Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp lai giống.

2. Kĩ năng- Năng lực cần phát triển

- Năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- Năng lực trình bày.

- Năng lực hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.

3. Thái độ - ứng phó biến đổi khí hậu

- Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng

phương pháp lai.

- Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm

bảo độ đa dạng sinh học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh họa giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở Việt Nam.

2. Học sinh

- Đọc trước nội dung bài ở nhà.

III. Hình thức tổ chức dạy học:

A. Khởi động:

Hoạt động 1: Mở bài

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn

4. Hình thức tổ chức hoạt động:

pdf 4 trang hoaivy21 12460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 CHƢƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC 
Ngày soạn: 07/11/2020 BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG 
Tuần dạy : 10 DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp lai giống. 
2. Kĩ năng- Năng lực cần phát triển 
- Năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. 
- Năng lực trình bày. 
- Năng lực hoạt động nhóm. 
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. 
3. Thái độ - ứng phó biến đổi khí hậu 
- Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng 
phương pháp lai. 
- Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm 
bảo độ đa dạng sinh học. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh họa giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở Việt Nam. 
2. Học sinh 
- Đọc trước nội dung bài ở nhà. 
III. Hình thức tổ chức dạy học: 
A. Khởi động: 
Hoạt động 1: Mở bài 
 1. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
 Thuyết trình, vấn đáp, trực quan. 
3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ 
- Cho HS tìm hiểu ví dụ: 
Giả sử mỗi tính trạng do 1 cặp gen alen quy định. 
Vàng trội hoàn toàn so với xanh 
Trơn trội hoàn toàn so với nhăn 
P; Vàng, nhăn x Xanh, Trơn 
F1; 100% Vàng, trơn 
Tổ hợp vàng, trơn ở F1 là biến dị tổ hợp. 
Vậy, thế nào là biến dị tổ hợp? 
- Tại sao BDTH lại được dùng trong công tác chọn tạo giống vật 
nuôi cây trồng? 
Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
 - GV mời cá nhân học sinh trả lời các câu hỏi, các bạn khác bổ sung. 
 Bƣớc 4: Đánh giá kết quả 
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. 
- Chuẩn hóa kiến thức: 
+BDTH là sự tổ hợp lại tính trạng của bố mẹ cho đời con. 
+Tính trạng trội thường là tính trạng tốt. 
+Quy trình tạo giống vật nuôi cây trồng dựa trên nguồn 
BDTH? 
Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Chú ý lắng nghe 
- Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. 
- Hs trìn h bày nôị dung đa ̃tìm hiểu 
trước lớp. 
B. Hình thành kiến thức: 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I- NGUỒN VẬT LIỆU CHỌN GIỐNG 
1. Mục tiêu: 
 Giúp HS tìm hiểu thế nào là vật liệu khởi đầu. Các nguồn vật liệu khởi đầu trong chon giống. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
 Thuyết trình, vấn đáp, trực quan. 
3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn, SGK 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ 
- Y/c HS nghiên cứu nội dung SGK trả lời câu hỏi: 
 +Hãy nêu các nguồn vật liệu chọn giống? 
GV: Theo dõi, nhắc nhở HS thực hiện. 
Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
 - GV mời cá nhâ n học sinh trả lời các câu hỏi , các bạn khác 
bổ sung. 
 Bƣớc 4: Đánh giá kết quả 
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. 
- Nhận xét, rút ra kết luận. 
- GV giới thiệu về các nguồn vật liệu này. 
Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Nghiên cứu SGK trả lời câu 
hỏi. 
- Hs đươc̣ mời trình bày nôị dung đa ̃tìm hiểu 
trước lớp. 
Nghe GV giới thiệu. 
 Sản phẩm: 
-Nguồn vật liệu chọn giống: 
+ Biến dị tổ hợp. 
+ Đột biến. 
+ ADN tái tổ hợp. 
 Hoạt động 2: 
 Hình thành kiến thức II- TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP 
1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu các bước tạo giống dựa trên nguồn BDTH 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
 Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm. 
3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn, PHT, SGK 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ 1 
- Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành PHT trong 5 phút: 
1. Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp? 
2.Quan sát hình 18.1 SGK -> Hoạt động nhóm, hoàn 
thành PHT (khái quát cách tạo giống thuần dựa trên 
nguồn biến dị tổ hợp, báo cáo sản phẩm)? 
3. Chỉ ra những ưu, nhược điểm của cách tạo giống 
thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. 
- Theo dõi, nhắc nhở HS thực hiện. 
Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
Mời nhóm đaị diêṇ trình bày. 
Bƣớc 4: Đánh giá kết quả 
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức 
- Nhận xét ý thức tham gia của HS và đánh giá sản 
phẩm PHT. 
- Chuẩn hóa kiến thức: 
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau. 
 - Hs nhâṇ nhiêṃ vu ̣
Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động nhóm(theo bàn) học sinh tìm hiểu 
