Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Tiêu hoá ở động vật

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Tiêu hoá ở động vật

C. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên

- Nội dung chủ đề“ Tiêu hoá ở động vật”

- Kế hoạch thực hiện chủ đề (02 tiết)

- Kế hoạch tự học của nhóm .

- Hình ảnh của các bài 15, 16.

- Phiếu học tập ( Nằm trong phần các hoạt động học).

- Bộ lông gà, vịt

- Bộ câu hỏi của chủ đề( phụ lục 4 )

2. Học sinh.

- Đọc trước nội dung bài 15,16 và thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao (phụ lục 5)

+ Cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2 trước khi vào tiết 2 của chủ đề ( có thể thảo luận nhóm để hoàn thiện kiến thức)

 

docx 17 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 3720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Tiêu hoá ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ “TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT”
STT
Nội dung
Dự tính số tiết
1
1. Tiêu hoá là gì?.
2. Tiêu hoá ở các nhóm động vật.
1
2
3. Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
 4. Luyện tập – Vận dụng
1
Tổng
2
B. Ma trận hoạt động – biểu hiện hành vi của năng lực; đặc trưng sống
Trong chủ đề học tập này thể hiện các đặc trưng sống của thực vật : Trao dổi chất và năng lượng, sinh sản, di truyền.
Bảng ma trận hoạt động cho chủ đề
Hoạt động
Năng lực SH
Đặc trưng sống
Hoạt 1. Khởi động: Trò chơi:
Ghép nối các kiến thức liên quan ở các cột với nhau
SH1.2, 1.2,1.3,2.1, 2.2 3.1 
- Trao đổi chất và năng lượng.
-Sinh sản
-Di truyền
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1.Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chủ đề.
Hoạt động 2.2. Tiêu hoá là gì
 1. Khái niệm tiêu hoá.
2. Các hình thức tiêu hoá.
-SH1.1
-SH1.2
Hoạt động 2.3. Tiêu hoá ở các nhóm động vật.
1. Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá.
2. Động vật có túi tiêu hoá.
2. Động vật có ống tiêu hoá.
4. Chiều hướng tiến hoá về tiêu hoá.
-SH2.1
-SH2.2
Hoạt động 2.4. Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
 - HS thiết kế và biểu diễn thời trang theo chủ đề: Tiêu hoá ở động vật
 - Hoàn thành PHT số 2
-SH1.1 
- SH1.2
 Hoạt động 3. Luyện tập
 - HS làm bài tập trắc nghiệm bằng ứng dụng “ Kahoot”
SH 1.1
SH1.2
Hoạt động 4. Vận dụng 
 -Vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
SH 3.1
Hoạt động 5. tìm tòi mở rộng.
 - Đóng kịch: Bệnh đường tiêu hoá ở động vật
SH3.2
C. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên
- Nội dung chủ đề“ Tiêu hoá ở động vật”
- Kế hoạch thực hiện chủ đề (02 tiết)
- Kế hoạch tự học của nhóm .
- Hình ảnh của các bài 15, 16. 
- Phiếu học tập ( Nằm trong phần các hoạt động học).
- Bộ lông gà, vịt
- Bộ câu hỏi của chủ đề( phụ lục 4 )
2. Học sinh.
- Đọc trước nội dung bài 15,16 và thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao (phụ lục 5)
+ Cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2 trước khi vào tiết 2 của chủ đề ( có thể thảo luận nhóm để hoàn thiện kiến thức)
D. Các hoạt động học.
I. Ổn định tổ chức. ( 1 phút )
Lớp
Tiết
( PPCT)
Ngày dạy
Tiết- thứ
Sĩ số
Hs vắng
11A9
11A11
II. Kiểm tra bài cũ.
Lồng vào phần khởi động.
III. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động 1. Khởi động / đặt vấn đề. (7 phút)
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Tạo mối liên hệ giữa những kiến thức đã học (quang hợp, trao đổi nước và khoáng) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới 
- Giúp học sinh huy động những kiến thức kĩ năng có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học.
*Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Trò chơi ghép nối: 
- GV chiếu nội dung phiếu bài tập sau và gọi 3 HS cùng lên bảng ( GV phát phiếu cho HS) nối nội dung cột A phù hợp với cột B và C ( Yêu cầu HS làm nhanh nhất có thể, GV sẽ xếp thứ tự theo tiêu chí “nhanh nhất, chính xác nhất” và cho điểm từ cao xuống thấp hơn theo thứ tự 1, 2, 3)
A
B
C
1. Trâu, bò
2. Người
3. Thực vật.
4. Thuỷ tức.
5. Hổ
a. Ăn thịt
b. Ăn cỏ
c. Hấp thụ CO2 và H2O
d. Hút ion khoáng.
e. Ăn bánh mỳ xúc xích.
g. Ăn rận nước.
I. Sinh vật dị dưỡng.
II. Sinh vật tự dưỡng
- GV đưa ra đáp án II ( Bảng trong phần tiểu kết) – đánh giá xếp thứ tự bài làm của 3HS và cho điểm đồng thời kiểm tra thu xác suất 1 vài phiếu của các em dưới lớp.
- GV giảng giải trên nội dung phiếu bài tập: Các SV dị dưỡng gồm thuỷ tức và các ĐV không tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải lấy từ nguồn thức ăn ( do SV tự dưỡng cung cấp hoặc ăn SV dị dưỡng khác). Vậy mỗi nhóm trên sẽ sử dụng thức ăn như thế nào, tại sao sau khi ăn vào phải có quá trình tiêu hoá? -> Đó là toàn bộ nội dung chủ đề “ Tiêu hoá ở động vật”.
