Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của GV:

- Máy chiếu, máy tính và các tư liệu tranh ảnh, flash, video.

- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính.

- Tranh vẽ hình SGK , Giấy A0 , bút dạ

- SGK, Sách giáo viên và tài liệu tham khảo.

- Phiếu giao bài, phiếu học tập và đáp án

 2. Chuẩn bị của HS:

- HS Sưu tầm các tranh ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học

- Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở nhà.

- Phiếu giao bài, phiếu học tập đã trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị.

- SmartPhone hoặc Ipad có nối mạng.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH 12
Thời lượng: 1 tiết (Tiết 10 - Bài 9)
Ngày soạn: 16/9/2021
Ngày dạy: Tuần 10
TÊN CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT TRUYỀN
Bài 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
 I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất Năng lực
MỤC TIÊU
STT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức Sinh học
- Mô tả được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.
(1)
- Trình bày được nội dung của quy luật phân ly độc lập.
(2)
- Suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.
(3)
Tìm hiểu thế giới sống
- Học viên xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì.
(1)
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
(2)
- Quy luật di truyền các đặc tính sinh học của sinh vật
(3)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
(1)
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
(2)
- Hình thành được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng.
(3)
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ 
và tự học
- Năng lực trình bày suy nghĩ,ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
(1)
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về giống và sự lai giống.
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả.
- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận.
(2)
Giải quyết vấn đề sáng tạo
- Đề xuất các phương pháp lai giống các giống vật nuôi, cây trồng mới tại địa phương, tạo giống lai giữa vật nuôi, cây trồng và các dạng giống hoang. 
(1)
Thể chất
- Kỹ năng thu thập phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình nhận thúc
(1)
CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
(1)
- Ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học, môi trường, hệ sinh thái bền vững..
(2)
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
(3)
Chăm chỉ
- Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của thầy cô hướng dẫn
(1)
Trung thực
- Từ những thành tựu khoa học xây xựng niềm tin, thế giới quan khoa học
(1)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của GV:
- Máy chiếu, máy tính và các tư liệu tranh ảnh, flash, video.
- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính.
- Tranh vẽ hình SGK , Giấy A0 , bút dạ 
- SGK, Sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập và đáp án
 2. Chuẩn bị của HS:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở nhà.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập đã trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị.
- SmartPhone hoặc Ipad có nối mạng. 	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
STT
Câu hỏi
Đánh giá nôi dung trình bày
1
Mô tả phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen?
2
Mô tả phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen?
3
Liệt kê vai trò, ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
3. Dạy học bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về 
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
GV cho HS chơi trò Phán đoán
Qua quá trình sinh sản đời con đã thừa hưởng nhiều đặc điểm giống với cha mẹ, tổ tiên, song bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều các đặc điểm sai khác với họ. Tại sao có hiện tượng đó?
- Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Mô tả được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.
	- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
	- Trình bày được nội dung của quy luật phân ly độc lập.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: Thí nghiệm lai 2 tính trạng :
1. Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK để tái hiện thí nghiệm Menđenvà hoàn thiện các yêu cầu sau trong thời gian 10 phút:
- Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai hai tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào?
- Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm đó đã phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử?
- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.
2. Mỗi nội dung, yêu cầu 1 học sinh trình bày sau đó cho cả lớp cùng trao đổi, bổ sung-> GV chỉnh sửa để học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
1. Giới thiệu đoạn phim về lai hai tính trạng và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II, kết hợp tái hiện kiến thức lớp 9 để trình bày tóm tắt cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
Hoạt động 3: ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen.
1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục III và hoàn thành những yêu cầu sau trong thời gian 5 phút:
- Thực hiện lệnh mục III SGK - Trình bày ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của các quy luật Menđen
2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài
HS đọc SGK để tái hiện lại thí nghiệm Menđen 
- Tóm tắt thí nghiệm của Menđen.
- Phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng riêng rẽ đều 3 :1. xác suất mỗi kiểu hình F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng ⮆ các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li hoàn toàn độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Trình bày các nội dung đã chuẩn bị, nhận xét bổ sung, ghi bài.
HS giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
- Theo dõi GV giới thiệu
- Quan sát đoạn phim kết hợp đọc SGK và trình bày cơ sở tế bào học.
HS thực hiện lệnh lệnh của phần III SGK và nêu ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen
- Đọc SGK
- Thực hiện lệnh mục III SGK
- ý nghĩa thực tiễn: Dự đoán trước được kết quả phân li ở đời sau
