Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Phạm Lan Giang

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Phạm Lan Giang

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Bản đồ Thế giới, các nước Đông Nam Á, Átlát địa lí Việt Nam, sơ đồ.

- Bảng phụ, một số hình ảnh, tài liệu về Việt Nam.

2. Đối với học sinh:

- Vở ghi, SGK, Atlat địa lí Việt Nam, đồ dùng học tập.

- Thực hiện các nội dung đã được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp

2. Các hoạt động học tập

. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/ Đặt vấn đề: (5 phút)

1/ Mụctiêu. ( 1,2,4,6,9)

- Kiểm tra kiến thức cũ của HS đã được học ở lớp dưới về vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua bản đồ thế giới

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển đất nước

- Thu hút học sinh vào bài mới.

2/ Nội dung

- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động tìm hiểu được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ

- Phương pháp: Nêu vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động cặp đôi, cá nhân.

3/ Sản phẩm

- Kết quả hoạt động Học sinh xác định được vị trí Việt Nam trên bản đồ và trả lời được các câu hỏi của GV.

4/ Tổ chức thực hiện.

Bước 1:. GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới? Việt Nam nằm ở khu vực nào? Nằm ở khu vực đó Việt Nam có những nét đặc trưng về tự nhiên như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí mang lại?.

 