- HS lên bảng nhận phiếu bài tập, độc lập suy nghĩ, viết đáp án của mình lên bảng.
- HS khác dưới lớp cùng tiến hành làm ra nháp đồng thời theo dõi và cùng GV giám sát thời gian và thái độ làm bài của 3 HS.
*Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Câu hỏi
Mức độ hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
-Hoàn thành phiếu bài tập ghép nối
- Ghép được cột A với B
-Ghép được cột A với B và C
+ Trong đầu có suy nghĩ nội dung cần tìm hiểu và khám phá chủ đề
 * Tiểu kết : Đáp án ghép nối: ( 1- b – I; 2-a,e-II; 3-c,d-II; 4- g-II; 5- a-).
A
B
C
1. Trâu, bò
b. Ăn cỏ
I. Sinh vật dị dưỡng
2. Người
a. Ăn thịt
e. Ăn bánh mỳ xúc xích.
4. Thuỷ tức
g. Ăn rận nước.
5. Hổ
a. Ăn thịt
3. Thực vật.
c. Hấp thụ CO2 và H2O
d. Hút ion khoáng.
II. Sinh vật tự dưỡng
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức.
 * Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chủ đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn, tổ chức lớp tham gia hoạt động học tập
- Phân nhóm: 4 nhóm, mỗi tổ là một nhóm.
- Hướng dẫn HS thảo luận xây dựng và thống nhất mạch kiến thức của chủ đề.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị kế hoạch học tập. 
- Quy định thời gian chuẩn bị để hoàn thành chủ đề: 1 tuần
- Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký 
- Thảo luận thống nhất mạch kiến thức của chủ đề.
- Nhận các phiếu học tập, kế hoạch tự học, Nghe hướng dẫn, ghi nhận thông tin.
- Phân công nhiệm vụ học tập:
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch cho nhóm; các thành viên lập kế hoạch tìm hiểu theo sự phân công của nhóm trưởng.
 Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tiêu hoá là gì? (12 phút)
*Mục tiêu:
SH1.1: Nêu được khái niệm tiêu hoá ở động vật
SH1.2: Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
*Cách tiến hành.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
I. Tiêu hoá là gì?
- GV chiếu hình khái quát về tiêu hoá ở động vật và yêu cầu HS quan sát, chọn câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa qua bài tập trắc nghiệm SGKtrang 61. ( Có thể thảo luận cặp đôi):
Thức ăn ( Tinh bột, Prôtêin, Lipit) glucô, axit amin, axit béo.. Tế bào.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án.
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình ảnh ĐV đơn bào, túi tiêu hoá thuỷ tức và ống tiêu hoá của người và cho biết động vật đơn bào và động vật đa bào tiêu hoá thức ăn ở bộ phận nào trong cơ thể và gọi tên hình thức tiêu hoá đó?
- GV chính xác kiến thức
- Quan sát hình và chọn câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa.
- HS khác lắng nghe và cho ý kiến nhận xét
- HS đọc SGK phân biệt tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
- HS khác lắng nghe và cho ý kiến nhận xét. 
 *Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Câu hỏi
Mức độ hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
- Trình bày khái niệm tiêu hoá ở động vật?
- Kể tên các hình thức tiêu hoá ở động vật và phân biệt?
- Trình bày được khái niệm tiêu hoá ở động vật.
- Kể được tên các hình thức tiêu hoá ở động vật.
- Phân biệt được 2 hình thức tiêu hoá ở động vật.
- Giải thích được tại sao tiêu hoá lại là phải biến đổi thức ăn phức tạp thành đơn giản. 
 *Tiểu kết:
I. Tiêu hoá là gì? 
- Khái niệm: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Các hình thức tiêu hóa: 
+ Tiêu hóa nội bào (tiêu hóa trong tế bào).
+ Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa bên ngoài tế bào).
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu tiêu hoá ở các nhóm động vật (25 phút)
*Mục tiêu.
 SH1.2. Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
SH2.1. Xác định được mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong ống tiêu hóa.
SH2.2. Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao.
*Cách thực hiện
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 2.2: Tiêu hoá ở các nhóm động vật
- GV phân lớp 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1 Sau khi nghe phần thuyết trình của nhóm 1 về tiêu hóa ở các nhóm động vật.
( GV chiếu phiếu học tập )
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên các nhóm ĐV
Ví dụ
Cấu tạo bộ phận tiêu hoá
Quá trình tiêu hoá
ĐV đơn bào
Trùng đế giày
ĐV có túi tiêu hoá
Thuỷ tức
ĐV có ống tiêu hoá
Người
- GV chiếu các hình ảnh động về tiêu hoá của trùng đế giày, tiêu hoá của thuỷ tức, ống tiêu hoá ở người và clip về tiêu hoá ở người, yêu cầu HS quan sát:
 - Gv yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án phiếu học tập.
- Hỏi thêm: đọc kỹ lại thông tin phiếu học tập và rút ra chiều hướng tiến hoá về cơ quan tiêu hoá cũng như quá trình tiêu hoá của các nhóm động vật từ thấp đến cao?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV cho HS quan sát mẫu vật thật ( Hoặc chiếu ảnh thật) bộ lòng mề gà và đọc tên các bộ phận của cả bộ lòng
- GV cho quan sát hình ảnh ống tiêu hoá của các loài: Giun đất, gà ( chim), châu chấu, người và yêu cầu HS tìm điểm khác nhau.
- GV tiếp: Diều gà có vai trò gì? Giải thích tại sao dạ dày cơ của gà lại dày và rất chắc khoẻ? 
- HS quan sát hình ảnh, clip
- Các nhóm nghiên cứu SGK mục II, III, IV và khung tổng kết bài 15 thảo luận nhóm - hoàn thành nội dung trong phiếu học tập và cử đại diện trình bày trình bày
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung thiếu sót.
- HS đọc lại thông tin phiếu học tập- thảo luận nhóm và rút ra chiều hướng tiến hoá.
- HS quan sát và chỉ ra điểm khác nhau trong ống tiêu hoá của các loài: Giun đất, gà ( chim), châu chấu, người.
 - HS suy nghĩ độc lập và vận dụng kiến thức thực tế trả lời.
- HS khác lắng nghe và bổ sung thiếu sót
 * Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Câu hỏi
Mức độ hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
-Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1.
- Nêu chiều hướng tiến hoá về tiêu hoá và giải thích tại sao sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá tiến hoá nhất.
-Hoàn thành đủ các nội dung trong phiếu học tập
- Nêu được chiều hướng tiến hoá về cơ quan tiêu hoá và hình thức tiêu hoá của các nhóm động vật.
- Giải thích được tại sao sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá tiến hoá nhất.
*Tiểu kết
 II. Tiêu hoá ở các nhóm động vật.
Tên các nhóm ĐV
Đại diện
Cấu tạo bộ phận tiêu hoá
Quá trình tiêu hoá
ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá
Trùng đế giày, trùng amip..
Chưa có cơ quan tiêu hoá
- Thức ăn vào không bào tiêu hoá.
- Không bào tiêu hóa gắn với Lizôxôm. 
- Enzim tiêu hoá của Lizôxôm biến đổi thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất, còn chất thải được đưa ra ngoài.
ĐV có túi tiêu hoá
Ruột khoang, giun dẹp: VD thuỷ tức
- Hình túi:
+ Miệng đồng thời là hậu môn.
+ Trên thành có nhiều tế bào tuyến tiêt enzim tiêu hoá vào lòng túi
- Thức ăn → miệng → túi tiêu hoá:
+ Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được phân huỷ nhờ Enzim của tế bào tuyến trên thành cơ thể 
+ Tiêu hóa nội bào: xảy ra bên trong tế bào trên thành túi tiêu hoá, thức ăn được phân huỷ hoàn toàn .
ĐV có ống tiêu hoá
ĐV có xương sống và nhiều loài ĐV không xương sống.
- Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
- Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học nhờ dịch tiêu hoá tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hoá sẽ được tạo thành phân và được thải ra ngoài qua hậu môn.
Chiều hướng tiến hoá:
+ Cơ quan tiêu hoá: Ngày càng phức tạp : từ không có cơ quan tiêu hóa đến có cơ quan tiêu hóa , từ túi tiêu hóa đến ống tiêu hóa
+ Sự chủ hoá về chức năng: Ngày càng rõ rệt: sự chủ hoá cao của các bộ phận trong ống tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn 
+ Sự tiến hoá về hình thức tiêu hoá: Từ tiêu hoá nội bào đến tiêu hoá ngoại bào. Nhờ tiêu hoá ngoại bào động vật ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn 
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. ( 15 phút)
*Mục tiêu.
SH1.2. Mô tả cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
SH2.2. So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật 
SH3.1. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan.
*Cách thực hiện.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
 Để giúp học sinh ôn tập kiến thức của “Hoạt động 2.3. Tìm hiểu tiêu hoá ở các nhóm động vật” cũng như bước vào “Hoạt động 2.4. Tìm hiểu tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật” với tâm thế vui vẻ giáo viên cho học sinh xem Show diễn thời trang: “ Sở thú Fashion week”
- GV chiếu thêm hình ảnh về các bộ phận tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật, yêu cầu các nhóm thảo luận lại các nội dung trong phiếu học tập đã giao về nhà làm từ tiết trước
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày 1 đặc điểm và nộp lại phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đặc điểm so sánh
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Thức ăn
