Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 2: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 2: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Giới thiệu bà mới: Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người: Tuyên ngôn độc lập

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:

Câu hỏi

• Phần tiểu dẫn SGK trình bày cho em nội dung gì?

• Nêu hcst của tác phẩm?

• Mục đích của tp là gì?

• Nêu giá trị của bản tuyên ngôn độc lập?

- GV phát vấn, hs tl

- Gv chốt ý

Định hướng trả lời:

I. Hoàn cảnh sáng tác

- Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam

- Trong nước:

+ Cách mạng Tháng Tám thành công (9/8) trong cả nước.

+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập

+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội trước hàng chục vạn đồng bào Người thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mơi

II. Mục đích

- Tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc trước nhân dân trong nước và thế giới

- Bác bỏ luận điệu xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới

- Thể hiện quyết tâm, ý chí, quyền độc lập của dân tộc

 

docx 7 trang hoaivy21 7860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 2: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyên ngôn độc lập -Hồ Chí Minh
Giới thiệu bà mới: Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người: Tuyên ngôn độc lập
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
Câu hỏi
Phần tiểu dẫn SGK trình bày cho em nội dung gì?
Nêu hcst của tác phẩm?
Mục đích của tp là gì?
Nêu giá trị của bản tuyên ngôn độc lập?
GV phát vấn, hs tl
Gv chốt ý
Định hướng trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác 
Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam 
Trong nước: 
+ Cách mạng Tháng Tám thành công (9/8) trong cả nước. 
+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập 
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội trước hàng chục vạn đồng bào Người thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mơi 
Mục đích
Tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc trước nhân dân trong nước và thế giới 
Bác bỏ luận điệu xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới 
Thể hiện quyết tâm, ý chí, quyền độc lập của dân tộc 
Giá trị của bản tuyên ngôn 
Giá trị lịch sử:
Tuyên ngôn độc lập ra đời đã chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến trên đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc 
Giá trị văn học
Nội dung: là áng văn yêu nước lớn của thời đại cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc 
Nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc: 
Chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của người viết 
Viết dưới bàn tay của bậc thầy ngôn ngữ, 
Hoạt động 2: B/ Đọc – hiểu
Đọc – tìm hiểu bố cục
GV: gọi h/s đọc với giọng hào hùng, danh thép, thể hiện sự tự hào, sự tôn dân tộc.
Câu hỏi: tác phẩm chia làm mấy phần? Nội dung?
Định hướng trả lời:
Từ đầu đến chối cãi được à Nguyên lý chung 
Phần 2 tiếp đến phải được độc lập à tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh của nhân dân ta 
Phần 3: còn lại à tuyên bố và khẳng định ý chí quyết tâm 
Hiểu văn bản 
Nguyên lý chung của bản tuyên ngôn độc lập 
Câu hỏi: 
Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn là gì?
Bác đã nêu nguyên lí chung bằng cách nào?
Nhận xét cách nêu nguyên lí chung của Bác?
Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn có ý nghĩa gì?
Bác có công lao giở luận điểm “Suy rộng ra”?
Gv phát vấn, học sinh trả lời
Gv nhận xét, chốt lại vấn đề:
Định hướng trả lời:
Mở đầu bản Tuyên Ngôn Người đã nêu ra nguyên lý chung: khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và dân tộc trên thế giới 
Người đã nêu nguyên lý chung bằng cách trích dẫn 2 bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp 
+Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776) “tất cả mọi người sinh ra mưu cầu hạnh phúc” 
+Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1791) của Pháp “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” 
è Độc đáo, thuyết phục 
Ý nghĩa: Việc trích dẫn bản tuyên ngôn có tác dụng 
Đề cao giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại. Bởi ở thế kỷ 18 hai nước Mỹ, Pháp đã khẳng định quyền của con người: quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, bình đẳng 
Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam mà nhắc tới hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai nước lớn trong lịch sử nhân loại thì cũng có nghĩa là Bác đã ra đặt 3 cuộc cách mạng, ba nền độc lập, ba bản Tuyên Ngôn ngang hàng nhau. Một cách kín đáo hơn bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh như gợi lại niềm tự hào của Tác giả Bình Ngô đại cáo ngày xưa, khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế đối xứng như thế: đặt các triều đại phong kiến của ta ngang hàng với các triều đại của Bắc quốc 