SGK, quan sát hình và trả lời và hoàn thành PHT. 
Nhóm được mời trình bày kết quả của nhóm 
-Các nhóm còn lại lắng nghe bổ sung ý kiến 
của nhóm mình. 
- Chú ý lắng nghe. 
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. 
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn 
hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần. 
 * Ưu điểm: 
- Dễ tìm ra tổ hợp gen mong muốn. 
- Không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp. 
* Nhược điểm: 
- Mất nhiều thời gian và công sức để đánh giá từng tổ 
hợp gen. 
- Khó duy trì giống một cách thuần chủng. 
Sản phẩm: 
-Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp: 
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau. 
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. 
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần. 
 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức III- TẠO GIỐNG LAI CÓ ƢU THẾ CAO 
1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu thế nào là hiện tượng ưu thế lai, các bước tạo giống có ưu thế lai cao. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
 Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm. 
3. Phương tiện dạy học: Bộ câu hỏi phát vấn 
4. Hình thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
 Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ ( bô ̣câu hỏi hiǹh thành kiến thức) 
1. GV đưa VD để HS hình thành khái niệm ưu thế lai. 
Pt/c: dòng 1 x dòng 2 
F1: sức sống hơn hẳn bố mẹ -> gọi là ưu thế lai. Vâỵ UTL là gì? 
2. Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Ưu thế lai dựa trên cơ sở 
khoa học nào? 
 3. Làm thế nào để tạo được ưu thế lai? 
 4. Phương pháp tạo ưu thế lai có ưu, nhược điểm gì? 
- Theo dõi, hỗ trợ HS, nhận xét, đánh giá SF. 
Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
Mời nhóm đaị diêṇ trình bày. 
Bƣớc 4: Đánh giá kết quả 
-GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức 
- Nhận xét ý thức tham gia của HS và đánh giá sản phẩm 
PHT. 
- Chuẩn hóa kiến thức: 
 Tạo dòng thuần lai các dòng thuần khác nhau (lai khác 
dòng đơn, lai khác dòng kép) chọn lọc các tổ hợp có ưu thế 
lai cao. 
- GV giới thiệu thêm về 1 số giả thiết giải thích nguyên nhân ưu 
thế lai: trạng thái dị hợp tử, tác dụng cộng gộp của các gen trội có 
lợi. 
- Giới thiệu 1 số thành tựu về ứng dụng ưu thế lai ở Việt Nam. 
- Chuẩn hóa kiến thức: Qua nội dung bài học, chúng ta thấy khoa 
 - Hs lắng nghe nhâṇ nhiêṃ vu ̣
 Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 HS hoạt động nhóm(theo bàn) học 
sinh tìm hiểu SGK hoàn thành 4 
câu hỏi của GV. 
- Nhóm được mời, trình bày kết 
quả của nhóm. 
 - Các nhóm còn lại lắng nghe bổ 
sung ý kiến của nhóm mình. 
- Chú ý lắng nghe. 
học hiện đại có rất nhiều thành tựu to lớn. Vì vậy, để góp phần bảo 
vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học, chúng ta cần ứng 
dụng các thành tựu này để chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các 
giống động thực vật quý hiếm. 
Sản phẩm: 
1. Khái niệm ƣu thế lai 
-Ưu thế lai: Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và 
phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. 
2. Cơ sở di truyền của hiện tƣợng ƣu thế lai 
-Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều 
người thừa nhận. 
-Giả thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình 
vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. 
3. Phƣơng pháp tạo ƣu thế lai 
-Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao: 
Tạo dòng thuần lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép) 
chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao. 
C. Luyện tập : 
1. Mục đích 
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến thực tiễn 
2. Nội dung 
Vấn đề: 
Câu 1: Quy trình taọ giống dưạ trên ngồn biến di ̣ tổ hơp̣. 
Câu 2: Cở sở của UTL 
Câu 3: phương pháp taọ UTL 
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh 
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng 
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh 
4. Hình thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài 
Câu 1: Quy trình taọ giống dưạ trên ngồn biến di ̣ tổ hơp̣. 
Câu 2: Cở sở của UTL 
Câu 3: phương pháp taọ UTL 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét 
Bước 4: Đánh giá kết quả 
GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
D. Vận dụng, mở rộng 
1. Mục đích 
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề trong cuộc sống thông qua các 
kiến thức đã học 
2. Nội dung: 
- Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp? Tại sao biến dị tổ hợp là quan trọng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng? 
- Cho biết thành tựu chọn giống ở Việt Nam về một vài giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế cao? 
- Ôn tập kiến thức trả lời câu hỏi 1, 2, 3,4 SGK trang 78. 
 - Tìm hiểu phương pháp tạo giống bằng gay đột biến và công nghê ̣tế bào ở bài 19/SGK sinh hoc̣ 12. 
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh 
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời: 
4. Kĩ thuật tổ chức 
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học 
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập 
-GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_12_bai_18_chon_giong_vat_nuoi_va_cay_tr.pdf