Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 209 (Có đáp án)

Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 209 (Có đáp án)

Câu 4: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh?

A. Saccarozo. B. Fructozo. C. Glucozo. D. Tinh bột.

Câu 5: Chất nào sau đây là amin bậc 3?

A. (CH3)3N. B. CH3–NH–CH3. C. C2H5NH2. D. CH3NH2.

Câu 6: Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) sợi đay ; (4) tơ enang ; (5) tơ visco ; (6) nilon-6,6 ; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là :

A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (5), (7). C. (2), (3), (6). D. (5), (6), (7).

Câu 7: Ứng với CTPT C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este mạch hở ?

A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozo và mantozo thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tạo thành là:

A. 0,54 gam. B. 1,08 gam. C. 2,16 gam. D. 3,24 gam.

Câu 9: Chọn khái niệm đúng ?

A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.

B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.

D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 209 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT 
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018
MÔN : HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài : 45 phút
Mã đề thi 501
Họ và tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:................................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ca = 40; 
Cr =52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137; Mn = 55.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một este E thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Công thức cấu tạo của A là:
A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. HCOOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 2: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A. (CH3)3COH và (CH3)3N.	B. C6H5NHCH3 và C6H5C(OH)(CH3)2.
C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.	D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
Câu 3: Hình vẽ sau đây mô tả phản ứng nào xảy ra?
A. Điều chế tơ visco.	B. Phản ứng xà phòng hóa.
C. Điều chế xenlulozo trinitrat.	D. Thủy phân xenlulozo.
Câu 4: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh?
A. Saccarozo.	B. Fructozo.	C. Glucozo.	D. Tinh bột.
Câu 5: Chất nào sau đây là amin bậc 3?
A. (CH3)3N.	B. CH3–NH–CH3.	C. C2H5NH2.	D. CH3NH2.
Câu 6: Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) sợi đay ; (4) tơ enang ; (5) tơ visco ; (6) nilon-6,6 ; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là :
A. (1), (2), (6).	B. (2), (3), (5), (7).	C. (2), (3), (6).	D. (5), (6), (7).
Câu 7: Ứng với CTPT C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este mạch hở ?
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 3.
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozo và mantozo thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tạo thành là:
A. 0,54 gam.	B. 1,08 gam.	C. 2,16 gam.	D. 3,24 gam.
Câu 9: Chọn khái niệm đúng ?
A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.
B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.
D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.
Câu 10: Cho 11,25 gam glucozo lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là:
A. 80%.	B. 75%.	C. 70%.	D. 85%.
Câu 11: Nhóm gluxit đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ.	B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột.
C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ.	D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.
Câu 12: Chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím ẩm?
A. H2NCH2COOH.	B. (C6H5)2NH.	C. CH3NH2.	D. C6H5NH2.
Câu 13: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là :
A. metyl axetat.	B. metyl fomiat.	C. etyl axetat.	D. propyl fomiat.
Câu 14: Glucozo có công thức phân tử là:
A. (C6H10O5)n.	B. C12H22O11.	C. C5H10O.	D. C6H12O6.
Câu 15: Để nhận biết 3 dung dịch : glucozơ, ancol etylic, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là :
A. dung dịch AgNO3/NH3.	B. Cu(OH)2/OH-.
C. CH3OH/HCl.	D. Na.
Câu 16: Tính chất hoá học quan trọng nhất của este là :
A. Phản ứng thế	B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng thuỷ phân.	D. Phản ứng cộng.
Câu 17: Ở điều kiện thường, các amino axit
A. có thể là rắn, lỏng hoặc khí.	B. đều là chất rắn.
C. đều là chất lỏng.	D. đều là chất khí.
Câu 18: Khi nào bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi với biệt danh “huyết thanh ngọt”).
A. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1%.
B. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu từ 0,1% → 0,2%.
C. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu > 0,1%.
D. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu = 0,1%.
Câu 19: Cho các phát biểu sau về Cacbohidrat:
(a) Glucozo và saccarozo đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccrit.
(c) Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozo (hoặc fructozo) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 20: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
 Chất
X
Y
Z
T
 Nhiệt độ sôi (oC)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
6,48
7,82
10,81
10,12
 Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Z là CH3NH2.	B. Y là C6H5OH	C. T là C6H5NH2.	D. X là NH3.
Câu 21: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 120.	B. 45.	C. 30.	D. 60.
Câu 22: Glucozo và fructozơ đều thuộc loại
A. Andehit.	B. monosaccarit.	C. đisaccarit.	D. polisaccarit.
Câu 23: Hợp chất nào sau đây là este ?
A. CH3CH2ONO2.	B. CH3CH2Cl.	C. CH3OH.	D. HCOOC6H5.
Câu 24: Cho sơ đồ chuyển hoá : 
CH4 → C2H2 → C2H3CN → Tơ olon. 
Để tổng hợp được 265 kg tơ olon theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (trong khí thiên nhiên metan chiếm 95% và hiệu suất phản ứng là 80%) :
A. 185,66.	B. 420.	C. 385,7.	D. 294,74.
Câu 25: Polime X có hệ số trùng hợp là 1500 và phân tử khối là 42000. Công thức một mắt xích của X là :
A. –CH2–CHCl–.	B. –CCl=CCl–.	C. –CH2–CH2–.	D. –CHCl–CHCl–.
Câu 26: Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là :
A. CnH2n+3N.	B. CnH2n+2+kNk.	C. CnH2n+2-2a+kNk.	D. CnH2n+1N.
Câu 27: Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.
B. Dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó phân lớp.
C. Lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp.
D. Lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.
Câu 28: Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (MX<MY) cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là:
A. CH2=CHCOOCH3.	B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5.	D. C2H5COOC2H5.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức liêm tiếp nhau thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O . Tìm công thức của hai amin.
Câu 2: Cho 15 gam aminoaxit mạch hở, no, chứa 1 nhóm – COOH và 1 nhóm -NH2 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối khan tạo thành?
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
( Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài, CBCT không giải thích gì thêm)
BÀI LÀM
Thí sinh làm trắc nghiệm vào bảng sau
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐA
Câu
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
ĐA

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2017_2018_ma_de_thi_2.doc
  • xlsđáp án mã đề 3.xls