Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 28: Văn bản "Đất nước" - Phạm Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 28: Văn bản "Đất nước" - Phạm Thị Bích Ngọc

a. Kiến thức

 Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.

b. Kỹ năng

 Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, sự thể hiện hình tượng đất nước của bài thơ. Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

c. Thái độ

 Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.

 

doc 6 trang Phước Dung 26/10/2024 210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 28: Văn bản "Đất nước" - Phạm Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
Tiết 28: Đất Nước – Trích Trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm’’
Trường
THPT Võ Thị Sáu – Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc
Họ tên giáo viên 
Phạm Thị Bích Ngọc
Khối lớp 
12
Ban
Cơ bản

Môn 
Ngữ văn
Tiết số:
Tiết 28: Đất Nước – Trích Trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm’’
Mục tiêu bài dạy
a. Kiến thức
 Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ. 
b. Kỹ năng
 Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, sự thể hiện hình tượng đất nước của bài thơ. Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
c. Thái độ
 Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.

1. Kiến thức về CNTT 
- Biết sử dụng máy tính thành thạo
- Biết cách thiết kế bài giảng điện tử bằng powpoint và một số phần mềm ứng dụng khác như Adobe presenter 10
2. Kiến thức chung về môn học
Trước khi học bài này học sinh cần
+ Đọc thuộc lòng đoạn trích Đất Nước.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK và SBT.
Yêu cầu về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học
1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT
a. Phần cứng
- Máy tính, máy chiếu
b. Phần mềm
- Phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử Power point 
- Phần mềm Adobe presenter 10.0 
2. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác:
 - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu có liên quan đến bài giảng 
 - Đồ dùng dạy học có trong bài.
Chuẩn bị việc giảng dạy 

1. Phần chuẩn bị của Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung Đoạn trích Đất Nước, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, bài giảng điện tử, bài giảng e - learning, lập kế hoạch giảng dạy.
2. Phần chuẩn bị của Học sinh:
- Ôn tập lại các Kiến thức cơ bản về Tác giả, Tác phẩm
- Chuẩn bị bài trước ở nhà.
Kế hoạch giảng dạy

1.Dẫn nhập 
- Dùng phần mềm Adobe presenter 10.0 ghi âm phần giới thiệu vào bài của giáo viên .
2.Giới thiệu bài mới
 - Giáo viên ghi âm phần giới thiệu vào bài mới.
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt

- Hoạt động 1: Phần tiểu dẫn trong SGK đã giới thiệu cho chúng ta những vấn đề gì để giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận văn bản này?
- Hoạt động 2: 
* Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? 
Đại diện nhóm thuyết trình bằng powerpoint
- GV: Nhận xét phần thuyết trình của học sinh. 
 Nhấn mạnh: 
+ Những yếu tố tạo nên hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm.
+ Đặc điểm phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm 
* Giới thiệu những nét chính về Trường ca 
“Mặt đường Khát vọng”? 
Đại diện nhóm thuyết trình bằng powerpoint 
- GV: Nhận xét phần thuyết trình của học sinh. 
 Nhấn mạnh: hoàn cảnh sáng tác, kết cấu. 
* Giới thiệu về đoạn trích Đất Nước? 
Đại diện nhóm thuyết trình 
GV nhận xét, bổ sung. 
- Vì sao chúng ta cảm thấy khó khăn khi tiếp cận văn bản này? 
- Hoạt động 4: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về Đất Nước trên những phương diện nào? 
- Hoạt động 5: Ta là ai? 
 Đất Nước có từ bao giờ? 
- Hoạt động 6: So sánh cách cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm với Lý Thường Kiện và Nguyễn Trãi?
- Hoạt động 7: Đất Nước hiện hữu ở những đâu?
- Hoạt động 8: Vì sao em yêu truyện cổ tích? 
- Hình ảnh miếng trầu gợi cho em nhớ tới sự tích nào? Sự tích ấy ra đời từ bao giờ? 
- ý Nghĩa biểu tương của hình ảnh cây tre?
- Thành ngữ dân gian “Một nắng hai sương + 4 động từ “xay, giã, giần, sàng?-> gợi cho em điều gì?
- Hoạt động 9: Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước là những gì rất bình dị, đơn sơ với cách cảm nhận ấy, nhà thơ có hạ thấp tầm vóc của Đất Nước hay không? 
- Hoạt động 10: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở 9 câu thơ đầu?
+ Hình ảnh?
+ Giọng điệu?
+ Chất liệu?
- Hoạt động 11: Học sinh thuyết trình bằng powerpoint
GV nhận xét, bổ sung
 Hoạt động 12: Đàm thoại giữa giáo viên – học sinh.
- Vì sao trong anh và em lại có một phần Đất Nước?
- Vì sao nói Đất Nước còn là sự thống nhất hài hòa giữa cá nhân – cộng đồng?
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhắc nhở điều gì qua 4 câu thơ cuối phần 1?
 - Nhận xét giọng điệu 4 câu thơ cuối phần 1? 
- Chỉ ra tính chất trữ tình – chính luận trong 4 câu thơ cuối phần 1? 
- Hoạt động 13 Liên hệ với cách thể hiện tuyên và trách nhiệm đối với tổ quốc của thế hệ trẻ trong hiện tại???