- ý nghĩa lý luận: Giải thích được tính đa dạng của sinh giới(xuất hiện biến dị tổ hợp⭢ con cháu có những sai khác với bố mẹ, tổ tiên).
- Trả lời từng nội dung tương ứng và nhận xét.
- Ghi bài
I/ Thí nghiệm lai hai tính trạng. ( 15’)
Pt/c VT x XN
F1: 100% VT
F1x F1
F2: 9VT:3VN:3XT:1XN
Phân tích kết quả TN:
V: X = 3: 1
T : N = 3:1
=> mỗi tính trạng di truyền độc lập.
3. Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
II/ Cơ sở tế bào học. ( 10’)
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
III/ ý nghiã của các quy luật Menđen. ( 10’)
- Khi biết một tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen, ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai.
- Giải thích được nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp.
C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.
- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).
Câu 1: Ở người, bệnh pheninketo niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh pheninketo niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là con trai và không bị bệnh trên là
A. 1/2 B. 1/4
C. 3/4 D. 3/8
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 2: Ở cừu, gen quy định màu lông nằm trên NST thường. Alen A quy định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả 2 đều dị hợp. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là bao nhiêu?
A. 1/4 B. 1/6
C. 1/8 D. 1/12
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân độc lập là
A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể. 
4. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb x Aabb.	B. AaBB x aaBb.
C. Aabb x AaBB.	D. AaBb x AaBb.
Đáp án 1A, 2D.
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Lời giải:
 Trên thực tế không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng) vì số lượng biến dị tổ hợp do một cặp bố mẹ có thể sản sinh ra là rất lớn (223 × 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau).
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
	- Trả lời các câu hỏi bài 8:
- Đọc trước bài 6.
	- Hoàn thành phiếu giao bài 6.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC ( PHỤ LỤC)
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
B, PHIẾU GIAO BÀI
1 Đọc trước bài 9 : Quy luật Menđen_Quy luật phân li
2. Trả lời các câu hỏi :
(1) Mô tả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng ?
(2) Trình bày cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập?
(3) Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
(4) Hoàn thành bảng công thức.
(5) Làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
	A. các gen không có hoà lẫn vào nhau	B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau
	C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn	D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
Câu 2: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ
	A. 1/8.	B. 3/16.	C. 1/3.	D. 2/3.
Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
	A. 1/4.	B. 9/16.	C. 1/16.	D. 3/8.
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ
	A. 1/16.	B. 1/9.	C. 1/4.	D. 9/16.
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ
	A. 4/9.	B. 1/9.	C. 1/4.	D. 9/16.
Câu 6: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?
	A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 7: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng chiếm tỉ lệ
	A. 1/2.	B. 1/9.	C. 8/9.	D. 9/16.
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể đồng hợp về 2 cặp gen thu được ở F1 là
	A. 1/4.	B. 1/2.	C. 1/8.	D. 3/8.
Câu 9: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là
	A. 1/64	B. 1/256.	C. 1/16.	D. 1/81.
Câu 10: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là
	A. 1/64	B. 1/256.	C. 1/9.	D. 1/81.
Câu 11: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là
	A. 4/9.	B. 2/9.	C. 1/9.	D. 8/9.
Câu 12: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 là
	A. 4/9.	B. 2/9.	C. 1/9.	D. 8/9.
Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể dị hợp về 1 cặp gen thu được ở F1 là
	A. 1/4.	B. 1/2.	C. 1/8.	D. 3/8.
Câu 14: Cho phép lai P: AaBbddEe x AaBBddEe (các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trội và 2 tính lặn ở F1 là
	A. 9/16	B. 6/16	C. 6/16	D. 3/16
Câu 15: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
	A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
	B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
	C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
	D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 16: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau
	A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen	B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
	C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen	D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
Câu 17: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
	A. 6	B. 4	C. 10	D. 9
Câu 18: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
	A. 1/32	B. 1/2	C. 1/64	D. ¼
Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp chiếm tỉ lệ
	A. 1/8.	B. 3/16.	C. 1/3.	D. 2/3.
Câu 20: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
	A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.	B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.
	C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.	D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.
Câu 21: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
	A. 10 loại kiểu gen.	B. 54 loại kiểu gen.	C. 28 loại kiểu gen.	D. 27 loại kiểu gen.
Câu 22: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
	A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn).	B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).
	C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt).	D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).
Câu 23: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là
	A. 3/16.	B. 1/8.	C. 1/16.	D. 1/4.
Câu 24: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là
	A. AAbb x aaBb	B. Aabb x aaBb	C. AAbb x aaBB	D. Aabb x aaBB
Câu 25: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?
	A. AaBb x AaBb	B. aabb x AaBB	C. AaBb x Aabb	D. Aabb x aaBb
C, CÁC HỒ SƠ KHÁC
V. PHÊ DUYỆT
VI. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tuan_10_tiet_10_bai_9_quy_luat_mende.docx