Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 17: Lao động và vệc làm - Phạm Lan Giang

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 17: Lao động và vệc làm - Phạm Lan Giang

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Átlat địa lí Việt Nam.

- Một số hình ảnh minh họa về nguồn lao động, việc làm trên TG và ở Việt Nam.

- Các bảng số liệu trong SGK: hình , 17.1, 17.2, 17.3, 17.4.

- Các bảng số liệu với số liệu gần nhất.

-Máy tính xách tay.

- KHBD, bài trình chiếu Powerpoint.

2. Đối với học sinh

- Bảng phụ, bút viết, giấy nháp Atlat địa lí Việt Nam.

 

docx 14 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 17: Lao động và vệc làm - Phạm Lan Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THPT Lê Quý Đôn Họ và tên giáo viên:
Tổ: Địa lí Phạm Lan Giang	
TÊN BÀI DẠY: LAO ĐỘNG VÀ VỆC LÀM
Môn: Địa lí lớp: 12
Thời gian thực hiện: 1tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
Mục tiêu
 Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. 
- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta. 
- Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta. 
- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm. 
- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm. 
Năng lực, phẩm chất
STT
1. Năng lực địa lí
Nhận thức địa lí
Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. 
1
- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta. 
- Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
2
Tìm hiểu địa lí
- Nhận xét, phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động của nước ta theo khu vực kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo thành thị nông thôn, theo trình độ chuyên môn qua hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4.
-Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam trang 15. để nhận xét, giải thích về sử dụng lao động theo ngành.
- Hình ảnh về ngùồn lao động nước ta.
- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.
3
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học
Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập.
4
Giao tiếp hợp tác
Sử dụng được ngôn ngữ phù hợp để thảo luận và học tập địa lí.
5
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
6
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú với việc học.
7
Trách nhiệm
Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp.
8
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên 
- Átlat địa lí Việt Nam. 
- Một số hình ảnh minh họa về nguồn lao động, việc làm trên TG và ở Việt Nam.
- Các bảng số liệu trong SGK: hình , 17.1, 17.2, 17.3, 17.4.
- Các bảng số liệu với số liệu gần nhất.
-Máy tính xách tay.
- KHBD, bài trình chiếu Powerpoint. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, bút viết, giấy nháp Atlat địa lí Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 1 phút
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng, trễ
Ghi chú
12A2
12A4
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1
Khởi động
(5 phút)
4
5
7
8
- Dẫn vào bài mới
- Giới thiệu mục tiêu của bài học.
- Giới thiệu một số ngành nghề.
- Làm việc Cặp đôi
Dạy học trực quan.
Dùng hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1
Nguồn lao động (7 phút)
1
3
4
Trình bày được đặc điểm nguồn lao động: thế mạnh và hạn chế nguồn lao động nước ta
Làm việc Cặp đôi.
Bảng số liệu.
Hoạt động 2.2
Tìm hiểu cơ cấu lao động (15) phút)
1
3
4
6
Phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. 
 Nhận xét các bảng só liệu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4.
Nhóm chuyên gia .
Bảng số liệu
Atlat địa lí Việt Nam.
Hoạt động 2.3
Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
 (10 phút)
2
3
4
- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta. 
- Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.
-Dạy học giải quyết vấn đề.
GV đưa ra câu hỏi có vấn đề.
Hoạt động 3
Luyện tập
( 5 phút0
3
4
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm, và tự luận.
Làm việc cặp đôi.
Trả lời câu hỏi TL, TN.
Hoạt động 4
Vận dụng ( 2phut)
4
7
8
Vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
Dạy học giải quyết vấn đề
Bài làm của HS 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục tiêu: 4,5,7
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động cá nhân để tìm ra ngành gì liên quan về việc làm.
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: hình ảnh về một số ngành nghề
3. Sản phẩm 
 Học sinh xác định được nghề qua hình ảnh và trả lời được các câu hỏi của GV.
Kết quả hoạt động của các cá nhân
4. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS xem các bức tranh về nghề nghiệp. Yêu cầu HS cho biết đó là nghề gì? GV hỏi những nghề đó hiện nay xã hội có cần không? 
- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung
- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.
GV thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn dắt HS vào bài mới.
.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mục 1: Nguồn lao động (7 phút)
1.Mục tiêu :1,3,4
2. Nội dung
-Nội dung yêu cầu: Học sinh trình bày được thế mạnh và hạn chế nguồn lao động nước ta.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện dạy học
+PP: Làm việc theo cặp
+ Phương tiện dạy học: Bảng số liệu.
3. Sản phẩm 
 Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV. Chỉ ra được hạn chế thuận lợi của nguồn lao động.
4. Tổ chức thực hiện: Thời gian: 7 phút
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV yêu cầu HS đọc sgk mục 1 (kênh chữ) để đánh giá nguồn lao động (thế mạnh, hạn chế).
