Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 512 (Có đáp án)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Tinh bột và xenlulozo đều thuộc loại
A. đisaccarit. B. Điandehit. C. monosaccarit. D. polisaccarit.
Câu 2: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là :
A. Luôn sinh ra axit và ancol. B. Thuận nghịch.
C. Xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường. D. Xảy ra theo một chiều.
Câu 3: Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6. B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 4: Cacbohiđrat là gì?
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)n.
B. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m.
SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài : 45 phút Mã đề thi 512 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ca = 40; Cr =52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137; Mn = 55. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Tinh bột và xenlulozo đều thuộc loại A. đisaccarit. B. Điandehit. C. monosaccarit. D. polisaccarit. Câu 2: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là : A. Luôn sinh ra axit và ancol. B. Thuận nghịch. C. Xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường. D. Xảy ra theo một chiều. Câu 3: Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ? A. Tơ visco và tơ nilon-6,6. B. Tơ tằm và tơ enang. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 4: Cacbohiđrat là gì? A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)n. B. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m. C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m. Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là SAI? A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α–amino axit. B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α–amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Câu 6: Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở (amino axit chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là : A. 8,389 gam. B. 12,58 gam. C. 25,167 gam. D. 4,1945 gam. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên. B. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. C. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành. D. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn. Câu 8: Chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím ẩm? A. H2NCH2COOH. B. C6H5NH2. C. (CH3)2 NH2. D. (C6H5)2NH. Câu 9: Hình vẽ sau mô tả cách tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra ống 3? A. Có màu nâu đỏ. B. Có màu tím. C. Mất màu xanh tím. D. Có màu xanh tím. Câu 10: Thuỷ phân 8,8 gam este X có CTPT C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 gam ancol Y và m gam muối. Giá trị của m là : A. 8,2 gam. B. 4,1 gam. C. 4,2 gam. D. 3,4 gam. Câu 11: Trong công nghiệp người ta dùng chất nào để tráng ruột phích ? A. Glucozơ. B. CH3CHO. C. HCHO. D. HCOOCH3. Câu 12: Ứng với CTPT C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân este mạch hở ? A. 2. B. 8. C. 6. D. 4. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. CTPT của X là: A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C2H4O2. D. C5H8O2. Câu 14: Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở có dạng là : A. CnH2n+3N. B. CnH2n+1N. C. CnH2n+2+kNk. D. CnH2n+2-2a+kNk. Câu 15: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ? A. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3. B. (CH3)3COH và (CH3)2NH. C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3. D. (CH3)2NH và CH3OH. Câu 16: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau : C2H6 C2H4 C2H5OH Buta-1,3-đien Cao su Buna Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ? A. 62,50 kg. B. 15,625 kg. C. 46,875 kg. D. 31,25 kg. Câu 17: Khối lượng ancol etylic thu được khi cho lên men 10 tấn bột ngũ cốc chứa 80% tinh bột với hiệu suất 37,5% là: A. 17,04 tấn. B. 92 tấn. C. 1,704 tấn. D. 9,2 tấn. Câu 18: Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polime này là : A. 506. B. 600. C. 460. D. 560. Câu 19: Có một số nhận xét về cacbohidrat như sau: (1) Saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều có thể bị thủy phân. (2) Glucozo, fructozo, saccarozo đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử xenlulozo được cấu tạo bởi nhiều gốc α-glucozo. (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozo. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 20: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin và các tính chất của các dung dịch được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Quỳ tím Hóa xanh Không đổi màu Không đổi màu Hóa đỏ Nước brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không có kết tủa Không có kết tủa Chất X, Y, Z vàT lần lượt là A. Axit glutamic, metylamin, anilin, glyxin. B. Metylamin, anilin, glyxin, axit glutamic. C. Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin. D. Anilin, glyxin, metylamin, axit glutamic. Câu 21: Tinh bột có công thức phân tử là: A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C5H10O. Câu 22: Chất hữu cơ X mạch hở được tạo ra từ axit no A và etylenglicol. Biết rằng a gam X ở thể tích hơi chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất; a gam X phản ứng hết với xút tạo ra 32,8 gam muối. Nếu cho 200 gam A phản ứng với 50 gam etylen glicol ta thu được 87,6 gam este. Tên của X và hiệu suất phản ứng tạo ra X là: A. Etylen glicol đifomat; 74,4%. B. Etylen glicol điaxetat; 74,4%. C. Etylen glicol điaxetat; 36,3%. D. Etylen glicol đifomat; 36,6%. Câu 23: Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH tồn tại chủ yếu ở dạng A. phân tử trung hoà. B. anion. C. cation. D. ion lưỡng cực. Câu 24: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là: A. Mantozo. B. Saccarozo. C. Glucozo. D. Fructozo. Câu 25: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch glucozơ và fructozơ ? A. Cu(OH)2/OH-. B. Nước brom. C. Na kim loại. D. [Ag(NH3)2]OH. Câu 26: Chất nào sau đây không phải là este ? A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. C2H5OC2H5. D. C3H5(COOCH3)2. Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozo rồi chia sản phẩm thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch nước Brom dư, thì có y gam tham gia phản ứng. Giá trị x và y lần lượt là: A. 4,32 và 3,2. B. 2,16 và 1,6. C. 4,32 và 1,6. D. 2,16 và 3,2. Câu 28: Chất nào sau đây là amin bậc 1? A. CH3NH2. B. CH3–NH–CH3. C. C2H5-NH-CH3. D. (CH3)3N. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2017_2018_ma_de_thi_5.doc
- đáp án mã đề 2.xls
- đáp án.docx