Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 1 - Đề số 07 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 1 - Đề số 07 (Có đáp án)

Câu 1. Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?

 A. CaSO4. B. Ca(OH)2. C. Ca2+. D. Ca.

Câu 2. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

 A. Ốc bươu vàng. B. Bồ câu. C. Rắn. D. Cá chép.

Câu 3. Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của NST?

 A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.

Câu 4. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?

 A. 32. B. 16. C. 48. D. 33.

Câu 5. Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

 A. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 (3/4) vòng.

 B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.

 C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.

 D. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.

Câu 6. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng?

 

doc 16 trang phuongtran 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 1 - Đề số 07 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN 
BỘ GIÁO DỤC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 7
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 07
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
Câu 1. Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây? 
	A. CaSO4.	B. Ca(OH)2.	C. Ca2+.	D. Ca.
Câu 2. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? 
	A. Ốc bươu vàng.	B. Bồ câu.	C. Rắn.	D. Cá chép.
Câu 3. Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của NST? 
	A. tARN.	B. rARN.	C. ADN.	D. mARN.
Câu 4. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST? 
	A. 32.	B. 16.	C. 48.	D. 33.
Câu 5. Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm 
	A. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 (3/4) vòng.
	B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.
	C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.
	D. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.
Câu 6. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng? 
	A. AAbb.	B. AaBb	C. Aabb.	D. aaBb.
Câu 7. Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử? 
	A. AaBb.	B. XDEXde.	C. XDEY.	D. XDeXdE.
Câu 8. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBBDd cho đời con có 
	A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.	B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
	C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.	D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 9. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là 
	A. 1: 2: 2: 2.	B. 2: 2: 2: 4.	C. 1: 2: 1: 2.	D. 1: 2: 2: 4.
Câu 10. Loại biến dị nào sau đây không di truyền được cho đời sau? 
	A. Đột biến gen.	B. Đột biến NST.	C. Thường biến.	D. Biến dị tổ hợp.
Câu 11. Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Ở thế hệ F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 
	A. 0,1.	B. 0,2.	C. 0,05.	D. 0,15.
Câu 12. Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai? 
	A. Lai khác dòng.	B. Lai phân tích.	C. Lai thuận nghịch.	D. Lai tế bào.
Câu 13. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng phát tán các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là 
	A. giao phối không ngẫu nhiên.	B. chọn lọc tự nhiên.
	C. di - nhập gen.	D. đột biến.
Câu 14. Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của 
	A. các yếu tố ngẫu nhiên	B. chọn lọc tự nhiên
	C. di – nhập	 	D. đột biến
Câu 15. Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể? 
	A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.	B. Chim ở Trường Sa.
	C. Cá ở Hồ Tây.	D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
Câu 16. Trong một lưới thức ăn, loài sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1? 
	A. Cây lúa.	B. Cá chép.	C. Mèo.	D. Hổ.
Câu 17. Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm? 
	A. Thực vật C4.	B. Thực vật CAM.	C. Thực vật C3.	D. Thực vật bậc thấp.
Câu 18. Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng? 
	A. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào.
	B. Trong ống tiêu hóa của động vật vừa diễn ra tiêu hóa nội bào vừa diễn ra tiêu hóa ngoại bào.
	C. Tất cả các loài động vật có xương sống đều tiêu hóa theo hình thức ngoại bào.
	D. Tất cả các loài thú ăn cỏ đều có dạ dày 4 túi.
Câu 19. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra? 
	A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
	B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
	C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
	D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 20. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen alen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai giữa 2 cây tứ bội Aaaa × Aaaa sẽ cho tỷ lệ kiểu hình là 
	A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.	B. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
