Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 486 (Có đáp án)

Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 486 (Có đáp án)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Cho các dung dịch : glucozơ, glixerol, axit axetic, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch đó ?

A. Cu(OH)2/OH-. B. Nước brom. C. Na kim loại. D. [Ag(NH3)2]OH.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozo và fructozo.

(b) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(c) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

(d) Trong dung dịch, glucozo và fructozo đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

(e) Trong dung dịch, fructozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

(g) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và ).

Số phát biểu đúng là:

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 2130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2017-2018 - Mã đề thi 486 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT 
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018
MÔN : HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài : 45 phút
Mã đề thi 486
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ca = 40; 
Cr =52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137; Mn = 55.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Cho các dung dịch : glucozơ, glixerol, axit axetic, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch đó ?
A. Cu(OH)2/OH-.	B. Nước brom.	C. Na kim loại.	D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozo và fructozo.
(b) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozo và fructozo đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và b).
Số phát biểu đúng là:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 3: Đường mía là gluxit nào:
A. Mantozo.	B. Fructozo.	C. Saccarozo.	D. Glucozo.
Câu 4: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.	B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.	D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
Câu 6: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.
Câu 7: Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của E là:
A. HCOOC2H5.	B. HCOOCH3.
C. HCOOCH2CH2CH3.	D. CH3COOCH2CH2CH3.
Câu 8: Glucozơ không thuộc loại
A. đisaccarit.	B. hợp chất tạp chức.	C. cacbohiđrat.	D. monosaccarit.
Câu 9: Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.	B. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ.
C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.	D. Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.
Câu 10: Đun nóng hỗn hợp hai chất đồng phân (X, Y) vơi dung dịch H2SO4 loãng, thu được hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hai ankanol. Hòa tan 1 gam hỗn hợp axit trên vào 50 ml NaOH 0,3M, để trung hòa NaOH dư phải dùng 10ml HCl 0,5M. Khi cho 3,9 gam hỗn hợp ancol trên tác dụng hết với Na thu được 0,05 mol khí. Biết rằng các gốc hidrocacbon đều có độ phân nhánh cao nhất. CTCT của X và Y là:
A. CH3COOC(CH3)3 và CH3CH2COOCH(CH3)2.
B. (CH3)2CHCOOC2H5 và (CH3)3CCOOCH3.
C. HCOOC(CH3)3 và CH3COOCH(CH3)2.
D. (CH3)2CHCOOC2H5 và (CH3)2CHCH2COOCH3.
Câu 11: Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este là :
A. C5H10O2.	B. C6H12O2.	C. C3H6O2.	D. C4H10O2.
Câu 12: Ứng với CTPT C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân este mạch hở ?
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 13: Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ.	B. Fructozơ.	C. Saccarozơ.	D. Mantozơ.
Câu 14: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Ancol metylic, anđehit fomic, axit fomic và metyl amin và các tính chất sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (0C)
64,7
-19
100,8
-33,4
pH (0,001M)
7,00
7,00
3,47
10,12
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Z là HCOOH.	B. T là CH3OH.	C. X là HCHO	.	D. Y là NH3.
Câu 15: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag thu được là:
A. 0,12 mol.	B. 0,090 mol.	C. 0,06 mol.	D. 0,095 mol.
Câu 16: Khối lượng glucozo cần dùng để điều chế 0,1 lít ancol etylic (khối lượng riêng 0,8g/ml) với hiệu suất 80% là:
A. 212 gam.	B. 195,6 gam.	C. 190 gam.	D. 185,6 gam.
Câu 17: Hình vẽ sau đây mô tả điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O.
B. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
C. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
D. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O.
Câu 18: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng
A. không thuận nghịch.
B. luôn sinh ra axit và ancol.
C. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
D. thuận nghịch (trừ những trường hợp đặc biệt).
Câu 19: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2 ?
A. 2,8 mol.	B. 1,875 mol.	C. 3,375 mol.	D. 2,025 mol.
Câu 20: Chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím ẩm?
A. H2NCH2COOH.	B. C6H5NH2.	C. C2H5NH2.	D. (C6H5)2NH.
Câu 21: Công thức tổng quát của amin no, mạch hở có dạng là :
A. CnH2n+2+kNk.	B. CnH2n+3N.	C. CnH2n+1N.	D. CnH2n+2-2a+kNk.
Câu 22: Saccarozo có công thức phân tử là:
A. C12H22O11.	B. (C6H10O5)n.	C. C6H12O6.	D. C5H10O.
Câu 23: Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. CH3COOCH3.	B. HCOOCH3.	C. CH3COOH.	D. HCOOC6H5.
Câu 24: Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?
A. Tơ visco, tơ tằm, caosu buna, keo dán gỗ.
B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.
C. Cao su isopren, tơ visco, nilon-6,6, keo dán gỗ.
D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.
Câu 25: Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. C2H5NH2.	B. (CH3)3N.	C. CH3–NH–CH3.	D. CH3NH2.
Câu 26: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :
A. –CH2–CHCl–.	B. –CH=CCl–.	C. –CCl=CCl–.	D. –CHCl–CHCl– .
Câu 27: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau : 
Metan Axetilen Vinyl clorua PVC Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) ?
A. 5589,083.	B. 5589,462.	C. 5883,246.	D. 5,883.
Câu 28: So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin và glyxin :
A. Cả hai đều có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.
B. Glyxin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin. Cả hai đều tan nhiều trong nước.
C. Glyxin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glyxin tan ít còn etlyamin tan nhiều trong nước.
D. Hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2C và cả hai đều tan nhiều trong nước.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2017_2018_ma_de_thi_4.doc
  • xlsđáp án mã đề 1.xls
  • docxđáp án.docx