Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề 1: Nghị luận xã hội - Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề 1: Nghị luận xã hội - Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Năm học 2021-2022

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng

4.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Đề văn nào dưới đây không thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

a. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Cái nết đánh chết cái đẹp

b. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu khẩu hiệu : Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

 c. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Làm người thì không nên có cái tôi.nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi.

 d. Qua bài thơ Vội vàng, anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu?

 

doc 16 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 5210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề 1: Nghị luận xã hội - Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1; Tiết:4, 5; Ngày soạn: 02/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
Chủ đề 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2 tiết)
BÀI 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 1 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Nội dung, yêu cầu của bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.
- Cách thức triển khai bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
2
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.
Đ1
3
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
Đ2
4
- Thuyết trình hiểu biết của bản thân về m ột vấn đề xã hội nào đó.
N1
5
- Biết lựa chọn ngôn ngữ, trong sáng, diễn đạt mạch lạc vấn đề trình bày; Nắm bắt được những nội dung thuyết trình, nhận xét phần trình bày của bạn; Biết cách đặt các câu hỏi phản biện và mở rộng vấn đề 
N2
6
- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM
9
 - Chăm chỉ học tập và rèn luyện.
 - Thể hiện ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua quá trình xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội;
CC-TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập, 
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(5 phút)
 Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)
KT,Đ1,Đ2,Đ3,N1,N2,GT-HT,GQVĐ
I.Tìm hiểu đề và lập dàn ý
II.Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; 
Đánh giá qua sản phẩm cá nhân, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (15 phút)
Đ3,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5phút)
N1,N2,V1
Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao.
Đàm thoại gợi mở. 
Đánh giá qua sản phẩm cá nhân, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Đề văn nào dưới đây không thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Cái nết đánh chết cái đẹp
 Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu khẩu hiệu : Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
 c. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Làm người thì không nên có cái tôi...nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi.
 d. Qua bài thơ Vội vàng, anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV: Gợi ý trả lời: c
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Văn nghị luận nói chung, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng là kiểu bài chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày, trên báo chí và các phương tiên truyền thông đại chúng khác. Hơn nữa, ở bậc THCS, chúng ta cũng đã nghiên cứu khá kĩ kiểu bài này; vậy bây giờ em nào có thể nhắc lại những nội dung cơ bản đã học ở lớp 9?
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
2.1: Tìm hiểu đề, lập dàn ý
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1,N2, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
(Một khúc ca)
a. Tìm hiểu đề:
-Vấn đề nghị luận: lối “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
- “Sống đẹp” là sống có văn hóa, biết cống hiến. Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: 
 + Lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; 
 + Tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu ;
+ Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt;
 + Hành động tích cực, lương thiện 
- Các thao tác lập luận:
 + Giải thích (“sống đẹp” ?); 
 + Phân tích (các khía cạnh biểu hiện của “sống đẹp”);
 + Chứng minh (nêu những tấm gương người tốt, việc tốt.) 
 + Bình luận (bàn cách thức rèn luyện để “sống đẹp”; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực, )
- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều.
b. Lập dàn ý
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Làm người phải sống như thế nào để cuộc đời có ý nghĩa và xứng đáng là người.
 - Nêu luận đề: Trong “ Một khúc ca”, Tố Hữu đã đặt ra một vấn đề: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là “sống đẹp”.
 (Sống có ý nghĩa, làm được nhiều điều tốt đẹp, có đóng góp tích cực cho đời.)
 - Phân tích những khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
 + lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp.
 + tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
 + trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.
 + hành động tích cực, lương thiện 
Những tấm gương sống đẹp:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về nhân cách, lối sống.
 + Cụ Đồ Chiểu với nhân cách thanh cao của một người thầy giáo, lòng nhân hậu – y đức của người thầy thuốc, khí tiết cao cả của nhà Nho yêu nước.
 +“Từ ấy” (Tố Hữu), “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”; “Sống là cho chết cũng là cho” (Tố Hữu);
 - Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống:
 + Lối sống thấp hèn, vụ lợi, cá nhân, vị kỉ.
 + Thái độ vô trách nhiệm, thiếu tình người.
 + Không biết rèn luyện để trở thành người hữu ích.
 -Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
 + Xác định mục đích sống và phấn đấu rèn luyện tài năng .
 + Luôn bồi dưỡng tâm hồn đẹp, sống nhân nghĩa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên.)
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà:
Xác định 3 yêu cầu khi thực hiện tìm hiểu đề: Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?
Lập dàn ý với đề bài trên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời :
-Cần tập trung thảo luận và nêu được thế nào là “sống đẹp”(Gợi ý: Sống đẹp là sống có lí tưởng mục đích, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng, có hành động tích cực=> có ích cho cộng đồng xã hội...); ngược lại là lối sống: ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực.
GV bổ sung: 
- Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung để trả lời câu hỏi của Tố Hữu: lí tưởng đúng đắn; tâm hồn lành mạnh; trí tuệ sáng suốt; hành động tích cực.
