Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường Nam Du - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường Nam Du - Năm học 2019-2020

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ

[ ] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

 

doc 5 trang phuongtran 6570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường Nam Du - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS NAM DU
LỚP 
ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019- 2020
 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12
 THỜI GIAN: 120Phút
( Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12 nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu một văn bản, đoạn tin, đánh giá khả năng tạo lập văn bản nghị luận của học sinh về một tác phẩm, đoạn trích. 
 	1. Kiến thức:
 Hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, tiếng việt,Tập làm văn trong học kì I.
 	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.
 	3. Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
Phần I.Đọc hiểu
Ngữ liệu: 
Văn bản nhật dụng
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu.
Một đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh dài 150- 200 từ. 
Nhận biết thông tin về:
- Văn bản; tác giả; phương thức biểu đạt; thể loại;hoàn cảnh ra đời.
- Nhận diện các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản bằng kiến thức tiếng Việt.
Hiểu quan niệm của tác giả, thông điệp bài viết.
Trình bày quan điểm bản thân mà vấn đề đưa ra.
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 0.5 
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5 
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 4
Số điểm: 3 
Tỉ lệ: 30%
Phần II. Tạo lập văn bản.
Nghị luận xã hội.
Nghị luận văn chương
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội.
- HS viết được bài văn nghị luận văn học.
- Lời văn mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, rõ nghĩa.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 2
Số điểm: 7 
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0.5 
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5 
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 3 
Tỉ lệ: 30%
1 câu
5 điểm
50%
10 câu
10 điểm
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ 
[ ] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. 
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. 
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? 
Câu 3. Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? 
Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích ?
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN.
Câu 1(2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 400 từ, với chủ đề : “ Một ngày không dùng điện thoại thông minh”.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương” 
 	 (Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, 
	NXB Giáo dục, tr. 155, 156)
---------- HẾT --------
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Đọc – hiểu
1
- Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận 
0.5
2
- Lí do: vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng. 
0.5
3
Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm. 
- Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc. 
0.5
0.5
4
Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người 
1
Tập làm văn
1
 Yêu cầu:
– Biết viết một đoạn văn ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung
– Biết dùng thao tác lập luận bác bỏ và cá thao tác khác để viết đoạn văn
Gợi ý nội dung: Đoạn văn đảm bảo những ý sau
– Việc dùng điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống. Vậy nếu không dùng điện thoại ( đặc biệt là điện thoại thông minh) một ngày thì sẽ ra sao?
– Một ngày không sử dụng điện thoại thông minh ta sẽ thấy thời gian dài hơn và nhờ vậy ta làm được nhiều việc có ích hơn.
– Một ngày không sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game, lên các trang mạng xã hội ta sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống, có thời gian quan sát và trò chuyện với người bạn cùng lớp để thấy cuộc đời không thiếu sự sẻ chia ; sẽ có thời gian quan tâm đến gia đình để biết rằng cha mẹ nuôi ta cực khổ biết bao .
– Đôi khi trong cuộc sống bộn bề còn người cần tặng cho riêng mình một Khoảng lặng cần thiết 
0.5
0.5
0.5
0.5
2
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 
 Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung.
0,5
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
(1) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ:
- Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ.
 Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
- “Sóng”: Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ, khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, lòng thủy chung trong tình yêu.
(2) - Sáu câu thơ đầu:
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm.
- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức).
- Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được).
- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).
-> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi.
(3) - Bốn câu cuối:
- Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương.
- Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.
(4) - Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ:
- Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.
- Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân.
3,5
d) Sáng tạo:
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt
0,5
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_truong_nam_du_nam_ho.doc