docx 15 trang hoaivy21 4310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Phạm Lan Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THPT Lê Quý Đôn Họ tên giáo viên
Tổ: Địa lí Phạm Lan Giang
TÊN BÀI DẠY:VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Môn: Địa lí: lớp12
Thời gian thực hiện: 1tiết
I.MỤC TIÊU 
 1.Về kiến thức : 
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. 
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
2. Năng lực được hình thành
TT
Biểu hiện
Nhận thức khoa học Địa lí
Nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian
- Xác định được dược vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ nước tatrên bản đồ. 
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
1
Tìm hiểu đia lí
Sử dụng công cụ địa lí học
Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết từ bản đồ Đông Nam Á, thế giới, bản đồ trong atlat địa lí Việt Nam trang 4,5,8,12; từ hình ảnh phân hóa tự nhiên, thiên tai .
- Đọc hiểu các sơ đồ về vùng biển nước ta.
2
 Khai thác Internet phục vụ môn học 
Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn. 
3
Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học
Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế
Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về Việt Nam, liên hệ thực tế địa phương về vị trí, khoáng sản, sinh vật, khí hậu, thiên tai.
4
Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn 
Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống
5
Năng lực chung
 Năng lực tự chủ tự học
 Học sinh chủ động,tự giác thu thập thông tin và trình bày nội báo cáo địa lí; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế...
6
Năng lực giao tiếp hợp tác
Thông qua thảo luận ,hoạt động nhóm của học sinh
7
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
Tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tưởng tượng khoa học, giải quyết vấn đề mới và thách thức, tự học về lí thuyết và công cụ địa lí
8
3. Phẩm chất chủ yếu
Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
Tích cực tìm hiểu kiến thức 
9
Trách nhiệm, 
yêu nước, yêu thiên nhiên; có ý thức, niềm tin, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.cần chú trọng phòng chống tích cực, chủ động.
Ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
10
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Bản đồ Thế giới, các nước Đông Nam Á, Átlát địa lí Việt Nam, sơ đồ.. 
- Bảng phụ, một số hình ảnh, tài liệu về Việt Nam...
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, SGK, Atlat địa lí Việt Nam, đồ dùng học tập....
- Thực hiện các nội dung đã được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/ Đặt vấn đề: (5 phút)
1/ Mụctiêu. ( 1,2,4,6,9)
- Kiểm tra kiến thức cũ của HS đã được học ở lớp dưới về vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua bản đồ thế giới
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển đất nước
- Thu hút học sinh vào bài mới.
2/ Nội dung 
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động tìm hiểu được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ 
- Phương pháp: Nêu vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động cặp đôi, cá nhân.
3/ Sản phẩm 
- Kết quả hoạt động Học sinh xác định được vị trí Việt Nam trên bản đồ và trả lời được các câu hỏi của GV.
4/ Tổ chức thực hiện.
Bước 1:. GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới? Việt Nam nằm ở khu vực nào? Nằm ở khu vực đó Việt Nam có những nét đặc trưng về tự nhiên như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí mang lại?.
Bước 2: HS theo dõi bản đồ để xác định vị trí Việt Nam và thực hiện ghi ra giấy nháp phần trả lời câu hỏi của giáo viên; chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
Bước 3. GV gọi 01 HS báo cáo, và xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới; các HS khác trao đổi và bổ sung 
Bước 4. GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học
 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của một quốc gia có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Cùng nằm trên vĩ độ với một số nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng Việt Nam có những điều kiện thuận lợi hơn hẳn các khu vực đó là nhờ vào vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta có những nét đặc biệt. Đó là những nét đặc biệt gì? Những nét đặc biệt đó đã tác động đến tự nhiên, kinh tế nước ta như thế nào? Và chúng ta phải làm gì để tận dụng những nguồn lợi đó ? Bài học hôm nay sẽ làm rõ những vấn đề mà chúng ta băn khoăn, thắc mắc
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1: Vị trí địa lý
1. Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của Việt Nam trên bản đồ
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích bản đồ, kỹ năng sử dụng Atlat
- Thái độ: HS có thái độ đúng đắn trong học tập để xác định đúng tọa độ địa lí và tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc 
2/ Nội dung 
- Nội dung yêu cầu: Học sinh xác đinh được vị trí giới hạn của Việt Nam
Phương pháp - kĩ thuật: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan.
Hình thức: Cá nhân
3. Sản phẩm
- Học sinh trả lời được các câu hỏi GV yêu cầu
- Xác định vị trí ranh giới Việt Nam, các điểm cực
4. Tổ chức thựchiện Thời gian: 10 phút