- Với đề văn này, có thể sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích (sống đẹp); phân tích (các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực, ).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
2.2: Cách làm bài 
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1,N2, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
* (Nói thêm) Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề:
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống).
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi, ).
- Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em, ); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thây trò, tình bạn, ).
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống, 
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định).
* Thân bài:
a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề.
Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài.
b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện cụ thể.
c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh: đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng góp- hạn chế, 
 Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết.
* Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội).
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà: Từ kết quả thảo luận trên, anh/chị hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p)
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3.Sản phẩm: Bài làm của HS.
4.Tổ chức hoạt động học: Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV hướng dẫn HS sử dụng SGK tr. 21. Tổ 1,2 làm bài 1. Tổ 3, 4 làm bài 2 (8 phút) 
* LUYỆN TẬP
1. Bài 1 (trang 21 Ngữ văn 12 tập 1)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
[ ] Văn hoá – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phái là cách ứng xử của anh ta nói người khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thề hiểu được quan điểm cua người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và vàn hoá.
[..] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phái có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khắc mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý nới quan điểm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bết cứ vấn đề gì.
Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hoá và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiên thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích luỹ được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hằn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thế kết hợp đưa tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái – một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói:
“Sự khôn ngoan là gì,
Chính là sự cố gắng của con người,
Vượt lên sợ hãi,
Vượt lên hận thù,
Sống tự do,
Thở hít khí trời và biết chờ đợi,
Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”
(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 – 1997)
a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn băn.
b) Để nghị luận, tác giả đã sử đụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ.
c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?
2. Bài 2 (trang 22 Ngữ văn 12 tập 1)
	Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Gợi ý:
– Giải thích các khái niệm “lí tưởng”, “cuộc sống” và ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga L. Tôn-xtôi.
– Vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người.
– Nêu suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn (lựa chọn lí tưởng và con đường phấn đấu cho lí tưởng).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Nội dung
Điểm
Bài 1 (SGK tr. 21)
a) Vấn đề nghị luận: Văn hóa và những biểu hiện văn hóa ở con người.
⇒ Đặt tên cho văn bản: Bàn về văn hóa.
b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng một số thao tác nghị luận:
– Giải thích: Văn hóa – đó có phải là sự phát triển là tất cả những cái đó.
– Phân tích và bình luận: các đoạn còn lại.
c) Cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn: kết hợp linh hoạt nhiều kiểu câu (câu hỏi, câu trần thuật), các câu có độ dài ngắn khác nhau; các câu các đoạn có sự liên kết chặt chẽ (sử dụng phép thế, phép lặp); lối diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, giàu hình ảnh.
10,0
Bài 2 (SGK tr. 22)
*Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói của L.Tôn-xtôi.
*Thân bài:
– Giải thích: Lí tưởng là ước mơ, là mục đích sống cao đẹp trong cuộc đời của mỗi người. Lí tưởng có vai trò làm phương hướng kiên định giúp con người có được một cuộc sống có giá trị, ý nghĩa → Lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
– Lí giải tại sao lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người:
+ Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ đường, hướng dẫn phương hướng mà còn là mục đích sống của con người. Nếu không có lí tưởng, cuộc đời con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa, lãng phí.
+ Lí tưởng đem lại động lực cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Lí tưởng giúp con người khám phá bản thân, khẳng định giá trị của mình.
+ Các cá nhân cùng sống có lí tưởng giúp cộng đồng xã hội phát triển.
– Phê phán những biểu hiện sống không có lí tưởng, không có mục đích.
– Bài học nhận thức và hành động: việc xác định lí tưởng, mục đích sống có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống; cần hành động (học tập, trải nghiệm, nỗ lực) để thực hiện được lí tưởng.
*Kết bài:Nhấn mạnh lại ý nghĩa của lí tưởng sống và liên hệ, mở rộng vấn đề.
10,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 p)
1.Mục tiêu: N1, V1, CC-TN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
 	3. Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
*VẬN DỤNG
Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy trình bày sự cần thiết phải sống trung thực.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng suy nghĩ về sự cần thiết phải sống trung thực.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài vừa học: 
-Mục 2. Cách làm bài
 - Luyện tập phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.
2- Bài sắp học: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 - Đọc Kết quả cần đạt trong SGK
 - Trả lời các câu hỏi phần Gợi ý thảo luận, luyện tập trong SGK .
Tuần:2; Tiết:5; Ngày soạn: 02/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
Chủ đề 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Tiếp theo)
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 01 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Nội dung, yêu cầu của bài văn NL về một hiện tượng đời sống
- Các thức triển khai bài văn NL về một hiện tượng đời sống
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe
2
Nhận biết được các vấn đề hiện tượng đời sống quen thuộc.
Đ1
3
Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một một hiện tượng đời sống.
Đ2
4
Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề hiện tượng đời sống.