	C. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.	D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 21. Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ 
	A. 66,7%.	B. 25%.	C. 37,5%.	D. 50%.
Câu 22. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? 
	A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
	B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
	C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
	D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 23. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ 
	A. hội sinh. 	B. hợp tác. 	C. kí sinh. 	D. cộng sinh. 
Câu 24. Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? 
	A. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
	B. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
	C. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
	D. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.
Câu 25. Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? 
	A. Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A.
	B. Ở Mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A.
	C. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường phải cung cấp 948 nuclêôtit loại X.
	D. Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại X.
Câu 26. Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả sau đây?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. 
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 27. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có 25% số cây thân cao, hoa đỏ.
II. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau, thu được F1. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen thì chỉ có 1 loại kiểu hình.
III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được F1. Nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng tỏ số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
IV. Một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1 có 3 loại kiểu gen thì chỉ có 2 loại kiểu hình. 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 16% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4:4:1:1. 
II. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
III. Ở F2, số cá thể dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 chiếm tỉ lệ 2%.
IV. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng. 
	A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 29. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A. 
	A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 30. Quan hệ giữa cây phong lan và cây thân gỗ mà cây phong lan bám trên đó là dạng quan hệ nào sau đây?
	A. Cộng sinh 	B. Kí sinh.	C. Hợp tác	D. Hội sinh
Câu 31. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và các chất hữu cơ.
II. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
III. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
IV. Tất cả sinh vật sản xuất đều thuộc nhóm thực vật. 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 32. Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng của quần xã thường bị thay đổi.
II. Các quần xã khác nhau thường có độ đa dạng khác nhau.
III. Quần xã sinh vật của hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng cao hơn quần xã của hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Nếu độ đa dạng của quần xã thay đổi thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng trong quần xã. 
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 33. Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần đã tạo được 30 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN. 
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 70. 
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 570. 
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280. 
	A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 34. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài này?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một. 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 35. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? 
I. 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 
II. 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 
III. 100% cây thân thấp, hoa đỏ. 
IV. 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 
V. 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 
VI. 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 
	A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 36. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng; Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định, trong đó DD quy định quả tròn, dd quy định quả dài, Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.
II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình.
III. Nếu cho các cây hoa tím, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 10 sơ đồ lai.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa tím, quả tròn cho lai phân tích thì có thể thu được đời con có số cây hoa tím, quả bầu dục chiếm 50%.