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Bác đã khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp ghi lại trong hai bản tuyên ngôn. Cách nói đó như thể hiện nghệ thuật lập luận tài tình của Hồ Chí Minh vừa khéo léo, vừa kiên quyết: 
Khéo léo vì: Bác tỏ ra tôn trọng những lời lẽ của tổ tiên hai nước, coi đó mà những danh ngôn “bất hủ” là những lời “vàng ngọc” và chân lý, “lẽ phải” 
Kiên quyết vì nhắc nhở 2 nước Mỹ, Pháp đừng phản bột, đừng chà đạp lên những di huấn thiêng liêng mà tổ tiên chúng đã dày công vun đắp lên nếu nhất định tiến quân sang xâm chiếm Việt Nam
Phần mở đầu đã thể hiện phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, sáng tạo khi Người phát triển quyền tự do của cá nhân thành quyền của các dân tộc qua câu văn “suy rộng ra” 
“Suy rộng ra . tự do” 
Đây là một đóng góp có ý nghĩa của Hồ Chí Minh và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Một nhà văn hóa nước ngoài có viết “Cống hiến lớn nhất của cụ Hồ Chí Minh ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền của các dân tộc”. Như vậy, tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết định vận mệnh của mình 
Luận điểm Suy rộng ra được coi là phát súng mở đầu cho cơn bão táp giải phóng các dân tộc thuộc địa 
Nghệ thuật: bằng những câu văn ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo Hồ Chí Minh đã đi đến những khẳng định vô cùng đánh thép: “đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được” Người đã khẳng định độc lập tự do của dân tộc là “lẽ phải”, đúng đắn là chân lý mọi người thừa nhận không ai chối cãi được
Phần 2 cơ sở thực tế
Câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngôn kể tội gì của chúng?
Câu hỏi 2: Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng để kể tội Pháp?
Câu hỏi 3: Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn kể tội gì của chúng?
Câu hỏi 4: Pháp nhân danh Đồng minh thắng Nhật nên chúng có quyền lấy lại Đông Dương, bản tuyên ngôn chỉ rõ luận điệu xảo trá và tội ác của chúng như thế nào?
Câu hỏi 5: Bản tuyên ngôn khẳng định vai trò đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng như thế nào?
Gv phát vấn, học sinh trả lời
Gv nhận xét, chốt ý :
Định hướng:
Tội ác của thực dân Pháp
Hệ thống lập luận của Tuyên ngôn không chỉnh chặt chẽ ở cơ sở pháp lý của nền độc lập dân tộc mà còn toàn diện khi đưa ra cơ sở thực tế. Và có lẽ những “bằng chứng sống” của hiện thực lịch sử, những nghi lẽ của sự thật có sức tác động trực tiếp và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn đến tâm hồn người đọc, người nghe 
Đoạn văn đã mở đầu tố cáo tội ác của thực dân Pháp bằng 2 tiếng “thế mà” - mạch văn chuyển rất tự nhiên gợi sự đối lập giữa những lý lẽ tốt đẹp với những hành động tàn bạo của thực dân Pháp khi chúng đặt chân lên đất nước ta trong vòng hơn 80 năm. Bằng một hệ thống luận cứ toàn diện, chặt chẽ, tiêu biểu và đầy ấn tượng được tuôn ra dưới ngòi bút dồi dào và sắc sảo một “bản án chế độ thực dân Pháp” lần 2 được vạch ra 
*Thực dân Pháp muốn khoe khoang công lao “khai hóa” thì bản Tuyên Ngôn vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt, man rợ, độc ác, vạch trần những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa 
- Về chính trị: chúng xóa bỏ hoàn toàn quyền tự do dân chủ của nhân dân ta, thi hành những chính sách man rợ thực hiện chính sách “chia để trị”, “chúng tuyệt đối đoàn kết” “chúng thẳng tay bể máu” 
- Về kinh tế: chúng “bóc lột”, vơ vét của cải của nhân dân ta, cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, giữ độc quyền in giấy bạc,.. đặt ra trăm thứ thuế vô lý: thuế người, thuế muối, thuế đò, thuế thuốc phiện, 
- Về văn hóa: chúng đến nước ta khai hóa, nhưng thực chất là khai tử. Bằng cách lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn để đầu độc dân tộc ta 
- Kết quả là: Sau gần một thế kỷ “khai hóa” của thực dân pháp nước ta “sơ xác tiêu điều dân ta nghèo nàn thiếu thốn. Đặc biệt đã gây ra nạn đói khủng khiếp 1945 - vết thương lòng với cả dân tộc Việt Nam, khiến hơn 2 triệu người chết đói - 1/10 dân số Việt Nam bị chết nói (liên hệ bài Vợ Nhặt) 
- Nghệ thuật để tăng cường sức mạnh tố cáo và vạch trần tội ác, bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp Bác đã sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật:
+ Câu văn ngắn như dồn nén biết bao niềm căm hận, mỗi câu vang lên đanh thép, chất chứa sự căm hờn như một lời tuyên án 
+ Phép liệt kê + điệp từ “chúng” xuất hiện liên tiếp (khoảng 14 lần) chúng chỉ có một mà hành động nhiều vô kể, khiến tội ác của thực dân Pháp hiện lên chồng chất, tầng tầng, lớp lớp 
