Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Bài 1 (2,0 điểm): Một êlectron chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Êlectron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Vectơ vận tốc của êlectron cùng hướng với đường sức điện. Biết điện tích và khối lượng êlectrôn lần lượt là - e = -1,6.10-19 C và me = 9,1.10-31 kg.

 a) Tính quãng đường đi được của êlectron từ lúc xuất phát cho đến khi dừng lại.

 b) Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát, electron lại trở về điểm M ?

Bài 2 (2,0 điểm): Cho mạch điện như hình 1. Nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 1 . Điện trở R1 = 6 , R3 = 4 . Biến trở R2.

 a) Điều chỉnh biến trở R2 = 6 . Tính hiệu suất của nguồn điện.

 b) Với giá trị nào của biến trở R2 thì công suất trên R2 lớn nhất? Tính giá trị lớn nhất đó.

Bài 3 (2,0 điểm): Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,2 kg và lò xo nhẹ có độ cứng 20 N/m. Kích thích vật dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo, trên mặt phẳng ngang nhẵn. Biết tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là 16 cm/s. Lấy 2 = 10.

 

doc 2 trang phuongtran 4711
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đội tuyển HSG liên trường khối THPT huyện Triệu Sơn mở rộng lần 2 môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
LIÊN TRƯỜNG KHỐI THPT HUYỆN TRIỆU SƠN MỞ RỘNG
LẦN 2 - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Vật Lý - Lớp 12 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày khảo sát: 12 tháng 11 năm 2020
 (Đề khảo sát có 02 trang, gồm 10 câu)
Bài 1 (2,0 điểm): Một êlectron chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Êlectron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Vectơ vận tốc của êlectron cùng hướng với đường sức điện. Biết điện tích và khối lượng êlectrôn lần lượt là - e = -1,6.10-19 C và me = 9,1.10-31 kg. 
	a) Tính quãng đường đi được của êlectron từ lúc xuất phát cho đến khi dừng lại.
	b) Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát, electron lại trở về điểm M ?
R1
R2
R3
Hình 1
Bài 2 (2,0 điểm): Cho mạch điện như hình 1. Nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 1 W. Điện trở R1 = 6 W, R3 = 4 W. Biến trở R2.
	a) Điều chỉnh biến trở R2 = 6 W. Tính hiệu suất của nguồn điện.
	b) Với giá trị nào của biến trở R2 thì công suất trên R2 lớn nhất? Tính giá trị lớn nhất đó.
Bài 3 (2,0 điểm): Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,2 kg và lò xo nhẹ có độ cứng 20 N/m. Kích thích vật dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo, trên mặt phẳng ngang nhẵn. Biết tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là 16p cm/s. Lấy p2 = 10.
 a) Tính chu kì, biên độ và cơ năng dao động của con lắc. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật.
 b) Chọn trục tọa độ dọc theo trục lò xo, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ x = - 4 cm theo chiều dương. Viết phương trình dao động của vật.
Bài 4 (2,0 điểm): Một sóng cơ có tần số f, truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng ngắn nhất 8 cm (tính theo phương truyền sóng).
 a) Tính tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của một phần tử và tốc độ truyền sóng trên dây.
 b) Trên dây, cố định hai vị trí thì có sóng dừng với 3 bụng. Khi tăng tần số thêm 20 Hz thì trên dây có 5 bụng. Để trên dây có 6 bụng thì phải tăng tiếp tần số thêm một lượng bao nhiêu?
C
B
A
R
 L, r
N
M
Hình 2
Bài 5 (2,0 điểm): Cho đoạn mạch xoay chiều như hình 2. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều (V). Cuộn dây có độ tự cảm H và điện trở r = 20 Ω; tụ điện có điện dung F; biến trở R. 
