Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được phương pháp gây đột biến nhân tạo.

- Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của

chúng.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và hoạt động độc lập với SGK.

- Năng lực trình bày.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Thái độ - ứng phó biến đổi khí hậu

- Củng cố niềm tin khoa học vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp

gây đột biến, công nghệ tế bào.

- Có ý thức chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn

gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Hình 19 SGK.

2. Học sinh

- Đọc trước nội dung bài ở nhà.

IV. Tiến trình

1. Ổn định lớp (kiểm diện trong sổ đầu bài)

2. Kiểm tra bài cũ

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào?

- Thế nào là ưu thế lai? Phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai?

3. Hình thức tổ chức dạy học:

A. Khởi động:

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học

mới.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình

3. Phương tiện dạy học: chuẩn bi ̣nôị dung giớ i thiêụ .

4. Hình thức tổ chức hoạt động

pdf 5 trang hoaivy21 12670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 BÀI 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN 
Ngày soạn: 11/11/2020 VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
Tuần daỵ: 10 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nêu được phương pháp gây đột biến nhân tạo. 
- Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của 
chúng. 
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic, so sánh, tổng hợp kiến thức. 
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và hoạt động độc lập với SGK. 
- Năng lực trình bày. 
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 
3. Thái độ - ứng phó biến đổi khí hậu 
- Củng cố niềm tin khoa học vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp 
gây đột biến, công nghệ tế bào. 
- Có ý thức chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn 
gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Hình 19 SGK. 
2. Học sinh 
- Đọc trước nội dung bài ở nhà. 
IV. Tiến trình 
1. Ổn định lớp (kiểm diện trong sổ đầu bài) 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào? 
- Thế nào là ưu thế lai? Phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai? 
3. Hình thức tổ chức dạy học: 
A. Khởi động: 
1. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học 
mới. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình 
3. Phương tiện dạy học: chuẩn bi ̣ nôị dung giới thiêụ. 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
 GV giới thiêụ: Đột biến tạo ra nguồn nguyên 
liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống, bên cạnh 
những hậu quả xấu gây ra do đột biến thì quá 
trình này còn góp phần quan trọng trong công tác 
chọn tạo giống, giúp tạo ra các giống cây trồng 
vật nuôi mới với nhiều đặc tính vượt trội. 
Lắng nghe, tâm thế tim̀ hiểu 
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN 
1. Mục tiêu: - Nêu được quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan. 
3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn, SGK, TV, hình ảnh GV chuẩn bị trên file PP. 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ ( bô ̣câu hỏi hiǹh thành kiến Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ 
thƣ́c) 
GV nêu thông tin: 
-Dùng tia phóng xạ xuyên qua mô sống kích thích và 
ion hóa các nguyên tử để gây ĐB gen, ĐB NST. 
-Dùng tia tử ngoại để xử lí VSV, bào tử và hạt phấn -> 
gây ĐB gen. 
-Sốc nhiệt -> gây chấn thương bộ máy di truyền. 
Yêu cầu HS qua các thông tin GV vừa cung cấp và nội 
dung SGK, trả lời các câu hỏi : 
-Em có nhận xét gì về cách sử dụng các tác nhân gây 
ĐB? 
-Nếu không sử dụng đúng tác nhân gây ĐB thì ảnh 
hưởng như thế nào? 
- Nêu qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây 
ĐB nhân tạo ? 
- Trình bày các thành tựu tạo giống ở VN. 
- Theo dõi, hỗ trợ HS. 
Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
Mời nhóm đaị diêṇ trình bày. 
Bƣớc 4: Đánh giá kết quả 
Nhận xét, rút ra kết luận.hơp̣ thức hóa KT : 
- Sử dụng các tác nhân như tia tử ngoại, tia phóng xạ, 
nhiệt để gây ĐB. 
-Đối tượng là VSV, ĐV bậc thấp, TV. 
-Nếu không sử dụng đúng sẽ gây sốc cho SV. 
- tóm tắt 3 khâu trong qui trình gây ĐB. 
- GV trình chiếu môṭ số hình ảnh về thành tưụ trong 
tạo giống bằng PP đột biết ạti VN 
Lắng nghe các thông tin GV cung cấp. 
 HS hoạt động nhóm(theo bàn) học sinh 
tìm hiểu SGK hoàn thành 4 câu hỏi của 
GV. 
- Nhóm được mời, trình bày kết quả của 
nhóm. 
 - Các nhóm còn lại lắng nghe bổ sung ý 
kiến của nhóm mình. 
- HS quan sát -> yêu thích khoa học kĩ 
thuâṭ taọ giống mới. 
Sản phẩm; 
- Phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm các bước : 
+ Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích hợp. 
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 
+ Tạo dòng thuần chủng. 
II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
1. Mục tiêu: - Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật, quy trình tiến 
hành và các kết quả đa ̃đaṭ đươc̣ . 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan. 
3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn, SGK, tivi, các quy trình mô tả bằng file pp. 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ ( bô ̣câu hỏi hiǹh thành 
kiến thƣ́c) 
Yêu cầu HS đọc SGK trả lời các câu hỏi : 
- Công nghệ TB là gì? CNTB đã mang lại lợi 
ích như thế nào? 
- GV giới thiêụ 3 phương pháp taọ giống bằng 
CNTB thưc̣ vâṭ. 
- Yêu cầu hoc̣ sinh nêu ưu điểm của PP n uôi 
cấy mô tế bào ? - Muốn tạo nhanh dòng thuần 
chủng về 1 đặc điểm nào đó ta có thể chọn biện 
pháp nào? 
Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Vận dụng kiến thức đã học trả lời. 
-HS lắng nghe. 
-Chọn nhanh giống thuần chủng: nuôi cấy mô. 
- GV trình chiếu Hình ảnh về quy trình lai tế 
bào yêu cầu hs Nêu quy trình lai tế bào ? 
- Làm thế nào khắc phục được hiện tượng không 
tạo ra được con lai khác loài giữa các loài TV? 
- Có thể tạo ra 1 cây mới từ 1 hạt phấn hay noãn 
hay không? 
Y/c HS thực hiện lệnh SGK/80. 
GV: Trình bày qui trình nhân bản vô tính cừu 
Đôly? 
Việc nhân bản vô tính ĐV đem lại lợi ích gì? 
Cho HS quan sát tranh sơ đồ cấy truyền phôi bò. 
Y/c HS trình bày qui trình cấy truyền phôi. 
->Khái quát thành khái niệm. 
->Nêu lợi ích. 
Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo ( sau mỗi 
câu hỏi cho kiến thƣ́c nhỏ, GV mời hoc̣ sinh trả 
lời và có nhâṇ xét, đánh giá, bổ sung kiến thƣ́c 
cho tƣ̀ng câu hỏi.) 
GV: Qua nội dung bài học, chúng ta thấy khoa 
học hiện đại có rất nhiều thành tựu trong chọn 
tạo giống vật nuôi, cây trồng mới. Vì thế, để góp 
phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng 
sinh học, chúng ta cần chủ động tạo biến dị, 
nhân nhanh các giống động thực vật quý hiếm. 
GV theo dõi, hỗ trợ HS. 
Nhận xét, rút ra kết luận. 
HS nghiên cứu SGK , quan sát quy trình GV 
chiếu và diêñ đa ̣lại bằng ngôn ngữ của mình. 
-Khắc phục: dùng phương pháp dung hợp TB 
trần. 
-Có thể. 
Vận dụng hiểu biết thực tế trả lời. 
Nghiên cứu SGK, hình 19, trả lời. 
Vận dụng kiến thức sinh học và công nghệ 10 
để trình bày. 
HS : Nghe GV giảng giải. 
Sản phẩm : 
1. Công nghệ tế bào thực vật 
-Lai tế bào sinh dưỡng: gồm các bước: 
+ Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai. 
+ Cho các tế bào đã mất thành của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau  tế bào 
lai. 
+ Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây 
lai khác loài. 
-Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn: 
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội 
(n). 
+ Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt phát triển thành mô đơn 
bội xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh. 
2. Công nghệ tế bào động vật 
a. Nhân bản vô tính động vật 
-Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm; tách tế bào trứng của cá 
thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này. 
-Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân. 
-Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. 
-Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con. 
b. Cấy truyền phôi 
-Lấy phôi từ động vật cho tách phôi thành hai hay nhiều phần phôi riêng biệt Cấy 
các phôi vào động vật nhận (con cái) và sinh con. 
C. Luyện tập : 
1. Mục đích: - Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về tạo giốg bằng phương phá p gây đôṭ 
biến và công nghê ̣tế bào. 
2. Nội dung: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau 
 Câu 1: Cho các bước sau: 
(1) Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. 
(2) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 
(3) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. 
(4) Tạo dòng thuần chủng. 
Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là: 
A. (1) → (3) → (2) B. (3) → (2) → (1) C. (3) → (2) → (4) D. (2) → (3) → (4) 
Câu 2: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với 
A. thực vật và vi sinh vật B. động vật và vi sinh vật 
C. động vật bậc thấp D. động vật và thực vật 
Câu 3 : Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người 
ta sử dụng phương pháp 
A. lai tế bào. B. gây đột biến nhân tạo. 
C. nhân bản vô tính. D. cây truyền phôi. 
Câu 4: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? 
A. Nuôi cấy hạt phấn B. Nuôi cấy mô tế bào 
C. Cấy truyền phôi D. Nhân bản vô tính 
Câu 5: Trong quy trình nhân bản cừu Đôly, bước nào sau đây là đúng? 
A. Lấy trứng của con cừu cho trứng để loại bỏ khối tế bào chất. 
B. Lấy nhân từ trứng của con cừu cho trứng. 
C. Tế bào trứng mang nhân của tế bào tuyến vú đã được cấy vào tử cung của con cừu khác để phát 
triển và sinh nở bình thường. 
D. Cừu con sinh ra có kiểu hình giống kiểu hình của cừu cho trứng. 
Câu 6: Bảng dưới đây cho ta biết 1 số thông tin về tạo giống bằng công nghệ tế bào: 
Cột A Cột B 
1. Nuôi cấy hạt phấn a) Tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen 
2. Lấy tế bào sinh dưỡng b) Cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai 
3. Nuôi cấy mô tế bào c) Cần xử lí chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội 
4. Cấy truyền phôi d) Kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi 
Trong các phương án dưới đây, phương án nào có tổ hợp ghép đôi đúng? 
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d B. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d 
C. 1-c, 2-a, 3-c, 4-d D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d 
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh 
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng 
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh 
4. Hình thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS trả lời 6 câu hỏi TN vào những kiến thức đã học trong bài. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét 
Bước 4: Đánh giá kết quả 
GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
D. Vận dụng, mở rộng 
1. Mục đích 
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề trong 
cuộc sống thông qua các kiến thức đã học 
2. Nội dung: 
- Hãy phân tích lí do của việc gây đột biến tạo vật liệu cho chọn giống ? 
- Tác nhân, hậu quả và mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi, cây trồng là gì ? 
- Hãy phân biệt các phương pháp chọn giống thực vật bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào? 
- So sánh 2 phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật. 
 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh 
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời: 
4. Kĩ thuật tổ chức 
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học 
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập 
-GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_12_bai_19_tao_giong_bang_phuong_phap_ga.pdf