N1
5
Có khả năng tạo lập một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
6
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
7
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
8
Năng lực tự học: chủ động trong các vấn đề học tập.
KH
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM
9
 - Có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
NA
TT,
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
Học liệu: SGK, phiếu học tập, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(5phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học: Nghị luận về hiện tượng đời sống.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (25 phút)
Đ1,Đ2,N1,GT-HT,GQVĐ
Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan) 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (10 phút)
Đ2, N1,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
N1, V1
Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập nâng cao.
Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình.
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Đề bài:
	Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Hỏi: - Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
Nhận xét của em về hiện tượng này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV :
Việc sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:Văn nghị luận nói chung, nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng là kiểu bài chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày, trên báo chí và các phương tiên truyền thông đại chúng khác. Hơn nữa, ở bậc THCS, chúng ta cũng đã nghiên cứu khá kĩ kiểu bài này; vậy bây giờ em nào có thể nhắc lại những nội dung cơ bản đã học ở lớp 9?
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
2.1: Tìm hiểu chung
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài (SGK tr. 66)
a)Tìm hiểu đề
 - Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân - vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc cho hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo.
- Luận điểm:
 + Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
 + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ trẻ ngày nay cũng có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. (dẫn chứng)
 + Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ. (dẫn chứng)
 + Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
- Dẫn chứng: 
 + Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện 
 + Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe 
- Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
b)Lập dàn ý
 * Mở bài: 
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân 
- Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh của mình cho ai?”
 *Thân bài: 
 - Tóm tắt hiện tượng: 
 Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối.
 - Phân tích hiện tượng:
 Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay: 
 + Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa.
 + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay.
 + Một số tấm gương tương tự (dẫn chứng)
- Bình luận:
 + Đánh giá chung về hiện tượng: 
 Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên.
 + Phê phán:
 Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ (dẫn chứng).
 + Kêu gọi:
 Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích.
*Kết bài: 
 Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: Tổ 1,2: 1. Tìm hiểu đề ; Tổ 3,4: Lập dàn ý
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
- Nghị luận đời sống: là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa trong xã hội.
- Bài nghị luận cần:
+ Nêu rõ hiện tượng
+ Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại
+ Chỉ ra nguyên nhân
+ Bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết
- Ngoài việc vận dung các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận , cần: diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc; sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV sử dụng thảo luận cặp đôi, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
GV đặt ra các câu hỏi cho HS:
	- Nghị luận đời sống là gì?
	- Cần đạt được những yêu cầu nào khi làm bài một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (10 p)
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3.Sản phẩm: Phiếu học tập.
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
3. Luyện tập
HS đọc 2 bài tập trong SGK
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong vở bài học
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài tập 1 (SGK 68 -69)
a) Hiện tượng: 
- Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây dựng đất nước.
- Hiện tượng ấy diễn ra vào đầu TK XX. Trong xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn. 
b) Các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ 
c) Nghệ thuật diễn đạt
- Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể; 
- Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi. 
d) Bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ các ý: 5,0 điểm
HS nêu được 1 nửa số ý: 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
2
Bài 2 (trang 69 sgk ngữ văn 12 tập 1)
a)Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về hiện tượng “nghiện in-ter-net và ka-ra-ô-kê
b)Thân bài:
-Giải thích
+ Ka-ra-ô-kê là hình thức giải trí, giảm căng thẳng, giúp mọi người gần nhau hơn.
+ In-tơ-net ngoài giải trí còn cung cấp các kiến thức bổ ích, giúp tiếp cận thông tin nhanh, đa dạng, tiện lợi
+ “Nghiện” ka-ra-ô-kê và In-tơ-net là dành quá nhiều thời gian, chểnh mảng việc học hành, tu dưỡng.
* Nguyên nhân:
- Do lười biếng, ham mê hưởng thụ, không hình thành được lý tưởng, mục đích sống.
- Chưa được giáo dục tốt.
* Hậu quả
- Tiêu phí thời gian, tiền bạc, lười học, nhiễm thói xấu;
- Mất sức khỏe, 
* Khắc phục
- Tập trung vào việc học tập, rèn luyện đạo đức.
- Hình thành lối sống tích cực.
c) Kết bài: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận.
Hướng dẫn chấm: 
HS nêu được đủ ý trong dàn ý: 5,0 điểm
HS nêu được ý nhưng sơ sài: 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (10 p): Kiểm tra thường xuyên (lần 1)
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: Bài kiểm tra thường xuyên lần 1
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV ra đề bài: 
4.Vận dụng
Theo anh/chị, làm thế nào để sử dụng điện thoại di động đúng cách, với mục đích tốt? (Trả lời bằng cách viết một đoạn văn).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài vào giấy đôi. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS nộp bài.
GV yêu cầu 2 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: Mục 2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2- Bài sắp học: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tập trung vào phần I 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_chu_de_1_nghi_luan_xa_hoi_bai_1_nghi.doc