Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 102

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 102

Câu 1: Một vật dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 5cm. Biên độ dao động của vật là

A. 2,5cm. B. 12,5cm. C. 5cm. D. 10cm.

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hoà. Nếu tăng độ cứng lò xo lên 2 lần thì cơ năng của vật sẽ:

A. giảm hai lần B. không đổi C. tăng hai lần D. tăng bốn lần

Câu 3: Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào

A. chiều dài dây treo. B. gia tốc trọng trường.

C. khối lượng quả nặng. D. vĩ độ địa lí.

Câu 4: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

C. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

 

doc 4 trang phuongtran 7340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: VẬT LÝ 12 
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề thi 102
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một vật dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 5cm. Biên độ dao động của vật là
A. 2,5cm.	B. 12,5cm.	C. 5cm.	D. 10cm.
Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hoà. Nếu tăng độ cứng lò xo lên 2 lần thì cơ năng của vật sẽ:
A. giảm hai lần	B. không đổi	C. tăng hai lần	D. tăng bốn lần
Câu 3: Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào
A. chiều dài dây treo.	B. gia tốc trọng trường.
C. khối lượng quả nặng.	D. vĩ độ địa lí.
Câu 4: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
C. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với viên bi nhỏ, dao động điều hòa theo phương ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. về vị trí cân bằng của viên bi.	B. theo chiều chuyển động của viên bi.
C. theo chiều âm qui ước	D. theo chiều dương qui ước
Câu 6: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. Hệ số lực cản tác dụng lên vật.
Câu 7: Con lắc lò xo gồm vật m = 100 g và lò xo k = 100 N/m, cho π2 = 10, dao động của vật với chu kì là
A. T = 0,1 s.	B. T = 0,3 s.	C. T = 0,4 s.	D. T = 0,2 s.
Câu 8: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là
A. Chu kì dao động.	B. Tần số dao động.	C. Pha ban đầu.	D. Tần số góc
Câu 9: Chu kì dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào
A. Cấu tạo của con lắc	B. Cách kích thích dao động.
C. Pha ban đầu của con lắc	D. Biên độ dao động.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức
C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hoà.
D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.
Câu 11: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt +j). Cơ năng của vật dao động này là
A. mw2A	B. mw2A2	C. mw2A	D. mwA2
Câu 12: Biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x và tần số góc w của chất điểm dao động điều hoà ở thời điểm t là
A. A2 = v2 + .	B. A2 = x2 + .	C. A2 = v2 + w2x2.	D. A2 = x2 + w2v2.
Câu 13: Cơ năng của một chất điểm dao động điều hoà tỉ lệ thuận với
A. biên độ dao động.	B. chu kì dao động.
C. li độ của dao động.	D. bình phương biên độ dao động.
Câu 14: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. Ngược pha với vận tốc	B. Sớm pha p/2 so với vận tốc
C. Cùng pha với vận tốc	D. Trễ pha p/2 so với vận tốc
Câu 15: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos4πt (cm), tần số dao động của vật là
A. f = 0,5 Hz.	B. f = 2 Hz.	C. f = 6 Hz.	D. f = 4 Hz.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.
C. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo nên dao động
D. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kì.
Câu 17: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
B. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số biến thiên của li độ.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
Câu 18: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m. Chu kì dao động của vật được xác định bởi biểu thức
A. T = 2p.	B. .	C. .	D. T = 2p.
Câu 19: Khi một vật dao động điều hòa thì
A. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
B. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Câu 20: Nếu chiều dài của con lắc đơn tăng lên 2 lần thì tần số của con lắc
A. Tăng lần	B. giảm 2 lần	C. tăng 2 lần	D. giảm lần
Câu 21: Một con lắc đơn có chiều dài l. Trong khoảng thời gian nó thực hiện được 12 dao động. Khi giảm chiều dài dây đi 32 cm thì cũng trong khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 20 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là:
A. 30 cm	B. 50 cm	C. 40 cm	D. 60 cm
Câu 22: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số biến thiên của li độ.
B. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
C. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
D. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