HS Từ bảng 17.1 SGK, và bảng số liệu của GV đưa ra. hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta à Rút ra ý nghĩa. (“thừa thầy thiếu thợ”)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp; từng HS đọc mục1 SGK và bảng 17.1 và bảng số liệu GV đưa ra thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung.
Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cơ cấu lao động (15 phút)
1.Mục tiêu : 1,3,4,6
2. Nội dung
-Nội dung yêu cầu: Học sinh nhận xét, phân tích tình hình sử dụng lao động ở nước ta
-Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện dạy học.
+ PP : Nhóm chuyên gia
+ Phương tiện: Các bảng số liệu, Atlat địa lí Việt Nam., bảng phụ
3. Sản phẩm
Học sinh nhân xét và phân tích được cơ cấu lao động nước ta qua bảng số liệu và liên hệ thực tế địa phương. Và nhận xét được biểu đồ cơ cấu lao động trang 15 Atlat địa lí Việt Nam
4. Tổ chức thực hiện: Thời gian: 15 phút
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
 Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. 
+ Nhóm 1à2: Từ bảng 17.2 SGK và bảng số liệu GV. hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi CCLĐ theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005, năm 2010 và 2015, Kết hợp nhân xét biểu đồ miền Atlat địa lí Việt Nam trang 15
+ Nhóm 3à4: Từ bảng 17.3 SGK và bảng GV đưa ra. hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi CCLĐ theo thành phần kinh tế ở nước ta gia đoạn 2000-2005, 2010, 2014
+ Nhóm 5à6: Từ bảng 17.4 SGK và của GV nhận xét sự thay đổi CCLĐ theo nông thôn và thành thị ở nước ta tư 1996 - 2014
- Bước 2: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung.
Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2. 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm (10 phút)
1.Mục tiêu :2,3,4
2.Nôi dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh phân tích vấn đề việc làm ở nước ta
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Giải quyết vấn đề 
 + Phương tiện dạy học: SGK và iternet
3. Sản phẩm
Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV, nhận thức, hướng nghiệp chọn nghề phù hợp với sở trường, với nhu cầu thực tiễn.
4.Tổ chức thực hiện: Thời gian: 10 phút
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
 Cả lớp: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
+ Vấn đề việc làm ở nước ta nói chung của nước ta và ở địa phương em hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?
+ Dịch covit 19 có ảnh hưởng như thế nào đến việc làm ở nước ta.
+ Đề xuất hướng giải quyết! Hành động của bản thân?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. HS tìm hiểu kiến thức từ SGK qua đọc tài liệu kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số HS trình bày, đại diện cá nhân khác cho ý kiến bổ sung.
Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số HS tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( 5 phút)
1.Mục tiêu 1,2,3,4
2. Nôi dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh cần biết, hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện ạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: câu hỏi TL/TN
3. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV, tự luận và TN
4. Tổ chức thực hiên: Dự kiến thời gian: 5 phút
 Bước 1. GV giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi tự luận và TN:
+ Tại sao nói: Lao động nước ta vừa thừa vừa thiếu
+ Nêu một số biện pháp để giải quyết việc làm và liên hệ ở địa phương
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. HS bằng hiểu biết và kiến thức đã học trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số HS trình bày, đại diện cá nhân khác cho ý kiến bổ sung.
-Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số HS tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG ( 2phút)
1. Mục tiêu: 4,7,8; 
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể gợi ý để HS tìm hiểu những vấn đề:
- Tìm hiểu về lao động và việc làm ở Bình Phước ước mơ của em làm nghề gi? Và em đã tìm hiểu và chuẩn bị hanh trang hướng nghề nghiệp như thế nào?
- Phương pháp/KT dạy học/ phương tiện dạy học
+ PP: Giải quyết vấn đề
+ Phương tiện dạy học: Internet, báo
3. Sản phẩm: học sinh biết được lao động , việc làm ở Bình Phước,chọn đươc nghề phu hợp .
GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
4.Tiến trình thực hiện
Hầu hết hoạt động này thiết kế để học sinh làm việc ngoài giờ, làm việc ở nhà và nộp sản phẩm vào tiết học sau theo thời gian quy định.
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cung cấp một số thông tin, giữ liệu liên quan đến lao động việc làm ở Bình Phước trong khoảng thời gian nhất định yêu cầu HS tìm hiểu về vấn đề lao động và việc làm ở Bình Phước: nguồn lao động, ngành nghề, việc làm. Dịch covit -19 có ảnh hưởng gì đến việc làm ở Bình Phước. Sau khi hết 12 nghề mà em muốn học là gì? Tại sao. Em biết gì về nghề em sẽ chọn,
- Bước 2: HS về nhà thực hiện trong vòng 1 tuần.
- Bước 3:Sau thời gian quy định HS gửi sản phẩm vào nhóm Zalo của lớp. HS cả lớp có thể cùng mở xem.
- Bước 4: GV tổ chức đánh giá sản phẩm vào một thời gian phù hợp vào tiết học tuần sau. Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn, chọn ra bài viết được bình chọn nhiều nhất có chất lượng. GV đánh giá cho điểm một số sản phẩm tốt, thời gian đánh giá có thể trích ra 5 phút ở một tiết học nào đó
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
I. Nguồn lao động