Răng
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
(ruột tịt)
- GV theo dõi hoạt động các nhóm và nhận xét.
- Chiếu đáp án phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời thêm một số câu hỏi: 
? Trình bày điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về tiêu hóa của động vật ăn cỏ có dạ dày đơn và dạ dày 4 ngăn.
? Việc nhai lại có ý nghĩa gì? Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì?
? Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất phát triển.
? Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn.
? Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.
* GV nhận xét và tiểu kết.
- Các nhóm nộp sản phẩm đã giao về nhà làm.
- HS quan sát hình ảnh, clip và thống nhất lại nội dung trong phiếu học tập đã làm ở nhà
- Cử đại diện nhóm trình bày : Mỗi nhóm trình bày một đặc điểm hoặc viết nội dung vào bảng nhóm treo lên.
- Các nhóm khác so sánh với bài đã làm của mình nếu khác thì có ý kiến.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận và cử đại diện trả lời từng câu hỏi 
( mỗi nhóm 1 câu)
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Câu hỏi
Mức độ hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
- Hoàn thành nội dung phiếu học tập? 
- Giải thích tại sao ống tiêu hoá của thú ăn thực vật lại có nhiều điểm khác thú ăn thịt: Ruột thú ăn TV dài hơn, manh tràng lại phát triển hơn ?
- Hoàn thành đủ nội dung phiếu học tập.
- Trình bày được sự khác nhau về cấu tạo ống tiêu hoá và đặc điểm tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Giải thích được ống tiêu hoá của thú ăn thực vật có nhiều điểm khác thú ăn thịt
*Tiểu kết:
III. Đặc điểm tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật:
Đặc điểm
so sánh
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Thức ăn
Thức ăn mềm và giàu chất dinh dưỡng
Thức ăn thô cứng và ít chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa (vì có thành xenlulôzơ)
Răng
- Răng cửa sắc nhọn → lấy thịt ra khỏi xương.
- Răng nanh nhọn và dài → cắm và giữ mồi cho chặt.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt
lớn, cắn thịt thành các mảnh nhỏ
để dễ nuốt.
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ (trâu).
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.
Dạ dày
- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.
- Thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm
nhuyễn thức ăn và làm thức ăn
trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit).
- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn, lớn (1 túi).
- Dạ dày trâu, bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.
+ Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước.
+ Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Ruột non
- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu
hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
Manh tràng
(ruột tịt)
Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.
- Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. 
- Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.
Hoạt động 3. Luyện tập. ( 10 phút)
* Chuyển giao nhiệm vụ.
HS tham giò trò chơi: “Tìm nhà vô địch”
Luật chơi: HS trả lời các câu hỏi của chương trình bằng cách đăng nhập ứng dụng “ Kahoot” 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHẦN TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
	A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.
	B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.
	C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.
	D. Trong ống tiêu hoá của người có diều.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
	A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
	B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
	C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
	D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
Câu 3: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
	A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
	B. Diều được hình thành từ khoang miệng.
	C. Diều được hình thành từ dạ dày.
	D. Diều được hình thành từ thực quản.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
	A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.	
	B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
	C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng.
	D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
Câu 5: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
	A. Tiêu hóa ngoại bào.	B. Tiêu hoá nội bào.
