Đề kiểm tra định kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2020

Đề kiểm tra định kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2020

Câu 1: Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng

A. thay thế cặp A – T bằng cặp T – A. B. thay thế cặp G – X bằng cặp T – A.

C. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. D. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X

Câu 2: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử vế tất cả các cặp gen đang xét?

A. aabbDD B. aaBBDd. C. aaBbDD. D. AabbDD.

Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi hai thành phần chủ yếu là

A. ADN và mARN. B. ARN và Prôtein. C. ADN và tARN. D. ADN và protein

Câu 4: Hai cặp alen Aa và Bb sẽ phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu chúng

A. nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau B. tương tác qua lại với nhau để cùng qui định một cặp tính trạng.

C. cùng nằm trên cặp NST giới tính. D. cùng

 

docx 7 trang phuongtran 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT NGUYỄN KHUYẾN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN: SINH HỌC LỚP 12 (KHỐI B)
Thời gian làm bài: 50 phút; Ngày 15/11/2020
Câu 1: Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp A – T bằng cặp T – A. B. thay thế cặp G – X bằng cặp T – A. 
C. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. D. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X 
Câu 2: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử vế tất cả các cặp gen đang xét?
A. aabbDD B. aaBBDd. C. aaBbDD. D. AabbDD.
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi hai thành phần chủ yếu là
A. ADN và mARN. B. ARN và Prôtein. C. ADN và tARN. D. ADN và protein
Câu 4: Hai cặp alen Aa và Bb sẽ phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu chúng
A. nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau B. tương tác qua lại với nhau để cùng qui định một cặp tính trạng.
C. cùng nằm trên cặp NST giới tính. D. cùng nằm trên cặp NST thường.
Câu 5: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
A. AAaBBb. B. AAaBbb C. AaaBbb. D. AaaBBb.
Câu 6: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 15%. C. 100% D. 25%.
Câu 7: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. dịch mã. D. nhân đôi ADN C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh.
Câu 8: Cho biết gen D qui định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?
A. DD x Dd. B. Dd x Dd C. dd x dd. D. DD x dd.
Câu 9: Ở vi khuẩn E. coli, giả sử có 4 chủng đột biến ở các gen cấu trúc Z, Y, A của operon Lac. Khi môi trường có đường lactose, các gen cấu trúc Z, Y, A ở chủng nào sau đây vẫn không phiên mã?
A. Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của operon Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN polimeraza.
B. Chủng bị đột biến ở gen Y nhưng không làm thay đổi cấu trúc của phân tử protein do gen này qui định tổng hợp.
C. Chủng bị đột biến ở gen Z làm cho phân tử mARN của gen này mất khả năng dịch mã.
D. Chủng bị đột biến ở gen A làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein do gen này qui định tổng hợp.
Câu 10: Thể song nhị bội là cơ thể mà các tế bào đều mang
A. 2 bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau. B. bộ NST 2n + 2. 
C. bộ NST tứ bội 4n. D. 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau
Câu 11: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là
A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
B. trình tự nucleotit mang thông tin mã hóa cho phân tử protein ức chế.
C. nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
D. những trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 12: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?
A. Đột biến đa bội B. Đột biến gen. C. Đột biến chuyển đoạn trong một NST. D. Đột biến đảo đoạn NST.
Câu 13: Đột biến gen và đột biến NST có điểm khác nhau cơ bản là:
A. Đột biến NST thường phát sinh trong giảm phân, còn đột biến gen thường phát sinh trong nguyên phân.
B. Đột biến NST có thể làm thay đổi số lượng gen trên NST, còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên NST
C. Đột biến NST có hướng, còn đột biến gen vô hướng.
D. Đột biến NST có thể gây chết, còn đột biến gen không thể gây chết.
Câu 14: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn được dùng để xác định vị trí của gen trên NST
B. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một NST.
C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen cùng nằm trên 1 NST.
D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các alen mới.
Câu 15: Ở đậu hà Lan, alen qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen qui định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của một cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?
A. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
B. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
C. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng về ý nghĩa của hoán vị gen?
A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa.
B. Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen.
C. