Đề thi dự kiến môn Vật lí Lớp 12 - Trường THPT Hưng Nhân - Mã đề 01

Đề thi dự kiến môn Vật lí Lớp 12 - Trường THPT Hưng Nhân - Mã đề 01

Câu 1: Cho vật dao động điều hòa. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi

 A. vật qua vị trí biên B. vật qua vị trí cân bằng

 C. gia tốc của vật cực đại D. lực phục hồi tác dụng vào vật cực đại

Câu 2: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 3cos(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là

 A. A = – 3 cm và ω = 5π (rad/s). B. A = 3 cm và ω = – 5π (rad/s).

 C. A = 3 cm và ω = 5π (rad/s). D. A = 3 cm và ω = – π/3 (rad/s).

Câu 3: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm, tốc độ cực đại là 20 cm/s. Khi ly độ là 5 cm thì vận tốc bằng

 A. B. C. 10 cm / s D. cm / s

Câu 4: Một lò xo có độ cứng 50 N/m được đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên gắn vật nặng có khối lượng 200g. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo nén 3 cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí x = +0,5cm và di chuyển theo chiều dương. Lấy . Phương trình dao động của vật là

 

doc 8 trang phuongtran 7460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi dự kiến môn Vật lí Lớp 12 - Trường THPT Hưng Nhân - Mã đề 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 01
Cho vật dao động điều hòa. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi 
	A. vật qua vị trí biên	B. vật qua vị trí cân bằng
	C. gia tốc của vật cực đại 	D. lực phục hồi tác dụng vào vật cực đại 
Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 3cos(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là
	A. A = – 3 cm và ω = 5π (rad/s). 	B. A = 3 cm và ω = – 5π (rad/s).
	C. A = 3 cm và ω = 5π (rad/s). 	D. A = 3 cm và ω = – π/3 (rad/s).
Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm, tốc độ cực đại là 20 cm/s. Khi ly độ là 5 cm thì vận tốc bằng
	A. 	B. 	C. 10 cm / s	D. cm / s
Một lò xo có độ cứng 50 N/m được đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên gắn vật nặng có khối lượng 200g. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo nén 3 cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí x = +0,5cm và di chuyển theo chiều dương. Lấy . Phương trình dao động của vật là 
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2s. Để chu kì con lắc là 1s thì khối lượng m bằng
	A. 200 g	B. 100 g	C. 50 g	D. 800 g
Con lắc đơn đặt tại nơi gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 dao động điều hòa với tần số 1,6 Hz. Chiều dài dây treo là
A. 9,8 cm	B. 9,7 cm	C. 97 cm	D. 98 cm
Một con lắc đơn dao động tại nơi có gia tốc trọng trường 10 m/s2. Chiều dài dây treo là 48 cm; biên độ góc là 80. Khi vật đi ngang qua vị trí có li độ góc a = 40 thì tốc độ của vật là
A. 2,6 cm/s	B. 26 cm/s	C. 7 cm/s	D. 70 cm/s
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Bước sóng là
	A. quãng đường sóng truyền trong 1 (s). 
	B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không. 
	C. khoảng cách giữa hai bụng sóng. 
	D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ. 
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình là u = 5cos(6pt – px) (cm), với t đo bằng s, x đo bằng m. Tốc độ truyền sóng này là
	A. 3 m/s.	B. 60 m/s.	C. 6 m/s.	D. 30 m/s.
Ta quan sát được hiện tượng gì khi trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng?
	A. Tất cả các phần tử trên dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
	C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng một tốc độ.
Trên một sợi dây đàn hồi dài 120 cm với hai đầu cố định đang có sóng dừng ổn định có 10 bụng sóng. Trên dây các phần tử sóng dao động với tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
	A. 3 m/s.	B. 6 m/s.	C. 12 m/s.	D. 24 m/s.
Tại điểm M cách nguồn âm (coi sóng âm truyền đi đẳng hướng và không bị môi trường hấp thu) một khoảng 2 m có mức cường độ âm là 60 dB, thì tại điểm N cách nguồn âm 8 m có mức cường độ âm là 
	A. 2,398 B	B. 4,796 B	C. 4,796 dB	D. 2,398 dB
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp được đặt tại A và B cách nhau 14cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 0,9 cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6cm. Gọi Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi tổng diện tích của tam giá ACM và BMD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại trên MD là
A. 13	B. 20	C. 19	D. 12
Cho cuộn cảm có độ tự cảm L mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là ω. Cảm kháng ZL của cuộn dây được tính bằng biểu thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Điện áp tức thời hai đầu cuộn dây và điện áp tức thời hai đầu tụ dao động
A. cùng pha	B. Ngược pha	C. vuông pha	D. lệch pha 0,25π
Đặt điện ápvào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần có giá trị 100 , cuộn cảm thuần có độ tự cảm (H) và tụ điện có điện dung (F) mắc nối tiếp. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch là
A. 	B. 	
C. 	D. 