	C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 6: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
	A. Tiêu hoá nội bào 
	B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
	C. Tiêu hóa ngoại bào.	.
	D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
Câu 7: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?	
	A. Tiêu hoá nội bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá ngoại bào.
	B. Tiêu hoá ngoại bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá nội bào.
	C. Tiêu hoá nội bào à tiêu hoá ngoại bàoà Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
	D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à Tiêu hoá nội bào à tiêu hoá ngoại bào.
Câu 8: Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:
	A. Thực quản, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày
	C. Miệng, dạ dày, ruột non D. Dạ dày, ruột non, ruột già
Câu 9: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?
 	A. Tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.	B. Tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim 
 	C. Tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa	D. Tiếp tục tiêu hóa nội bào
Câu 10: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa : 
	A. Trong không bào tiêu hóa 	B. Trong túi tiêu hóa 
 	C. Trong ống tiêu hóa	D. cả A và C
Câu 11: Quá trình biến đổi thức ăn theo hình thức cơ học có vai trò:
	1. Cắt, xé, nghiền nát thức ăn từ lớn thành nhỏ.
	2. Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, tế bào cơ thể hấp thụ được.
	3. Nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa.
	4. Làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch tiêu hóa.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS độc lập vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi bằng cách đăng nhập vào ứng dụng Kahoot.it và làm theo hướng dẫn .
* Báo cáo.
- Dựa vào kết quả của HS qua phần trò chơi tìm ra người thắng cuộc là HS có điểm số cao nhất.
-Gọi bất kì 1 vài HS trả lời và giải thích một số câu hỏi cụ thể
-HS khác nghe và có ý kiến nếu không giống mình.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
-Đánh giá độ chính xác về câu trả lời.
-Đánh giá khả năng trả lời câu hỏi ( phản xạ nhanh/chậm)
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
D
A
D
B
A
A
A
C
A
A
C
Hoạt động 4: Vận dụng : ( 7 phút) 
*Mục tiêu: 
SH3.1; 3.2: Trả lời được các câu hỏi vận dụng thực tiễn liên quan đến tiêu hoá.
*Cách thực hiện. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Vận dụng thực tiễn
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi vận dụng thực tiễn: 
Câu 1: Tại sao cần ăn chậm, nhai kỹ?
Câu 2: Vì sao trâu bò lại phải ăn một lượng cỏ rất lớn?
- HS suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học trả lời 
*Tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh.
Câu hỏi
Mức độ hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
- Trả lời câu hỏi vận dụng thực tiễn
- Trả lời được các câu ở mức vận dụng.
- Trả lời được các câu ở mức vận dụng cao.
- Biết vận dụng thực tiễn vào ăn uống giúp nâng cao sức khoẻ và vận dụng chăn nuôi tăng năng suất và phẩm chất vật nuôi. 
* Tiểu kết:
IV. Đáp án câu hỏi vận dụng thực tiễn:
Câu 1: Vì 
+ Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ miêng, khi nhai tuyến nước bọt sẽ tiết enzim amilaza, càng nhai kỹ nước bọt trộn với thức ăn nhiều hơn, enzim sẽ thấm nhiều vào thức ăn tiêu hoá được nhiều thức ăn ( tinh bột).
+ Khi nhai ở miệng sẽ làm nhỏ thức ăn ( prôtêin ), giúp thức ăn đến dạ dày dễ hơn, giảm chướng bụng sau khi ăn, đồng thời dạ dày đỡ co bóp nghiền thức ăn hơn -> tiêu hoá nhanh hơn 
+ Nhai kỹ còn để cảm nhận vị ngon của thức ăn, tránh được việc ăn quá đà...
Câu 2: Vì thức ăn của trâu bò là cỏ là loại thức ăn nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ nên trâu bò phải ăn lượng lớn mới đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển.
Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (10 phút)
1. Tìm hiểu về một số bệnh liên quan đến tiêu hoá ở động vật.
	HS diễn kịch về một số bệnh liên quan đến tiêu hoá ở động vật. 
Nội dung kịch( phụ lục 6)
2. Lập khẩu phần ăn cho HS lứa tuổi từ 15 – 18 ( Làm ở nhà )
3. Tìm hiểu thói quen ăn uống có hại cho sức khoẻ để có cách ăn uống đúng đắn cho bạn và người thân ( Làm ở nhà )
IV. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
-Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Hoàn thành nội dung trong phần tìm tòi – mở rộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_chu_de_tieu_hoa_o_dong_vat.docx