất trời, cả quê hương nước Việt đang nghiêng mình tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng. Liên hệ : ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu) Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng Nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ + nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất” vừa làm vơi đi nỗi đau thương vừa vĩnh viễn hóa sự hy sinh cao đẹp. đối với người lính tây tiến chết chưa phải là hết, các anh về với đất mẹ hiền, tổ quốc đang giơ tay âu yếm đón người con thân yêu trở về sau khi hoàn thành nghĩa vụ lớn lao, các “anh về đất” là để hóa thân vào sông núi để vĩnh viễn với sông núi này để: “ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) + cái chết của người lính có gợi lên sự bi thương nhưng ko bi lụy trái lại vẫn mang vẻ hào hùng tráng lệ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: "Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến". Anh bộ đội kháng chiến làm gì có áo bào thậm chí buổi đầu kháng chiến của đủ quân phục, quần áo phong phanh, nhiều khi phải lấy dây rừng buộc tóm lại cho đỡ hở cho đỡ lạnh nên họ tự đùa mình là “vệ túm” vậy mà qua cái nhìn đầy thán phục của nhà thơ., tấm áo người lính mặc khi ngã xuống là tấm áo sang quý nhất “áo bào thay chiếu”. chi tiết này tạo nên màu sắc cổ điển, không khí trang trọng xung quanh cái chết của người chiến sĩ. Người lính tây tiến tự nguyên chấp nhận hy sinh, âm thầm lặng lẽ cho tổ quốc, họ cống hiến đời xanh 1 cách vì danh, họ anh hùng mà ko tự biết mình là anh hùng. Diễn tả sự hy sinh như thế, QD dùng chữ về đất như là sự thanh thản sự trở về cội nguồn, về với đất mẹ dịu hiền bao dung sau những ngày tháng hoàn thành nghĩa vụ thiên liêng. Hai chữ “về đất” làm giảm đi mày sắc đau thương, không khí lạnh lẽo của những nấm mồ viễn xứ mà tô đậm thêm vẻ đẹp của sự hi sinh.
Tài liệu đính kèm:
- phan_tich_kho_3_cua_tac_pham_tay_tien.docx