Mạch điện RLC không phân nhánh, biết điện áp hiệu dụng hai đầu mỗi phần tử có quan hệ: UR = UL = 0,5UC. Hệ số công suất của mạch là
A. 	B. 0	C. 0,5	D. 1
Điện áp ở hai đầu một đoạn mạch là (t tính bằng giây). Tại thời điểm t1, điện áp ở hai đầu đoạn mạch có giá trị là 80V và đang giảm. đến thời điểm t2 = t1+0,015s, điện áp ở hai đầu đoạn mạch có giá trị bằng
A. V	B. V	C. 40V	D. 80V
Trong động cơ không đồng bộ 3 pha, gọi f1, f2, f3 lần lượt là tần số của dòng điện xoay chiều ba pha, tần số của từ trường quay tại tâm O và tần số quay của rotor. Kết luận nào sau đây là sai:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Đặt điện áp xoay chiều (V) (U không đổi, thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp theo thứ tự gồm đoạn mạch AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MN chứa điện trở thuần R và đoạn mạch NB chứa tụ điện có điện dung C. Khi và thì biểu thức dòng điện trong mạch lần lượt là . Tìm .
A. 0,5 B. 1/3 C. 0,75 D. 0,35
Điện năng được truyền từ nhà máy điện nhỏ (có công suất không đổi) đến một khu công nghiệp bằng đường dây tải một pha. Nếu điện áp truyền đi là U thì ở khu công nghiệp phải lắp một máy hạ áp với tỉ số 54/1 để đáp ứng 12/13 nhu cầu sử dụng điện năng ở khu công nghiệp. Nếu muốn cung cấp đủ điện năng cho khu công nghiệp thì điện áp truyền đi phải là 2U. Khi đó cần dùng máy hạ áp với tỉ số như thế nào? Coi hệ số công suất bằng 1
A. 117/1 	B. 108/1 	C. 111/1	D. 114/1
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể?
A. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
C. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm.
Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1mF. Tần số riêng của mạch có giá trị nào sau đây?
A. 1,6.104Hz.	B. 3,2.104Hz.	C. 1,6.103Hz.	D. 3,2.103Hz.
Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung và cuộn dây có độ tự cảm L = 5mH. Điện áp cực đại trên tụ điện là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm điện áp trên tụ điện bằng 4V là
A. 0,32A.	B. 0,25A.	C. 0,60A.	D. 0,45A.
Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường
A. nước.	B. thủy tinh. 	C. chân không.	D. thạch anh.
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm và một tụ điện có điện dung biến thiên. Tính điện dung của tụ để thu được sóng điện từ có bước sóng 20m?
A. 120pF	B. 65,5pF	C. 64,5pF	D. 150pF
Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đên máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 20 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15(T). Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 (V/m) và đang có hướng Đông thì vectơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn là
A. hướng lên và 0,03 T.	B. hướng lên 0,075 T. C. hướng xuống 0,03 T. D. hướng xuống 0,075 T.
Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
D. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.
Chiếu một tia sáng gồm hai bức xạ màu da cam và màu chàm từ không khí tới mặt chất lỏng với góc tới 30o. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng màu da cam và ánh sáng màu chàm lần lượt là 1,328 và 1,343. Góc tạo bởi tia khúc xạ màu da cam và tia khúc xạ màu chàm ở trong chất lỏng bằng 
A. 15,35'. 	B. 15'35". 	C. 0,26". 	D. 0,26'.
Bức xạ điện từ có bước sóng l = 1,03mm 
A. là tia hồng ngoại.	B. là tia tử ngoại.	
C. là tia X.	D. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
Trong thí nghiệp Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5.	B. 0,45.	C. 0,6.	D. 0,75.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là
A. 9,9 mm.	B. 19,8 mm.	C. 29,7 mm.	D. 4,9 mm.
Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
B. giải phóng êlectron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. 
C. giải phóng êlectron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
D. giải phóng êỉectron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion.
Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19 J. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s.Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,36 μm. 	B. 0,43 μm. 	C. 0,55 μm. 	D. 0,26 μm.
Theo tiên đề Bo, bán kính Bo là r0 =5,3.10-11m. Khi êlectron của nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo có bán kính 132,5.10-11m đi được quãng đường 3S, thì cũng trong khoảng thời gian đó electron chuyển động trên quỹ đạo M sẽ đi được quãng đường là
A. 4S. 	B. 5,3S. 	C. 5S. 	D. 1,5S.
Hạt nhân có
	A. 23 prôtôn và 11 nơtron. 	B. 11 prôtôn và 12 nơtron.
	C. 2 prôtôn và 11 nơtron. 	D. 11 prôtôn và 23 nơtron.
Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối là
A. 4,544u; 	B. 4,536u; 	C. 3,154u; 	D. 3,637u
Bắn hạt α vào hạt nhân đứng yên, ta có phản ứng: . Biết các khối lượng mP = 1,0073u, mN = 13,9992u và mα = 4,0015u. mO = 16,9947u, 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ?
	A. thu 1,94.10-13J	B. tỏa 1,94.10-13J	C. tỏa 1,21.J	D. thu 1,21J
Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau 