Câu 23: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6 cos(2π t)cm, vận tốc của vật tại thời điểm t=7,5s là:
A. 5,4cm/s	B. – 75,4cm/s	C. 0cm/s	D. 6cm/s
Câu 24: Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng. Gọi độ giãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là . Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A(A >). Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất trong quá trình do động là
A. Fđ = k.	B. Fđ = kA	C. Fđ = 0.	D. Fđ = k(A - ).
Câu 25: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 1,5s là
A. x = 0 cm.	B. x = 1,5 cm.	C. x = − 5 cm.	D. x = 5 cm.
Câu 26: Một con lắc lò xo dao động thẳng đứng. Vật có khối lượng m = 0,2kg. Trong 20s con lắc thực hiện được 50 dao động. Tính độ cứng của lò xo.
A. 60(N/m)	B. 50(N/m)	C. 55(N/m)	D. 40(N/m)
Câu 27: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:
A. mà không chịu tác dụng của ngoại lực	B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng
C. với tần số bằng tần số dao động riêng	D. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng
Câu 28: Vật nhỏ dao động theo phương trình: x = 10cos(4pt + ) (cm). Với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì
A. 1,00 s.	B. 0,50 s.	C. 0,25 s.	D. 0,025 s.
Câu 29: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang với chu kì T . Nếu cho con lắc này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì chu kì dao động của nó lúc này là T'
A. bằng T.	B. lớn hơn T.	C. bằng 2T.	D. nhỏ hơn T.
Câu 30: Cho hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, cùng biên độ và các pha ban đầu là và (- ). Pha ban đầu của dao động tổng hợp là:
A. 	B. 	C. 	D. - 
Câu 31: Một con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1 = 0,8s, một con lắc đơn khác có độ dài l2 dao động với chu kì T2 = 0,6 s. Chu kì dao động của con lắc đơn có độ dài l1 + l2 là
A. T = 0,7 s.	B. T = 1,0 s.	C. T = 1,4 s.	D. T = 0,8 s.
Câu 32: Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng. Độ giãn của lò xo ở vị trí cân bằng là Dl. Con lắc dao động điều hoà với biên độ là A; Lực đàn hồi lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động là
A. F = k(Dl +A)	B. F = 0.	C. F = kA	D. F = k(A - Dl)
Câu 33: Một con lắc đơn có độ dài l, trong khoảng thời gian ∆t nó thực hiện 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian ∆t như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là
A. l = 9 m.	B. l = 9 cm.	C. l = 25 cm.	D. l = 25 m.
Câu 34: Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 4 s, thời gian để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là
A. t = 2 s.	B. t = 0,5 s.	C. t = 1,5 s.	D. t = 1,0 s.
Câu 35: Tại một nơi có hai con lắc đơn đang dao động với các biên độ nhỏ, trong cùng một khoảng thời gian, người ta thấy con lắc thứ nhất thực hiện được 4 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 5 dao động. Tổng chiều dài của 2 con lắc là 164 cm. Chiều dài của mỗi con lắc lần lượt là
A. l1 = 1,00m, l2 = 64 cm.	B. l1 = 100 m, l2 = 6,4 m.
C. l1 = 64 cm, l2 = 100 cm.	D. l1 = 6,4 cm, l2 = 100 cm.
Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 0,4 kg gắn vào một đầu lò xo có độ cứng 40 N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Lấy gốc thời gian là lúc con lắc bắt đầu dao động, thì phương trình dao động của quả nặng là
A. x = 4cos(10πt – π/2) (cm).	B. x = 4cos(10t – π/2) (cm).
C. x = 4cos(10πt + π/2) (cm).	D. x = 4cos10t (cm).
Câu 37: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 1 kg và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Vật được đặt trên một giá đỡ D; Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo dãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc a = 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy g = 10 m/s2. Sau khi rời khỏi giá đỡ, vật m dao động điều hoà với biên độ xấp xỉ bằng
A. 6,08 cm.	B. 9,80 cm.	C. 4,12 cm.	D. 11,49 cm.
Câu 38: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = -2 cm lần thứ 2011 tại thời điểm
A. 3016 s.	B. 3015 s.	C. 6031 s.	D. 6030 s.
Câu 39: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m dao động điều hòa với biên độ góc rad tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/. Lấy = 10. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ góc rad là
A. 3s	B. s	C. s	D. s
Câu 40: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số và có dạng như sau: 
x1 = cos(4t + j1) cm, x2 = 2cos(4t + j2) cm (t tính bằng giây) với 0 £ j1 - j2 £ p. Biết phương trình dao động tổng hợp x = cos(4t + p/6) cm. Hãy xác định j1.
A. p/6	B. -p/6	C. p/2	D. 2p/3
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_12_nam_hoc_2016_201.doc