+ Từ ngữ giàu sức biểu cảm, giàu cảm xúc, giàu sức gợi. Chỉ một câu văn “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong bể máu” đã cho thấy những tội ác man rợ dã man như thời Trung cổ (liên hệ Bình Ngô đại cáo). Đồng thời khơi dậy lòng căm thù, vừa thể hiện nỗi xót xa của Bác, vừa gửi khơi dậy ý chí, lòng quyết tâm chiến đấu 
Bằng những câu văn ngắn gọn xúc tích, lập luận đanh thép, cùng với dẫn chứng cụ thể Hồ Chí Minh đã vạch trần, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, bác bỏ công lao “khai hóa” của chúng khi đến đất nước ta. 
*Thực dân Pháp muốn kể công “bảo hộ”, Bác đã bác bỏ công lao bảo hộ của chúng trên đất nước ta 
Mùa thu năm 1940 . thì thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng mở cửa rước Nhật. Đây là hành động hèn nhát của kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” 
Ngày 9/3 Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không bảo hộ mà còn bán nước ta hai lần cho Nhật trong 5 năm. Như vậy, đó không phải là công mà là tội. Thế mà để tái chiếm nước ta lần hai chúng đã tung ra dư luận thế giới luận điệu của kẻ cướp nước “Đông Dương là thuộc địa của Pháp”. Bằng sự thật lịch sử bản Tuyên Ngôn đã bác bỏ luận điệu xảo trá của kẻ thù phủ định công lao của kẻ thù và khẳng định pháp không còn dính líu, không còn quyền gì trên đất nước Việt Nam 
*Bác kể tội phản bội đồng minh của Pháp 
+ Pháp đã bán Đông Dương cho Nhật. Mùa thu năm 40 
+ Khi Việt Minh kêu gọi pháp hợp tác chống nhật, bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại còn ngoan cố, tàn bạo khi thẳng tay khủng bố Việt Minh Hơn nữa, nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng 
*Nghệ thuật 
+ Lập luận chặt chẽ, đánh thép, chứng cứ xác thực những câu văn ngắn, dài kết hợp với nhau cuối mỗi đoạn là một lời kết luận tố cáo đánh thép tội ác của kẻ thù 
+ Dùng những từ ngữ phủ định, cùng với những động từ: “quỳ gối, bán, bỏ chạy, đầu hàng” đã nột tả bản chất hèn nhát, ngoan cố, độc ác của thực dân Pháp 
èKết luận bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những sự thật lịch sử cùng với thủ pháp nghệ thuật liệt kê, động từ + từ ngữ phủ định Hồ Chí Minh đã:
+ Tố cáo, vạch trần tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta 
+ Bác bỏ mọi sự dính líu, mọi quyền hành của Pháp ở Việt Nam 
Quá trình nổi dậy và đấu tranh của nhân dân ta 
Trước tội ác “trời không dung, đất không tha” của thực dân pháp, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh giành chính quyền 
*Tóm tắt sự kiện 
Trước ngày 9 tháng 3 
Trong ngày 9 tháng 3 
Sau ngày 9 tháng 3, trước đó Việt Minh đã bao lần kêu gọi người Pháp người đoàn kết chống nhật hơn nữa. Còn nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo giúp tạo nhiều người Pháp chạy qua biển Biên Thùy, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ, Việc nhắc lại những sự kiện ấy giúp người đọc thấy rõ bản chất của thực dân Pháp là độc ác, xảo quyệt, ngoan cố à hành động của chúng là phi nghĩa. Bản chất của nhân dân ta là khoan hồng nhân đạo ànên đấu tranh của ta là chính nghĩa 
Việc nhắc đi nhắc lại điệp ngữ “Sự thật là” như một lời khẳng định đánh thép, quyết liệt rằng nhân dân ta lấy lại nước ta từ tay Nhật. Qua đó cũng bác bỏ được luận điệu xảo trá của kẻ thù. 
Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh nhân dân ta nổi dậy và dành được nhiều thắng lợi. Câu văn “Pháp chạy, nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị” đã cho ta thấy chỉ trong một thời gian ngắn 3 đối tượng của lịch sử đã bị xóa sổ đó là thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến. 
Bằng những sự thật lịch sử Hồ Chí Minh đã bác bỏ mọi sự dính líu của thực dân Pháp ở Việt Nam và khẳng định cuộc đấu tranh của nhân dân ta, dân tộc ta và chủ nhân của đất nước không ai khác chính là nhân dân ta 
Lời tuyên bố 
Câu hỏi: Lời tuyên bố có ý nghĩa như thế nào với:
Với nhân dân Việt Nam?
Với các nước Đồng Minh?
Với nhân dân thế giới?
Định hướng:
Với thực dân pháp: chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố vừa đanh thép, hùng hồn, dứt khoát, vừa toàn diện, đầy đủ. Hồ Chí Minh đã dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định tuyệt đối để tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ hết mọi đặc quyền của thực dân Pháp trên Việt Nam 
Với nhân dân Việt Nam: toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm đoàn kết chống lại âm mưu xâm lược của thực dân pháp, để bảo vệ quyền độc lập của dân tộc 
Với các nước Đồng Minh: Hồ Chí Minh đã ràng buộc các nước Đồng minh về việc công nhận và tôn trọng nền độc lập của dân tộc Việt Nam 
Với nhân dân thế giới: lời tuyên bố đanh thép, trang trọng, hùng hồn đã khẳng định chủ quyền dân tộc và quyết tâm của toàn thể dân tộc, quyết giữ vững quyền tự do ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_2_tuyen_ngon_doc_lap_ho_chi_minh.docx