Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3: Tuyên ngôn độc lập - Trần Phương Thùy

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3: Tuyên ngôn độc lập - Trần Phương Thùy

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

( PHẦN I – TÁC GIẢ)

I. Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)

- Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung  Nguyễn Tất Thành  Nguyễn Ái Quốc

- Quê quán: Làng Kim Liên (Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước

* Quá trình hoạt động cách mạng:

- Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước.

- Tháng 1/1919: gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vec xay với tên Ngyễn Ái Quốc.3

- Năm 1920: tham gia ĐH thành lập ĐCS Pháp, đọc được luận cương của Lê Nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa  xác định được con đường giải phóng dân tộc.

- 1925- 1930: tham gia thành lập nhiều tổ chức Cm: VNTNCMĐCH, ĐCSVN

- 1941 về nước lãnh đạo CM trong nước giành thắng lợi 1945

- Từ 6/1/1946 được bầu làm chủ tịch nước đến khi từ trần 2/9/1969

- Năm 1990: nhân dịp kỉ niệm 100 ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 3: Tuyên ngôn độc lập - Trần Phương Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Phương Thùy 
Tuần 3
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( PHẦN I – TÁC GIẢ)
I. Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)
- Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung à Nguyễn Tất Thành à Nguyễn Ái Quốc 
- Quê quán: Làng Kim Liên (Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước
* Quá trình hoạt động cách mạng:
- Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước.
- Tháng 1/1919: gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vec xay với tên Ngyễn Ái Quốc.3
- Năm 1920: tham gia ĐH thành lập ĐCS Pháp, đọc được luận cương của Lê Nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa à xác định được con đường giải phóng dân tộc.
- 1925- 1930: tham gia thành lập nhiều tổ chức Cm: VNTNCMĐCH, ĐCSVN 
- 1941 về nước lãnh đạo CM trong nước giành thắng lợi 1945
- Từ 6/1/1946 được bầu làm chủ tịch nước đến khi từ trần 2/9/1969
- Năm 1990: nhân dịp kỉ niệm 100 ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. 
 II. Sự nghiệp văn học:
 1. Quan điểm sáng tác: 
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi viết cho ai? “ viết đề làm gì?’ rồi mới quyết định “ viết cái gì?” và “viết như thế nào?”
 2. Di sản văn học: 
a. Văn chính luận: Phong phú, đa dạng
 - Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
 - Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.
b. Truyện và kí: 
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến đề cao những tấm gương yêu nước - CM; bút pháp linh hoạt sáng tạo, hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của HCM.
c. Thơ ca:
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của HCM. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại.
 3. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, hấp dẫn
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chắng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, hài hước,hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương Tây.
- Thơ ca: 
+ Thơ tuyên truyền: mộc mạc, giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc dễ nhớ.
+Thơ nghệ thuật: Có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và tính chiến đấu. 
III. Kết luận: 
Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
* Củng cố:
	Nhấn mạnh trọng tâm bài học cần nắm là: Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM, chú ý vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của Người.
 	PHẦN II: TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu tiểu dẫn: 
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô .
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
2. Đối tượng và mục đích viết: 
- Đối tượng: Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ.
- Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược VN của các nước đế quốc.
3. Giá trị cơ bản của bản Tuyên Ngôn:
	- Giá trị lịch sử: Tuyên Ngôn Độc Lập là văn kiện lịch sử vô giá chính thức tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, chấm dứt mqh thuộc địa với Pháp, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta với thế giới.
	- Giá trị tư tưởng: tác phẩm là kết tinh những tư tưởng cao đẹp của nhân loại: lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
	- Giá trị văn học: Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nêu nguyên lý chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc:
- Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn: “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ (1776) và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791).
+ Hai đối tượng này đang có âm mưu xâm lược VN.
+ Bác tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ.
Ä Chặn đứng âm mưu trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
- Tuyên ngôn của Mĩ: “Tất cả mọi người hạnh phúc”. Bác dùng phép suy lí: “Suy rộng ra quyền tự do”.
+ Từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên quyền lợi của dân tộc.
- Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền” của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra quyền lợi” để Bác khẳng định: “Đó là không ai chối cãi được”.
- Bác xoáy sâu vào quyền bình đẳng mọi mặt của con người, Bác dẫn lời cha ông họ" đây là phương pháp lập luận khôn khéo và tế nhị. (nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”).
- Bác chọn lời 2 bản tuyên ngôn này vì đây là cơ cở pháp lí tiến bộ nhất của thời đại ngày nay.
- Bác đã đặt cuộc cách mạng nước ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng (Pháp – Mĩ) "CM Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới thực hiện 2 yêu cầu cơ bản: độc lập cho dân tộc; Tự do, bình đẳng quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho con người.
 2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: 
- “Thế mà”: phủ nhận thái độ của bọn thực dân Pháp, họ đã phản bội lại lời lẽ của cha ông họ. 
- Bác kể tội bọn thực dân:
*Về chính trị: 
+ thực hiện chính sách “chia để trị”
+ Dùng chính sách ngu dân.
+ Đàn áp cách mạng 
*Về kinh tế: 
+ độc quyền về kinh tế.
+ đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí. 
" kết quả chúng gây ra nạn đói năm At dậu. 
Ä Bác đã bác bỏ công “khai hóa” mà bọn thực dân rêu rao.
* Về ngoại giao: đầu hàng Nhật, phản bội Đồng Minh; 2 lần bán nước ta cho Nhật trong 5 năm
Ä Bác bỏ công “bảo hộ’ của bọn thực dân.
- Điệp ngữ “sự thật là”:Bác bỏ hoàn toàn luận điệu xảo trá cũng như lên án tội ác dã man, đê hèn của chúng.
- Thắng lợi của cách mạng VN: “Khi Nhật VNDCCH” 
" Bác khẳng định vai trò của cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, lập trường chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bác tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ với Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã kí với Việt Nam.
- Khai sinh ra nước VNDCCH, thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập và chống lại mọi âm mưu xâm lược.
- Bày tỏ niềm tin với Đồng minh.
3. Phần kết luận: tuyên bố độc lập
Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy.
III. TỔNG KẾT:	
1. Nghệ thuật: bản TN là áng văn chính luận mẫu mực
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt.
2. Ý nghĩa văn bản: 
- TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời vừa là một tác phẩm văn học lớn, một áng văn chính luận mẫu mực trong lịch sử VHVN.
- Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tuan_3_tuyen_ngon_doc_lap_tran_phuong.docx