Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Phạm Lan Giang

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Phạm Lan Giang

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ( 5 phút)

1.Mục tiêu:3.4.7

2. Nội dung

- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động cặp đôi để tìm hiểu sự phân hóa đa dạng thiên nhiên nước ta.

- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học

+ PP: Làm việc cặp đôi

+ Phương tiện dạy học: - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh, Máy chiếu, máy tính.

3. Sản phẩm

Học sinh tìm và phân biệt được mọt số thành phần tự nhiên khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc.

4. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem các bức tranh về tự nhiên hi miền Nam, Bắc. Yêu cầu HS tìm xếp đúng miền? sau đó Quan sát bảng số liệu, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?

- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.

- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung

- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.

GV thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn dắt HS vào bài mới.

 

docx 13 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 9230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Phạm Lan Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THPT Lê Quý Đôn Họ và tên giáo viên:
Tổ: Địa lí Phạm Lan Giang	
TÊN BÀI DẠY: Bài 11 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
Môn: Địa lí lớp: 12
Thời gian thực hiện: 1tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
Mục tiêu
 Kiến thức
Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc - Nam, Đông - Tây, . 
Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển 
Năng lực, phẩm chất
STT
1. Năng lực địa lí
Nhận thức địa lí
Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc - Nam, Đông - Tây, . 
1
Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển 
2
Tìm hiểu địa lí
Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. 
Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. 
3
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học
Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập.
4
Giao tiếp hợp tác
Sử dụng được ngôn ngữ phù hợp để thảo luận và học tập địa lí.
5
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
6
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú với việc học.
7
Trách nhiệm
Qua sự phân hóa, đa dạng về thiên nhiên giáo dục cho các em thái độ tôn trọng và yêu quý, giữ gìn bảo vệ thiên nhiên nước ta.
8
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên 
- Átlat địa lí Việt Nam. 
-Máy tính xách tay.
- KHBD, bài trình chiếu Powerpoint. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, bút viết, giấy nháp Atlat địa lí Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 1 phút
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng, trễ
Ghi chú
12A2
12A4
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1
Khởi động
(5 phút)
3
4
7
- mô tả và Phân tích được các thành phần tự nhiên để thấy được thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng
- Làm việc Cặp đôi
Dùng hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1
 (20 phút)
1
2
3
4
5
6
Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam 
Làm việc Cặp đôi.
Bảng số liệu.Atlat
Hoạt động 2.2
 (10) phút)
1
2
3
4
5
6
Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây
Nhóm chuyên gia .
Bảng số liệu
Atlat địa lí Việt Nam.
Hoạt động 3
Luyện tập
( 5 phút)
3
4
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm, và tự luận.
Làm việc cặp đôi.
Trả lời câu hỏi TL, TN.
Hoạt động 4
Vận dụng ( 2phut)
4
7
8
Vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
Dạy học giải quyết vấn đề
Bài làm của HS 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ( 5 phút)
1.Mục tiêu:3.4.7
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động cặp đôi để tìm hiểu sự phân hóa đa dạng thiên nhiên nước ta.
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh, Máy chiếu, máy tính.
3. Sản phẩm
Học sinh tìm và phân biệt được mọt số thành phần tự nhiên khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc.
4. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS xem các bức tranh về tự nhiên hi miền Nam, Bắc. Yêu cầu HS tìm xếp đúng miền? sau đó Quan sát bảng số liệu, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?
- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung
- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.
GV thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn dắt HS vào bài mới.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2. l: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam ( 20 phút)
1. Mục tiêu:1,2,3,4,5,6
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động nhóm để tìm ra từng đặc điểm tựu nhiên của mỗi miền
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Nhóm chuyên gia ( mảnh ghép)
+ Phương tiện dạy học: - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, Máy chiếu, máy tính.
3. Sản phẩm