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 37. Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao; Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.
II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%. 
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 38. Một cơ thể (P), xét 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd. Trong đó, cặp Bb và cặp Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Giả sử quá trình giảm phân bình thường, cơ thể P đã tạo ra loại giao tử Abd chiếm 15%. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P là Aa. 
II. Cơ thể P sẽ tạo ra giao tử có 3 alen trội chiếm 10%. 
III.Trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
IV. Cho P tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen chiếm 26%. 
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 39. Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai thu đươc F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 4%. Theo lí thuyết, bao nhiêu phát biêu sau đây là đúng ?
	I. Ở F1, các cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 30%
	II. Trong tổng số các cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17%
	III. Ở giới đực F1, có tối đa 15 kiểu gen qui định kiểu hình có ba tính trạng trội.
	IV. Ở giới cái F1, có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 4 và người số 5 không mang alen bệnh M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.
Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 11 người.
II. Không có đứa con nào của cặp vợ chồng 10 - 11 bị cả 2 bệnh.
III. Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 - 11 bị bệnh M thì xác suất đứa thứ 2 bị bệnh M là 1/4. 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
MA TRẬN
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Lớp 12 
Cơ chế di truyền và biến dị
3, 5, 10
4, 19, 26
25, 34
33
9
Quy luật di truyền
6
7, 8
9, 20, 21, 27, 28, 35, 37
36, 38, 39
13
Di truyền học quần thể
11
29
2
Di truyền học người
40
1
Ứng dụng di truyền học
12
1
Tiến Hóa
13, 22
14
3
Sinh Thái
24, 30
15, 16, 23, 31, 32
7
Lớp 11
Chuyển hóa VCNL ở ĐV
1
18
2
Chuyển hóa VCNL ở TV
2
17
2
Tổng
11
14
9
6
40
Đáp án
1-C
2-A
3-C
4-C
5-A
6-A
7-C
8-A
9-D
10-C
11-B
12-A
13-C
14-A
15-D
16-A
17-B
18-C
19-B
20-A
21-D
22-A
23-D
24-A
25-A
26-A
27-D
28-D
29-B
30-D
31-B
32-A
33-C
34-C
35-A
36-B
37-B
38-C
39-A
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan. Vì vậy, trong các chất nói trên, chỉ có ion Ca2+ thì cây mới hấp thụ được
Câu 2: Đáp án A
Hệ tuần hoàn hở có ở đa số thân mềm (trừ mực ống) và chân khớp
Trong các loài động vật trên, chỉ có ốc bươu vàng thuộc thân mềm
Câu 3: Đáp án C
Câu 4: Đáp án C
Cây tam bội là 3n = 48.
Câu 5: Đáp án A
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotide quấn 1 (3/4) vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử protein loại histon.
Câu 6: Đáp án A
- Cơ thể thuần chủng có đặc điểm di truyền ổn định, khi tự phối hoặc giao phối với cá thể cùng kiểu gen thì đời con có đặc điểm di truyền (kiểu gen, kiểu hình) không đổi. Vậy kiểu gen AAbb là cơ thể thuần chủng.
Câu 7: Đáp án C
- Nếu không có đột biến thì cơ thể có kiểu gen XDEY cho hai loại giao tử XDE và Y.
Câu 8: Đáp án A
AaBbDd × aaBBDd = (Aa × aa) (Bb × BB) (Dd × Dd). 
= (1Aa : 1aa) (1Bb : 1BB) (1DD : 2Dd: 1dd).
Số loại kiểu gen = 2 × 2 × 3 = 12.
Số loại kiểu hình = 2 × 1 × 2 = 4.
Câu 9: Đáp án D
F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Hoa đỏ A-B- = (1AA : 2Aa)(1BB:2Bb) = 1:2:2:4.
Câu 10: Đáp án C
Thường biến là biến dị không di truyền.
Câu 11: Đáp án B
Ở thế hệ F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ = 0,4×1/2 = 0,2
Câu 12: Đáp án A
Để tạo ưu thế lai người ta sử dụng phép lai khác dòng đơn hoặc phép lai khác dòng kép
Câu 13: Đáp án C
Di – nhập gen bao gồm phát tán cá thể hoặc phát tán giao tử giữa các quần thể.
Câu 14: Đáp án A
Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên	
Câu 15: Đáp án D
- Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. Vậy theo khái niệm của quần thể sinh vật chỉ có gà lôi ở Hồ Tây là một quần thể.
Câu 16: Đáp án A
Thực vật luôn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. → Đáp án A.
Câu 17: Đáp án B
Câu 18: Đáp án C
A sai. Vì chỉ có các loài động vật đơn bào thì mới có tiêu hóa nội bào.
B sai. Vì trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được tiêu hoá bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hoá nội bào.
C đúng. Vì động vật có xương sống (gồm cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú) đều có ống tiêu hóa nên tiêu hóa ngoại bào.
D sai. Vì một số loài thú ăn cỏ (ví dụ như ngựa, thỏ) có dạ dày đơn.
Câu 19: Đáp án B
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactozo thì gen điều hòa R luôn tổng hợp protein ức chế → Đáp án B
A – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. 
C – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D – Sai. Vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactozo.
Câu 20: Đáp án A
Kiểu gen Aaaa cho gia tử aa với tỉ lệ = 1/2.
- Ở đời con của phép lai Aaaa × Aaaa sẽ có kiểu hình đồng hợp lặn (aaaa) chiếm tỉ lệ = 1/2 × 1/2 = 1/4.
- Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = 3 đỏ : 1 trắng.
Câu 21: Đáp án D
Giải thích: 
- Đực F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ lông đen : lông trắng = 1:3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: 
A-B- quy định lông đen; A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng.
- Ở đời con, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với giới cái → Tính trạng liên kết giới tính, chỉ có một cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST X.
- Con cái F1 có kiểu gen AaXBXb lai phân tích:
	AaXBXb × aaXbY
Giao tử cái: AXB; AXb; aXB; aXb; Giao tử đưc: aXb; aY.
AXB
AXb
aXB
aXb ;
aXb
AaXBX b
AaXbXb
aaXBXb
aaXbX b
aY
AaXBY
AaXbY
aaXBY
aaXbY
Kiểu hình lông trắng ở đời con có 3 con cái lông trắng: 3 con đực lông trắng.
→ Cá thể cái chiếm tỉ lệ 50%.
Câu 22: Đáp án A
Câu 23: Đáp án D
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ cộng sinh.
Câu 24: Đáp án A
A sai. Vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni (NH4+) hoặc muối nitrat (NO3-). Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.
Câu 25: Đáp án A
L gen = 3332 → Tổng số Nu của gen là: N = 1960 Nu 
→ 2Agen + 2Ggen = 1960 (1) 
Gen có 2276 liên kết hidro → 2Agen + 2Ggen = 2276 (2) 
Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: A gen = Tgen = 664 Nu; Ggen = Xgen =316 Nu 
B sai. A2 = T1 = Agen – A1 = 664 – 129 = 535 Nu 
C sai. Môi trường cung cấp số nucleotit loại X là = 664.(21 – 1) = 664 Nu 
D sai. X2 = Xgen – 147 = 316 – 147 = 169. Mà A2 = 535 → X2 < A2
Câu 26: Đáp án A
Có 3 hệ quả, đó là I, III và IV. → Đáp án A.
Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại. Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc làm giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến.
Câu 27: Đáp án D
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
I đúng. Vì cây AaBb lai phân tích thì sẽ có 1/4 số cây A-B-.
II đúng. Vì nếu F1 có 4 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb × AaBB → Có 1 kiểu hình.
III đúng. Vì nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng P có kiểu gen AaBB × aabb (hoặc AABb × aabb) → Số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
IV đúng. Vì F1 có 3 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb hoặc AaBB. → Có 2 loại kiểu hình.
Câu 28: Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án D.
Cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) chiếm 16% = 0,16.
→ Cây hoa trắng, quả bầu dục ( ) chiếm tỉ lệ = 0,25 – 0,16 = 0,09. 
→ Kiểu gen = 0,09 = 0,3 × 0,3.
→ Kiểu gen của F1 là và đã có hoán vị gen với tần số 40%. 
→Cây lai phân tích (Có hoán vị gen 40%) thì đời con có tỉ lệ 3:3:1:1. → I sai. 
II đúng. Vì có 5 kiểu gen là 
III sai. Vì cây dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 là cây . 
Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ( ) có tỉ lệ = 0,5 + 2x - = 0,5 + 2.0,09 - = 0,08.
IV đúng. Vì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng = số cây thân thấp, hoa trắng = 0,09 = 9%.
Câu 29: Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
I đúng. Vì không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cá thể mang alen A = 0,36 + 0,48 = 0,84.
II sai. Vì đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn a hoặc loại bỏ hoàn toàn A, ....
IV đúng. Vì di – nhập gen có thể mang đến alen A cho quần thể, làm cho quần thể tăng tần số alen A.
Câu 30: Đáp án D
Quan hệ giữa cây phong lan và cây thân gỗ mà cây phong lan bám trên đó là dạng quan hệ Hội sinh
Câu 31: Đáp án B
Các phát biểu I, II đúng. → Đáp án B
III và IV sai. Vì vi khuẩn lam được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 32: Đáp án A
Các phát biểu I, II, IV đúng → Đáp án A
I đúng. Vì quá trình diễn thế làm thay đổi cấu trúc của quần xã nên thường sẽ làm thay đổi độ đa dạng về thành phần loài của quần xã.
II đúng. Vì độ đa dạng thay đổi tùy thuộc vào các quần xã.
III sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
IV đúng. Vì khi độ đa dạng thay đổi thì thành phần loài sẽ thay đổi. Do đó, lưới thức ăn sẽ bị thay đổi.
Câu 33: Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III → Đáp án C.
I sai. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = a.(23-2) = 30. 
→ a = 30:6 = 5. → Ban đầu có 5 ADN.
II, III đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 4 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 
= 5 × 27 = 640 phân tử. Trong đó, số phân tử có chứa N14 = 5 × (23+1 – 2) = 70. Thì suy ra số phân tử ADN chỉ có N15 = 640 – 70 = 570.
IV sai. Vì tổng số phân tử ADN = a.(2m+n) = 5×(23+4) = 640.
Câu 34: Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C.