A. định luật bảo toàn động lượng. 	B. định luật bảo toàn số hạt nuclôn.
C. định luật bào toàn số hạt prôtôn. 	D. định luật bảo toàn điện tích.
ĐỀ 02
Cho vật dao động điều hòa.Tốc độ đạt giá trị cực tiểu khi 
	A. vật qua vị trí biên	B. vật qua vị trí cân bằng
	C. gia tốc của vật bằng không 	D. lực phục hồi tác dụng vào vật bằng không 
Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(5πt – π/6) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là
	A. A = – 5 cm và φ = – π/6 rad. 	B. A = 5 cm và φ = – π/6 rad.
	C. A = 5 cm và φ = 5π/6 rad. 	D. A = 5 cm và φ = π/3 rad.
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằngra vị trí biên dương là chuyển động
	A. nhanh dần đều. 	B. chậm dần đều. 	C. nhanh dần.	D. chậm dần. 
Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 20 cm, tốc độ cực đại là . Khi vận tốc là 10 cm / s thì ly độ bằng
	A. 	B. 	C. 	D. 10 cm
Một lò xo có độ cứng 50 N/m được đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên gắn vật nặng có khối lượng 200g. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo nén 3 cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí x = +0,5cm và di chuyển theo chiều âm. Lấy . Phương trình dao động của vật là 
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động đều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là 9,8 cm. Tần số góc dao động của con lắc này là
	A. 1 rad/s	B. 10 rad/s	C. 0,1 rad/s	D. 100 rad/s
Con lắc đơn đặt tại nơi gia tốc trọng trường chiều dài dây treo là 64 cm. Kích thích cho con lắc dao động nhỏ. Chu kỳ dao động là
A. 16 s	B. 8 s	C. 1,6 s	D. 0,8 s
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1(rad) ở một nơi có gia tốc trọng trường 10 m/s2. Khi vật đi qua vị trí li độ dài (cm) nó có tốc độ 14(cm/s). Chiều dài của con lắc đơn bằng bao nhiêu?
A. 1 (m)	B. 0,8 (m)	C. 0,4 (m)	D. 0,2 (m)
Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không.
	B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
	C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.	
	D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.
Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương tŕnh u = 28cos(20x - 2000t) (cm), trong đó x là toạ độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây s. Vận tốc của sóng là 
A. 334 m/s. 	B. 100m/s. 	C. 314m/s. 	D. 331m/s.
Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
	A. tần số và bước sóng đều thay đổi.	
	B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi. 
	C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
	D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp (theo phương truyền sóng) là
	A. 2l.	B. l.	C. .	D. .
Một sợi dây đàn hồi dài 130 cm, có đầu A cố định, đầu B tự do dao động với tần số 100 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là 40 m/s. Trên dây có số nút sóng và số bụng sóng là
	A. 7 nút và 6 bụng.	B. 7 nút và 7 bụng.
	C. 6 nút và 7 bụng.	D. 6 nút và 6 bụng.
Một nguồn âm điểm phát âm ra môi trường đẳng hướng không hấp thụ và không phản xạ âm. Biết cường độ âm tại một điểm cách nguồn âm 100 m có giá trị 20 dB. Mức cường độ âm tại điểm cách nguồn âm 1 m có giá trị là
	A. 60 dB	B. 100 dB	C. 40 dB	D. 80 dB
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp được đặt tại A và B cách nhau 14cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 0,9 cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6cm. Gọi Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi tổng diện tích của tam giá ACM và BMD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại trên MD là
A. 13	B. 20	C. 19	D. 12
Cho tụ điện có điện dung C mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là ω Dung kháng ZC của cuộn dây được tính bằng biểu thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, khi nói về giá trị tức thời của điện áp trên từng phần tử (uR; uL; uC) thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. ngược pha với 	B. trễ pha hơn 
C. trễ pha hơn góc 	D. trễ pha hơn góc 
Đặt điện áp vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần có giá trị 100; tụ điện có điện dung (F); cuộn dây có độ tự cảm (H) và điện trở trong là 20. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch là
A. 	B. 	
C. 	D. 
Cho mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều thì cường độ dòng trong mạch là. Công suất tiêu thụ trung bình trên mạch là 50W. Hệ số công suất là
A. 	B. 	C. 	D. 
Tại thời điểm t, điện áp (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị V và đang giảm. Sau thời điểm sau đó , điện áp này có giá trị là
A. -100V.	B. V	C. -V	D.200V.
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch điện RLC mắc nối tiếp. Cuộn dây có cảm kháng là ZL; tụ điện có dung kháng là ZC. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi
A. ZL = ZC.	B. ZL = 2ZC.	C. ZL = 0,5ZC.	D. 
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số
	A. bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
	B. lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