Học sinh Phân tích được sự khác nhau về tự nhiên hai miền Nam và Bắc, .
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ khí hậu chỉ ra được phạm vi của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam
- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: chia lớp thành 6 nhóm
Yêu cầu nhóm 1,2,3,4,5,6 làm được các vấn đề: 
+ Đặc trưng vùng khí hậu
+ Nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt năm
+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu
Nhóm 1,3: thảo luận về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
Nhóm 2,4: thảo luận về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam
Nhóm 5,6: Tìm ra nguyên nhân của thiên nhiên phân hóa theo chiều B- N. So sánh được đặc trưng của 2 miền khí hậu. Lấy ví dụ về đặc trưng của khí hậu
Tìm hiểu nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo Bắc - Nam. 
Gv đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Vì sao có sự phân hóa lãnh thổ Bắc- Nam như vậy?
Bước 2: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm
 Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung.
Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây. ( 10 phút)
Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động nhóm để tìm ra từng đặc điểm tự nhiên từ Đông - Tây
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: - bản đồ, Máy chiếu, máy tính. Atlat, hình ảnh
3. Sản phẩm
Học sinh Phân tích được sự khác nhau về tự nhiên theo Đông- Tây, .
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Nêu các biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. 
- Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung
- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.
GV thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp theo.
3. LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục tiêu: 3..4
2.Nôi dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh phân tích sự khác nhau thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam, Đông - Tây
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Giải quyết vấn đề 
 + Phương tiện dạy học: SGK và iternet
3. Sản phẩm
Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV, so sánh sự khác nhau về tự nhiên phân hóa theo Bắc Nam và Đông Tây.
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Học sinh trả lời các câu hỏi tự luận: Em hãy cho biết nguyên nhân thiên nhiên nước ta phân hóa theo .
- Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. HS tìm hiểu kiến thức từ SGK qua đọc tài liệu kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số HS trình bày, đại diện cá nhân khác cho ý kiến bổ sung.
Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số HS tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
4. VẬN DỤNG ( 5 phút)
1. Mục tiêu:4,7,8
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể gợi ý để HS tìm hiểu những vấn đề:
- Phương pháp/KT dạy học/ phương tiện dạy học
+ PP: Giải quyết vấn đề
+ Phương tiện dạy học: Internet, báo
3. Sản phẩm: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
4. Tổ chức thực hiện
Hầu hết hoạt động này thiết kế để học sinh làm việc ngoài giờ, làm việc ở nhà và nộp sản phẩm vào tiết học sau theo thời gian quy định.
 Bước 1. Giao nhiệm vụ
Để đi du lịch từ Bình Phước đi Sapa các em cần chuẩn bị những gì cho cá nhân? Tại sao? Tự nhiên ở Bình Phước khác với Lào Cai?
- Bước 2: HS về nhà thực hiện trong vòng 1 tuần.
- Bước 3:Sau thời gian quy định HS gửi sản phẩm vào nhóm Zalo của lớp. HS cả lớp có thể cùng mở xem.
- Bước 4: GV tổ chức đánh giá sản phẩm vào một thời gian phù hợp vào tiết học tuần sau. Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn, chọn ra bài viết được bình chọn nhiều nhất có chất lượng. GV đánh giá cho điểm một số sản phẩm tốt, thời gian đánh giá có thể trích ra 5 phút ở một tiết học nào đó
GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
1.Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
 a) Phần lãnh thổ phía Bắc:(Từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
- Đặc trưng khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
- Biên độ nhiệt năm lớn (10-120C)
- Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa
+ Sự phân mùa nóng lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông lạnh ít mưa, cây rụng lá. Mùa hạ nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt.
+Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế (TV: Dẻ, Re..ĐV: Gấu, Chồn ), ngoài ra còn có một số loài có nguồn gốc cận nhiệt
b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã vào)
- Đặc trưng khí hậu: Cận xích đạo gió mùa, phân chia 2 mùa mưa và khô rỏ rệt
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C
- Biên độ nhiệt năm nhỏ (3-40C)
- Cảnh quan tiêu biểu: 
+Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
+Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
TV: Cây họ dầu (cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô)
ĐV: Tiêu biểu là loài thú lớn như: Voi, Hổ, Báo...Vùng đầm lầy có: Trăn, Cá Sấu.
a. Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa:
- Vùng biển nước ta rộng gấp 3 lần diện tích đất liền: DC
- Độ nông, sâu, rộng, hẹp của vùng biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển: DC 
- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có tiêu biểu cho thiên nhiên vùng nhiệt đới gió mùa
b. Vùng đồng bằng ven biển:
- Đồng bằng châu thổ diện tích rông, có bãi triều, thấp, phẳng. Thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa.
- Đồng bằng ven biển hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ: Các dạng địa hình bối tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. Thiên nhiên có phần khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển kinh tế biển
c. Vùng đồi núi: Thiên nhiên có sự khác biệt giữa hai sườn. Nguyên nhân là do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi
- Vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc: 
+ Vùng núi TB có mùa đông ngắn, khí hậu phân hóa theo độ cao. Vùng Nam TB cảnh quan giống vùng nhiệt đới còn vùng núi cao phía Bắc thì giống vùng Ôn đới
+ Vùng cánh cung đông bắc có mùa đông đến sớm, cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt gió mùa
- Vùng núi Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
Khi Tây Nguyên vào mùa mưa, thì Đông Trường Sơn là mùa khô (chịu tác động của gió Tây khô nóng). Khi Đông Trường Sơn mưa vào mùa thu đông thì TN là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt
B.CÁC HỒ SƠ KHÁC
Quan sát bảng số liệu, sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam
Địa điểm
Nhiệt độ TB
tháng 1 (oC)
Nhiệt độ TB
tháng 7 (oC)
Nhiệt độ
TB năm (oC)
Lạng Sơn 
13,3
27,0
21,6
Hà Nội 
16,4
28,9
23,5
Vinh 
17,6
29,6
23,9
Huế 
19,7
29,4
25,1
Qui Nhơn 
23,0
29,7
26,8
Nha Trang 
23,8
28,0
26,3
TP. Hồ Chí Minh
25,8
26,8
27,1
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Phần tự luận: 
Nguyên nhân phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến góc nhập xạ tăng và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nhiệt độ phía Bắc vào mùa Đông.
Nguyên nhân thiên nhiên phân hóa Đông – Tây: do hướng của một số dãy núi kết hợp với hướng gió (vuông góc)
Câu 1. Càng về phía Nam thì:
A. Nhiệt độ trung bình càng tăng B. Biên độ nhiệt càng tăng
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm
Câu 2. Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc: 
A. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh B. Cận xích đạo gió mùa
C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 3. Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:
A. Có một mùa đông lạnh. B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam
C. Gần chí tuyến. D. Câu A + C đúng
Câu 4. Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc là (°C)
A. 10. B. 20. C. 25. D. 30
Câu 5. Yếu tố nào sau đây không thể hiện sự khác nhau của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam:
A. Lượng mưa. B. Số giờ nắng.
C. Lượng bức xạ. D. Nhiệt độ trung bình
Câu 6. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo. B. Đới rừng xích đạo
C. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. Đới rừng nhiệt đới
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trởvào):
A. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C. B. Quanh năm nóng
C. Về mùa khô có mưa phùn. D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
Câu 8. Sự khác nhau về thiên nhiên giữa các vùng núi theo Đông – Tây chủ yếu do:
A. Kinh tuyến. B. Hướng núi với hướng gió
C. Độ cao của núi. D. Hướng địa hình và hướng gió
Câu 9. Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền
B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng
C. Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng, đáy nông
D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu. 
Câu 10. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm*: 
A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm
C.Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
Câu 11. Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với gió nào?
A. Đông Nam. B. Tây Nam. C. Đông Bắc. 	 D. Tín Phong
Câu 12. Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng TâyNguyên là:
A. Mưa và thu đông (từ tháng IX, X – I, II). B. Có một mùa khô sâu sắc
C. Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X). D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng.
Câu 13. Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới?
A. Dẻ, re. B. Sa mu, pơ mu. C. Dẻ, pơ mu. D. Dầu, vang
Câu 14. Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?
A. Thú lớn (Voi, hổ, báo,...). B. Thú có móng vuốt
C. Thú có lông dày (gấu, chồn,...). D. Trăn, rắn, cá sấu
Câu 15. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Đất đai. D. Sinh vật.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân/nhóm để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 3.Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghệm.
Bước 4. Đánh giá, GV chuẩn hóa kiến thức cho HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_bai_11_thien_nhien_phan_hoa_da_dang_ph.docx