I đúng. Vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen = 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
II đúng. 
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen = 1×2×1×1= 2 kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen = 2×1×1×1= 2 kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 2+2+4+4+4 = 16 kiểu gen.
III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDED
- Thể một có số kiểu gen = 4×1×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen = 1×1×1×1= 1 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 4+1 = 5 kiểu gen.
IV sai. Vì có 30 kiểu gen.
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen = 2×3×1×1= 6 kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen = 3×2×1×1= 6 kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen = 3×3×1×1= 9 kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen = 3×3×1×1= 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một = 6+6+9+9 = 30 kiểu gen.
Câu 35: Đáp án A
Có 4 khả năng, đó là (I), (II), (III) và (IV). → Đáp án A.
Bài toán này có 2 cặp tính trạng nhưng tính trạng chiều cao thân là tính trạng lặn cho nên khi tự thụ phấn luôn cho đời con có 100% cây thân thấp. Do vậy có thể loại bỏ tính trạng chiều cao, chỉ xét tính trạng màu hoa cũng cho kết quả đúng.
Bài toán trở thành: Cho 3 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
- Nếu 3 cây đều có KG Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. → (I) đúng.
- Nếu trong 3 cây P, có 2 cây BB và 1 cây Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có tỉ lệ 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. → (IV) đúng.
- Nếu trong 3 cây P, có 1 cây BB và 2 cây Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có 5 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. → (II) đúng.
- Nên 3 cây đều có kiểu gen BB tự thụ phấn sẽ cho F1 có 100% cây hoa đỏ. 
→ (III) đúng.
Câu 36: Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng. → Đáp án B. 
Giải thích:
I sai. Vì kí hiệu kiểu gen của cây hoa vàng là aaB- → Có 2 kiểu gen quy định hoa vàng; Kiểu hình quả tròn có 1 kiểu gen là DD → Có số KG = 2×1 = 2 kiểu gen.
II đúng. Vì cây hoa đỏ, quả bầu dục có kí hiệu kiểu gen A-bbD- nên số kiểu hình ở đời con = 2 × 3 = 6 kiểu hình.
III đúng. Vì cây hoa tím, quả dài có kí hiệu kiểu gen A-B-dd nên sẽ có 4 loại kiểu gen. Có 4 loại kiểu gen thì sẽ có số sơ đồ lai = 4(4+1)/2 = 10 sơ đồ lai.
IV đúng. Vì nếu cây hoa tím, quả tròn có kiểu gen AaBBDD thì khi lai phân tích sẽ có 50% số cây A-B-Dd.
Câu 37: Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
Giải thích: 
- Dựa vào phép lai thứ nhất, → tính trạng liên kết giới tính, gen trên NST giới tính X. → II sai.
- Gà trống đem lai có kiểu gen XAXa → gà trống chân cao có 1XAXA và 1XAXA. → Gà trống đồng hợp có tỉ lệ = 1/4 = 25%. → I đúng.
- Gà mái 1 có kiểu gen XAY và gà mái 2 có kiểu gen XaY. → III đúng.
- Ở F1 của phép lai 2 có 1XAXa; 1XaXa; 1XAY; 1XaY. → Trong số các gà trống, giao tử mang gen a = 3/4; Trong số các gà mái, giao tử không mang gen A = 3/4. → Kiểu hình chân thấp ở F2 = 3/4×3/4=9/16. → IV đúng.
Câu 38: Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án C.
Giao tử Abd có tỉ lệ = 15% → Giao tử bd có tỉ lệ = 30%. → Đây là giao tử liên kết. Do đó kiểu gen của P là Aa ; tần số hoán vị gen = 1 - 2×0,3 = 0,4 = 40%. → I và III đúng.
Cơ thể P có kiểu gen Aa và có tần số hoán vị gen = 40% cho nên sẽ sinh ra giao tử ABD có tỉ lệ 15%.
P tự thụ phấn: Aa × Aa = (Aa × Aa)( × )
Aa × Aa sẽ sinh ra đời con có 1/2 số cá thể đồng hợp.
× (hoán vị 40%) thì sẽ sinh ra đồng hợp lặn = 0,09. 
→ Tổng tỉ lệ cá thể đồng hợp về 2 cặp gen = 0,5 + 4×0,09 - = 0,26.
→ Tỉ lệ cá thể đồng hợp 3 cặp gen 1/2×0,26 = 0,13 = 13%. → IV sai.
Câu 39: Đáp án A
Tách riêng từng cặp tính trạng ta có:
- 
Theo bài ta có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng ở là 
Hoán vị gen xảy ra ở hai giới với tần số như nhau nên ta có: 
- F1 cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng chiếm tỉ lệ :
A-B-dd + (A-bb + aaB-)D- = 0,66.0,25 + (0,09 + 0,09).0,75 = 0,3 = 30% à I đúng 
- Số cá thể cái thu được ở F1 là : 50%
Số cá thể cái có kiểu gen đồng hợp là :
 XDXD= (0,16+ 0,01 +0,01 +0,16).0,25 = 0,085 
Vậy trong tổng số cá thể cái F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ: 0,085/0,5 = 17% à II đúng
Ở giới đực có 5 kiểu gen qui định kiểu hình có 3 tính trạng trội là :
Ở giới cái, có tối đa 16 kiểu gen dị hợp là:
+	 ở F, có 4 kiểu gen đồng hợp, 6 kiểu gen dị hợp, kết hợp 6 kiểu gen của cặp này với 2 kiểu gen ở giới cái của cặp NST giới tính ta được: 6.2=12 kiểu gen dị hợp 
4 kiểu gen đồng hợp kết hợp với 1 kiểu gen dị hợp XDXd ta được thêm 4 kiểu gen 
Vậy giới cái tối đa 16 kiểu gen dị hợp 
Vậy có 2 phát biểu đưa ra là đúng.
Note 2
Phương pháp làm bài tập qui luật di truyền nhiều gen trên một NST.
Muốn xác định qu

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_theo_d.doc