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ các nước ĐNA (hoặc Atlat Địa lý VN trang 4-5) kết hợp với kênh chữ ở SGK trả lời các câu hỏi:
- Xác định vị trí địa lí của Việt Nam? (vị trí của nước ta trong khu vực ĐNA?)
- VN tiếp giáp với những quốc gia nào? 
- Nêu tọa độ địa lí trên đất liền, trên biển
- GV cho HS kết hợp với kiến thức đã học ở lớp dưới cho biết vì sao Việt Nam nằm trong múi giờ số 7?
Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
. Vị trí địa lí :
- VN nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông dương, gần trung tâm của Đông Nam Á.
- Có hai mặt (Đông và Nam) giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam pu chia
- - Toạ độ địa lí : 
 * Phần đất liền:
 + Điểm cực Bắc: 23023’B thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
 + Điểm cực Nam: 8034’B thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
 + Điểm cực Tây: 102009’Đ thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
 + Điểm cực Đông: 109024’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
* Trên biển: 
+ Hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và từ 1010 Đ đến 1170 20 ’Đ tại biển Đông
- - VN nằm trong khu vực múi giờ số 7
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2: Phạm vi lãnh thổ
1. Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 
- Trình bày được phạm vi lãnh thổ của Việt Nam: vùng đất, vùng biển và vùng trời (HS phải nắm chắc khái niệm về 5 bộ phận để phân biệt )
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhớ nhanh, kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích bản đồ, sơ đồ
- Thái độ: Có thái độ đúng đắn, phù hợp trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông
2/ Nội dung 
- Nội dung yêu cầu: Học sinh trình bày được phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Phương pháp - kĩ thuật: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, giảng giải, phương pháp khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan. Kỹ thuật tia chớp
Hình thức cá nhân, cặp đôi
3. Sản phẩm
- Học sinh trả lời được các câu hỏi GV yêu cầu
- Xác định vị trí ranh giới đất liền, vùng biển
4. Tổ chức thực hiện Thời gian: 15 phút
Bước 1: 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở SGK: Hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của nước ta bao gồm những bộ phận nào? Sau đó GV yêu cầu 1 HS lên xác định ranh giới dất liền, và tiếp giáp với những quốc gia nào,hai quần xa bờ trên bản đồ?
- 
GV yêu cầu HS đọc phần a.Vùng đất ở SGK trong 2 phút sau đó gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của GV:
+ Tổng diện tích của vùng đất và các hải đảo là bao nhiêu?
+ Đường biên giới đất liền là bao nhiêu? Cụ thể với Trung Quốc? Lào? Campuchia? 
+ Đường bờ biển dài bao nhiêu? Có bao nhiêu tỉnh, thành giáp với biển?
+ Việt Nam có bao nhiêu đảo lớn nhỏ? Kể tên 2 quần đảo xa bờ và cho biết nó thuộc tỉnh nào? 
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ các nước ĐNA (hoặc Atlat Địa lý VN trang 4-5) hãy cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước nào? Dựa vao sơ đồ hãy xác định
- Vùng biển nước ta gồm mấy bộ phận ? Các bộ phận được quy định như thế nào?
- Chủ quyền vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?
- GV cho HS trình bày quan điểm của bản thân nên giải quyết tranh chấp biển Đông hiện nay theo hướng nào?
- Vùng trời được hiểu như thế nào?
Bước 2: 
- HS trả lời, HS khác bổ sung
- Nội dung phần vùng đất nếu HS trả lời đúng và nhanh thì GV cho điểm miệng 
Bước 3:
- GV chuẩn kiến thức
- GV giải thích cho HS về đường cơ sở 
- GV nhấn mạnh về quyền hạn của Việt Nam đối với các bộ phận trên vùng biển.
. Phạm vi lãnh thổ : 
Là một khối thống nhất bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời
 a. Vùng đất : 
 - Tổng diện tích 331.212km2
 - Đường biên giới đất liền : 4600km
+ Đường biên giới Việt - Trung : 1.400km
 + Đường biên giới Việt - Lào : 2.100km
 + Đường biên giới Việt - Campuchia : 1.100km
- Đường bờ biển: 3.260km, có > 4000 đảo và 2 quần đảo: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa)
b. Vùng biển
- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Singapo, Thái Lan
- Vùng biển nước ta gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 
 - Chủ quyền vùng biển nước ta >1 triệu km2
c. Vùng trời: 
- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 3: Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
1. Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng
- Kỹ năng: kỹ năng phân tích ý nghĩa một vấn đề địa lý kinh tế - xã hội trong phát triển kinh tế
- Thái độ: Có thái độ nhìn nhận đúng đắn những thuận lợi và khó khăn mà vị trí địa lí mang lại khi có cơ hội sẽ phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước 
2/ Nội dung 
- Nội dung yêu cầu: học sinh phân tích ảnh hưởng VTĐL đến tự nhiên, kt- xh, quốc phòng,
 Phương pháp - kĩ thuật: Đàm thoại gợi mở, Phương pháp khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan.
 Hình thức thảo luận nhóm
3.Sản phẩm
- Học sinh trả lời được các câu hỏi GV yêu cầu
-Đánh giá được ảnh hưởng của VTĐL những thuận lợi khó khăn của VTĐL
4. Tổ chức thực hiện: Thời gian 10 phút
Bước 1: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
+ Nhóm 1,3: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí tới tự nhiên nước ta.
=> GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí tới khí hậu, sinh vật, khoáng sản ( kể một số khoáng sản dựa trên Atlat trang 8, và da dạng sinh vật atlat trang 12
+ Nhóm 2,4: Đánh giá những thuận lợi của vị trí địa lý tới kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng nước ta. Nêu những khó khăn của vị trí địa lí tới phát triển kinh tế - xã hội nước ta. ( Liên hệ thực tế một số thiên tai gần đây nhất ở Việt Nam)
Bước 2: HS trong các nhóm tìm hiểu, trao đổi về các nội dung được phân công
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung 
Bước 4: - GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý kiến đúng của mỗi nhóm.
- GV chuẩn kiến thức: Diện tích nước ta không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều quốc gia khác. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn liền với vị trí chiến lược của nước ta. Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
Phương án dự phòng: GV chuẩn bị trước video hoặc tranh ảnh về thiên nhiên của nước ta để HS thấy được biểu hiện của thiên nhiên nằm trong vùng nội chí tuyến
. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam:
- Ý nghĩa tự nhiên: 
+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.
- Ý nghĩa kinh tế - xã hội 
→ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở.
→ Có điều kiện để chung sống, hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trong khu vực.
- Về an ninh, quốc phòng: 
→Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực kinh tế rất năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới, trong đó Biển Đông là hướng phát triển chiến lược.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mụctiêu. 
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng sử dụng Atlat, năng lực tư duy logic và các năng lực khác giúp HS hoàn thiện chính mình .
2. Nội dung. 
- Nội dung yêu cầu: học sinh nắm được kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ý nghĩa của VTĐL đến tự nhiên, kt-xh, quốc phòng, 
-Phương pháp(cách thức thực hiện).Hoạtđộngcánhân/cảlớp.
3. Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi tự luận và trắc nghiệm mà GV yêu cầu
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, hãy kể tên một số cửa khẩu quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ 
độ? 
- Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào?
Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: 
A. 23°23'B. 	 B. 23°24'B. 	C. 23°25'B D. 23°26'B
Câu 2. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ: 
A. 8°34'B. B. 8°36'B. C.8°37'B. D. 8°38'B
Câu 3. Việt Nam nằm trong múi giờ số:
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9
Câu 4. Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là (km²): 
A. 331 211. B. 331 212. C. 331 213. D. 331 214
Câu 5. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì:
A. Phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi.	 
B. Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
C. Phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi... 
D. Thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.
Câu 6. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?
A. Móng Cái. B. Hữu Nghị. C. Đồng Văn. D. Lao Bảo
Câu 7. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung?	
A. Cầu Treo. B. Lào Cai. C. Mộc Bài. D. Vĩnh Xương
Câu 8. Đường bờ biển nước ta dài (km):
A. 3260. B. 3270. C. 2360. D. 3460
Câu 9. Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khơi xa trên biển Đông là:
A. Hoàng Sa. B. Thổ Chu. C. Trường Sa. D. Câu A + C đúng
Câu 10. Nội thủy là:
A. Nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở	
B. Có chiều rộng 12 hải lí
C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí
D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí
Câu 11. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không nhưng công ước quốc tế quy định, được gọi là:
A. Nội thủy. B. Lãnh hải 	 
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 12. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:
A. Lãnh hải B. Thềm lục địa 
 C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 13. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km²): 
A. 1,0. B. 2,0. C. 3,0. D. 4,0
Câu 14. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: 
A. Tiếp giáp với biển Đông	
 B. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
C. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái B.Dương	 
 D. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới
Bước 2:. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
Bước 3: GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn địa phương.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể gợi ý để HS tìm hiểu những vấn đề:
- Tìm hiểu về các tỉnh tiếp giáp với Bình Phước để có cơ hội du lịch, lập nghiệp .
- Tìm hiểu về khí hậu của Bình Phước. 
3. Sản phẩm: học sinh xác định được các tỉnh giáp với Bình Phước, dặc điểm khí hậu Bình phước.
GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu về tọa độ địa lí của Binh Phước trạm quan trắc thủy văn đặt ở đâu của tỉnh Binh Phước, nêu thiên tai mà tỉnh hay gặp.
Phụ lục
Thiên tai

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_12_bai_2_vi_tri_dia_li_va_pham_vi_lanh_th.docx