1. Điều chỉnh R bằng R1 = 80 Ω.
 a) Viết biểu thức cường độ dòng điện qua mạch.
 b) Viết biểu thức điện áp uNB.
 c) Thay tụ C bằng tụ C1 có điện dung bằng bao nhiêu để điện áp hiệu dụng UAN cực tiểu?
2. Điều chỉnh R bằng R2 để ở thời điểm V thì uMN = 0. Tìm R2.
Bài 6 (2,0 điểm): Một vật AB có dạng một đoạn thẳng sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính A1B1 là ảnh thật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính lại gần thấu kính 2 cm thì thu được ảnh của vật là A2B2 vẫn là ảnh thật và cách A1B1 một đoạn 30 cm. Biết ảnh sau và ảnh trước có chiều dài lập theo tỉ số .
	 a) Xác định loại thấu kính và cho biết chiều dịch chuyển của ảnh.
	 b) Tính tiêu cự của thấu kính.
Hình 3
Hình 4 
Bài 7 (2,0 điểm): Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định gắn chung tại điểm Q. Con lắc (I) nằm ngang trên mặt bàn nhẵn. Con lắc (II) treo thẳng đứng cạnh mép bàn như hình 3. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng đàn hồi của mỗi con lắc tại các vị trí tương ứng của vật lúc lò xo có chiều dài tự nhiên. Thế năng đàn hồi các con lắc phụ thuộc thời gian theo quy luật được mô tả bởi đồ thị hình 4. Biết tại thời điểm t = 0 cả hai lò xo đều dãn và s. Lấy g = 10 m/s2.	
	 a) Chứng minh rằng biên độ dao động của hai vật A1 = A2. 
	 b) Tính khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm s.
Bài 8 (2,0 điểm): Tại điểm O đặt hai nguồn âm điểm giống nhau phát âm đẳng hướng, có công suất không đổi. Điểm A cách O một đoạn d (m). Trên tia vuông góc với OA tại A lấy điểm B cách A một khoảng 6 m. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho AM = 4,5 m. Thay đổi d để góc có giá trị lớn nhất, khi đó mức cường độ âm tại A là LA = 40 dB. Coi môi trường không hấp thụ âm. 
 a) Đặt 20 nguồn âm điểm giống nhau như trên tại điểm O. Tính mức cường độ âm tại A lúc này. 
 b) Để mức cường độ âm tại M là 50 dB thì cần đặt tại điểm O số nguồn âm điểm giống nhau như trên bằng bao nhiêu?
Hình 5 
Bài 9 (2,0 điểm): Trong giờ thực hành Vật lí có sử dụng bộ thí nghiệm điện xoay chiều Vật lí 12 để tiến hành lắp mạch điện. Bảng lắp ráp mạch điện được vẽ lại như hình 5, với các chốt cắm có tên tương ứng. Một học sinh lắp mạch như sau: giữa E, C lắp cuộn cảm thuần có độ tự cảm 31,85 mH; giữa D, K lắp một điện trở R = 10 Ω; giữa J, I lắp một tụ xoay để thay đổi điện dung của tụ điện; giữa N, F lắp vôn kế V1; giữa F, M lắp vôn kế V2 (các vôn kế đều lí tưởng); giữa A và B duy trì một điện áp xoay chiều (12 V – 50 Hz). Điều chỉnh góc xoay của tụ điện, quan sát đồng thời số chỉ của cả hai vôn kế.
	 a) Khi xoay tụ ở một góc nhất định thì số chỉ của vôn kế V2 lớn nhất. Tính giá trị của điện dung và số chỉ của vôn kế V2 khi đó.
	 b) Điều chỉnh tụ xoay sao cho tổng số chỉ của hai vôn kế đạt giá trị lớn nhất. Tính công suất của mạch lúc này.
Bài 10 (2,0 điểm): Cho các dây nối đủ dài, một bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 12 V, một bình acquy có suất điện động 12 V và điện trở trong rất nhỏ, một ôm kế, một vôn kế, một ampe kế và một nhiệt kế (các thiết bị đo đều lí tưởng). Hệ số nhiệt điện trở α của vônfram làm dây tóc bóng đèn đã biết. Coi điện trở của dây tóc bóng đèn tăng theo nhiệt độ theo hàm bậc nhất , trong đó R0 là điện trở của dây tóc ở 00 C. Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để xác định nhiệt độ của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường. 
 .HẾT 
Họ tên thí sinh:..........................................................SBD:................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hsg_lien_truong_khoi_thpt_h.doc