1. Thế mạnh:
- Nguồn lao động: 51,2% tổng số dân, mỗi năm tăng hơn 1triệu lao động
- Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sx truyền thống
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
2. Hạn chế:
- Lao động có trình độ cao còn ít
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều.
- Phân bố lao động nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật giữa các vùng chưa đều.
II. Cơ cấu lao động
1/ Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:
- Tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư giảm, tỷ lệ lao động khu vực CN-XD-DV tăng nhưng còn chậm
- Nguyên nhân: thực hiện quá trình CNH, HĐH; nhờ quá trình Đổi mới và cuộc CM KH – CN.
2/ Cơ cấu lao động theo thành phần KT:
-Xu hướng: Tỷ lệ lao động thành phần kt ngoài nhà nước giảm, tỷ lệ lao động thành phần kt nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng
- Nguyên nhân: nhờ c/s Đổi mới và quá trình hội nhập của nước ta (đặc biệt khi gia nhập WTO)
3/Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:
- Tỷ lệ lao động thành thị tăng, nông thôn giảm.
- Nguyên nhân: nhờ c/s phát triển k/tế nông thôn
III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
1/ Vấn đề việc làm
- Việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn ở nước ta hiện nay
=> Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp đang là vấn đề lớn
- Tuy nhiên, kinh tế phát triển, mỗ năm nước ta giải quyết được gần 1 triệu việc làm mới
2/ Hướng giải quyết việc làm
 - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
- Tăng cường hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 
4.Luyện tập 
Câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
CÁC HỒ SƠ KHÁC
1.Hình ảnh một số nghề
2.Một số bảng số liệu
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1996 – 2016
( Đơn vị: %)
Cho bảng số liệu
Số lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005-2015
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2014
Thành phần kinh tế/ Năm
2000
2005
2010
2014
Nhà nước
11,7
11,6
10,4
10,4
Ngoài nhà nước
87,3
85,8
86,1
85,7
Có vốn đầu tư nước ngoài
1,0
2,6
3,5
3,9
Cho bảng số liệu Cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị của nước ta qua các năm
(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2014,NXB Thống kê,2015)
	Số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” giảm xuống còn 126,9 nghìn người, giảm 15,4 nghìn người so với quý 1/2018; tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,47% (quý trước là 2,85%). Nhóm trình độ “cao đẳng” có 70,8 nghìn người thất nghiệp, giảm 18 nghìn người so với quý 1/2018; tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm còn 3,82% nhưng vẫn ở mức cao nhất. Nhóm trình độ “sơ cấp nghề” tăng nhẹ 3,5 nghìn người so với quý 1/2018 với số lượng là 23,6 nghìn người và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 1,31% (quý trước là 1,12%). Hình 6. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo cấp trình độ Đơn vị: nghìn người Nguồn: TCTK (2017, 2018), Điều tra LĐ-VL hằng quý. 3 Người thiếu việc làm là người mà trong tuần điều tra có thời gian làm việc dưới 35 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm. b. Thiếu việc làm Thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi giảm cả về số lượng và tỷ lệ so với quý 1/2018 Quý 2/2018, cả nước có 677 nghìn lao động trong độ tuổi thiếu việc làm3 , giảm 41,2 nghìn người so với quý 1/2018 và 79 nghìn người so với quý 2/2018. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,43%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,82%, khu vực thành thị là 0,65%. Trong tổng số người thiếu việc làm, có 85,02% lao động nông thôn; 71,99% làm việc trong ngành nông lâm thủy sản. Số giờ làm việc bình quân một tuần của lao động thiếu việc làm là 24,32 giờ, bằng 53,72% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước (45,27 giờ/tuần). Hình 7. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làmcủa lao động trong độ tuổi Nguồn: TCTK (2017, 2018), 
3.Câu hỏi TN
Câu 1: Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là
Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào.
Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhất là trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
Cơ cấu lao động theo nghành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển dịch nhanh chóng và mạnh mẽ.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là mặt mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay? 
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – thủy sản.
Tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.
Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.
Có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động cao.
Câu 3: Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở khu vực
Nông – lâm – thủy sản. B. Công nghiệp. c. Xây dựng. D. Dịch vụ.
Câu 4: Cơ cấu lao động của nhà nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực.
Nông – lâm – thủy sản. B. Công nghiệp – xây dựng.
 c. Có vốn đầu tư nước ngoài. D. Ngoài Nhà nước.
Câu 5: Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực.
Đồng bằng. B. Nông thôn. C. Thành thị. D. Miền núi.
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do.
Tính chất màu vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
Thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
Ngành dịch vụ kém phát triển. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_bai_17_lao_dong_va_vec_lam_pham_lan_gi.docx