Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 1

Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 1

Câu 1: Trong số các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

A. Cu. B. Au. C. Al. D. Ag.

Câu 2: Kim loại có số oxi hóa +2 duy nhất trong hợp chất là

A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Na

Câu 3: X là chất khí không màu, bị hóa nâu khi tiếp xúc với không khí. Chất X là

A. NO. B. N2. C. NO2. D. N2O.

Câu 4: Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là chất béo?

A. Mỡ động vật. B. Dầu thực vật. C. Dầu cá. D. Dầu mazut.

Câu 5: Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng không tan trong axit clohiđric. Chất X là

A. Na2SO4. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. Na2CO3.

Câu 6: Mùi tanh của cá do các amin và một số chất khác gây ra. Để khử mùi tanh của cá, người ta thường dùng dung dịch

A. axit sunfuric loãng. B. axit clohiđric loãng. C. axit axetic loãng. D. axit nitric loãng.

Câu 7: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Na.

Câu 8: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.

Câu 9: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2.

C. CH2=CH−CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COOCH3.

Câu 10: Kim loại tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo ra cùng một muối là

 

docx 4 trang phuongtran 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 1
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Trong số các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Cu.	B. Au.	C. Al.	D. Ag.
Câu 2: Kim loại có số oxi hóa +2 duy nhất trong hợp chất là
A. Al.	B. Fe.	C. Mg.	D. Na
Câu 3: X là chất khí không màu, bị hóa nâu khi tiếp xúc với không khí. Chất X là
A. NO.	B. N2.	C. NO2.	D. N2O.
Câu 4: Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là chất béo?
A. Mỡ động vật.	B. Dầu thực vật.	C. Dầu cá.	D. Dầu mazut.
Câu 5: Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng không tan trong axit clohiđric. Chất X là
A. Na2SO4.	B. Ca(HCO3)2.	C. KCl.	D. Na2CO3.
Câu 6: Mùi tanh của cá do các amin và một số chất khác gây ra. Để khử mùi tanh của cá, người ta thường dùng dung dịch
A. axit sunfuric loãng.	B. axit clohiđric loãng.	C. axit axetic loãng.	D. axit nitric loãng.
Câu 7: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Al.	B. Mg.	C. Ca.	D. Na.
Câu 8: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. FeCl3.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. Fe(OH)3.
Câu 9: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là
A. CH2=CHCl.	B. CH2=CH2.
C. CH2=CH−CH=CH2.	D. CH2=C(CH3)-COOCH3.
Câu 10: Kim loại tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo ra cùng một muối là
A. Cu.	B. Mg.	C. Fe.	D. Ag.
Câu 11: Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. Chất X là
A. tinh bột.	B. saccarozơ.	C. glucozơ.	D. xenlulozơ.
Câu 12: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước, gọi là thạch cao sống. Công thức của thạch cao sống là
A. 2CaSO4.H2O	B. CaSO4.H2O.	C. CaSO4.2H2O.	D. CaSO4.3H2O.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.
(b) Để rửa sạch ống nghiệm có chứa anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 loãng vào mặt cắt củ khoai lang, thấy xuất hiện màu xanh tím.
(d) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(e) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.
(g) Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 14: Cho các chất sau: glyxin, axit glutamic, etylamoni cacbonat, anilin. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 15: Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ (được mô tả như hình vẽ). Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng?
A. Kẹp ở 1/3 từ đáy ống nghiệm lên.	B. Kẹp ở 1/3 từ miệng ống nghiệm xuống.
C. Kẹp ở giữa ống nghiệm.	D. Kẹp ở gần miệng ống nghiệm.
Câu 16: Có 4 dung dịch: natri clorua (NaCl), rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat (K2SO4) đều có nồng độ 0,1 mol/lít. Dung dịch chứa chất tan có khả năng dẫn điện tốt nhất là
A. C2H5OH.	B. K2SO4.	C. CH3COOH.	D. NaCl.
Câu 17: X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là:
A. saccarozơ và fructozơ.	B. xenlulozơ và saccarozơ.
C. tinh bột và glucozơ.	D. tinh bột và saccarozơ.
Câu 18: Cho các nhận định sau:
(a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
(b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị khử thành ion của nó. 
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
Số nhận định đúng là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 19: Cho các chất sau: Mg, Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4, Fe(NO3)2. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 20: Cho các polime: amilozơ, xenlulozơ, xenlulozơ triaxetat, polienantoamit, amilopectin, teflon. Số polime dùng làm tơ, sợi là
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 21: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 22: Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm -COOH) vào 100 ml HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm 2,8 gam Fe và 3,6 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 x (mol/lít). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,4 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,35.	B. 0,15.	C. 0,25.	D. 0,75.
Câu 25: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 20,0.	B. 13,5.	C. 15,0.	D. 18,0.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
(b) Trong phản ứng của Al với dung dịch NaOH, chất oxi hóa là NaOH.
(c) Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao được dùng chế tạo tên lửa.
(d) Thạch cao nung (CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.
(e) Cho kim loại Mg dư vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối tan.
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
Câu 27: Cho hỗn hợp gồm 0,5 mol K; 0,2 mol Na; 1,2 mol Al vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 22,4.	B. 26,1.	C. 33,6.	D. 44,8.
Câu 28: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Na, NO. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. NaOH.	B. Na2SO.	C. HCl.	D. H2SO4.
Câu 29: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Ag-Fe (II); Fe-C (III); Mg-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và IV.	B. I, III và IV.	C. I, II và III.	D. II, III và IV.
Câu 30: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
 (a) X + 2NaOH Y + Z +T	(b) X + H2 E
(c) E + 2NaOH 2Y + T	(d) Y + HCl NaCl + F
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Khối lượng phân tử của T bằng 62.	B. Khối lượng phân tử của Y bằng 94.
C. Khối lượng phân tử của Z bằng 96.	D. Khối lượng phân tử của E bằng 176.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al và Mg (có tỷ lệ mol 2:1) bằng dung dịch HNO3 dư , sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp gồm 2 khí NO, N2O (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 18,5. Giá trị của m là: 
A. 21,45	B. 21,31.	C. 31,12	D. 12,32.
Câu 32: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:
Khi lượng kết tủa là 159,25 gam thì số mol Ba(OH)2 đã dùng là
A. 0,65.	B. 0,75.	C. 0,85.	D. 0,6.
Câu 33: Cho các bước ở thí nghiệm sau: 
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. 
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. 
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng. 
 Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
B. Ở bước 2 thì anilin tan dần.
C. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
D. Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng. 
- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.
- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng.
 Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NH4HCO3, Na2CO3.	B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.
C. NaHCO3, (NH4)2CO3.	D. NaHCO3, Na2CO3.
Câu 35: Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaCl với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch X. Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Điện phân dung dịch X với trong thời gian 11580 giây với cường độ dòng điện 10A, thu được V lít khí (đktc) ở hai điện cực. Giá trị của V là
A. 7,84.	B. 10,08.	C. 12,32.	D. 15,68.
Câu 36: Cho dãy các chất: NaHCO3, AlCl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, ,Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; Na và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,085 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 3,11 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 35,9%.	B. 28,8%.	C. 21,6%.	D. 43,1%.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E, thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch, thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,3%.	B. 43,5%.	C. 48%.	D. 46,5%.
Câu 39: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Al trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,5%.	B. 11,5%.	C. 14,5%.	D. 6,5%.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử là C2H8O3N2. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y, thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,688.	B. 4,032.	C. 3,36.	D. 2,24.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_de_so_1.docx