I. Đọc – tìm hiểu chung 
1. Tác giả:
-Tiểu sử - con người 
- Đặc điểm phong cách
- Tác phẩm chính: 
2. Trường ca “Mặt đường khát vọng”.
- Hoàn cảnh sáng tác
- Nội dung 
3. Đoạn trích:
- Vị trí
- Bố cục 
II. Đọc – Hiểu 
1. Cảm nhận về Đất Nước 
1.1.Đất Nước có tự bao giờ? 
- Đất Nước có từ rất lâu trong sâu thẳm của thời gian lịch sử.
- Đất Nước hiện hữu trong những gì gần gũi, bình dị, thân thương, gắn bó.
(Câu chuyện cổ, miếng trầu, cây tre, búi tóc, tình cảm vợ chồng, tên gọi nôm na, hạt gạo trắng ngần).
-> Bề dày văn hóa, tính cáh, lối sống, tâm hồn Việt Nam.
=> Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo văn hóa văn học dân gian để đem đến cho ta một cách cảm nhận mới về sự vững bền, sâu xa, muôn thuở của Đất Nước.
1.2. Đất Nước là gì?
1.3. Suy nghĩc của thế hệ trẻ trong hiện tại.
=> Tóm lại: Phần 1 vừa giàu cảm xúc vừa thấm đẫm chất suy tư, khơi dậy tình yêu, lòng tự hào về Đất Nước và trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước mình.
4) Củng cố và luyện tập :
Trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 hệ thống câu hỏi tương tác.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Chuẩn bị tiết 29 và so sánh với bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi.
6.Tài liệu tham khảo.
Sách Ngữ văn 12, NXB Giáo dục
Sách Giáo viên Ngữ văn 12, NXB Giáo dục.
Bài tập Ngữ văn 12, NXB Giáo dục.
Phần mềm: Microsoft office 2010, Adobe Presenter 10.0, 
Webside: 
Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy này
- Ứng dụng phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử, phần mềm Adobe presenter 10 và phần mềm quay phim màn hình Active Presenter vào bài giảng có thể giúp học sinh dễ dàng hiểu được nội dung kiến thức hơn. Các em có thể tự học mọi lúc, mọi nơi mà học sinh có thể tự tư duy được. Hơn nữa bộ môn Ngữ văn gần đây và không gây được hứng thú cho học sinh nhưng sau khi ứng dụng CNTT vào bài giảng làm bài giảng sinh động hơn đã gây được hứng thú cho học sinh tham gia học môn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người thực hiện
Phạm Thị Bích Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_28_van_ban_dat_nuoc_pham_thi_bic.doc