	C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato, tùy vào tải.
	D. . nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
Đặt điện áp xoay chiều (V) (U không đổi, thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp theo thứ tự gồm đoạn mạch AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MN chứa điện trở thuần R và đoạn mạch NB chứa tụ điện có điện dung C. Khi và thì biểu thức dòng điện trong mạch lần lượt là . Tìm .
A. 0,5 B. 1/3 C. 0,75 D. 0,35
Điện năng được truyền từ nhà máy điện nhỏ (có công suất không đổi) đến một khu công nghiệp bằng đường dây tải một pha. Nếu điện áp truyền đi là U thì ở khu công nghiệp phải lắp một máy hạ áp với tỉ số 54/1 để đáp ứng 12/13 nhu cầu sử dụng điện năng ở khu công nghiệp. Nếu muốn cung cấp đủ điện năng cho khu công nghiệp thì điện áp truyền đi phải là 2U. Khi đó cần dùng máy hạ áp với tỉ số như thế nào? Coi hệ số công suất bằng 1
A. 117/1 	B. 108/1 	C. 111/1	D. 114/1
Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
B. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.
C. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f.
D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.
Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 0,2mF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Chu kì dao động điện từ riêng trong mạch là
A. 6,28.10-4s.	B. 12,57.10-4s.	C. 6,28.10-5s.	D.12,57.10-5s.
Một mạch dao động LC, gồm tụ điện có điện dung C = 8nF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH. Biết hiệu điện thế cực đại trên tụ 6V. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6mA, thì hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn cảm gần bằng
A. 4V.	B. 5,2V.	C. 3,6V.	D. 3V.
Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số
A. của cả hai sóng đều giảm.	B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm.
C. của cả hai sóng đều không đổi.	D. của sóng điện từ giảm, cùa sóng âm tăng.
Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung và cuộn cảm có độ tự cảm biến thiên. Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 100m thì độ tự cảm cuộn dây bằng bao nhiêu ?
A. 0,0645H	B. 0,0625H	C. 0,0615H	D. 0,0635H.
Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đên máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 20 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15(T). Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 10 (V/m) và đang có hướng Đông thì vectơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn là
A. hướng lên và 0,03 T.	B. hướng lên 0,075 T. C. hướng xuống 0,03 T. D. hướng xuống 0,075 T.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc ?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Trong môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
C.Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng một vận tốc.
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
Một tia sáng Mặt Trời từ không khí được chiếu lên bề mặt phẳng của một tấm thủy tinh trong suốt với góc tới i = 60o. Biết chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng Mặt Trời biến thiêntừ 1,414 đến 1,732. Góc hợp bởigiữa tia khúc xạ đỏ và tia khúc xạ tím trong thủy tinh là
A.4,26o.	B.10,76o.	C.7,76o.	D.9,12o.
Bức xạ điện từ có bước sóng l = 0,32mm 
A. là tia hồng ngoại.	B. là tia tử ngoại.	
C. là tia X.	D. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 450nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm. Trên màn quan sát khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,72 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn bằng
A. 1,2 m.	B. 1,6 m. 	C. 1,4 m.	D. 1,8 m.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân chính giửa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là
A. 9,9 mm.	B. 19,8 mm.	C. 29,7 mm.	D. 4,9 mm.
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại ℓà:
	A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó để gây ra được hiện tượng quang điện
	B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó để gây ra được hiện tượng quang điện
	C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi kim loại đó
	D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi kim loại đó
Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng 
A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.	B. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.
C. giảm điện trở của một chất khi bị chiếu sáng.	D. thay đổi màu của một chất khi bị chiếu sáng.
Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là
A.6,625.10−19 J.	B. 6,625.10−28 J.	C. 6,625.10−25 J.	D. 6,625.10−22 J.
Theo tiên đề Bo, bán kính Bo là r0 =5,3.10-11m. Khi êlectron của nguyên tử chuyển động trên quỹđạo có bán kính 132,5.10-11m đi được quãng đường S, thì cũng trong khoảng thời gian đó electron chuyển động trên quỹ đạo L sẽ đi được quãng đường là
A. 4S. 	B. 0,5S. 	C. 5S. 	D. 2,5S.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_du_kien_mon_vat_li_lop_12_truong_thpt_hung_nhan_ma_de.doc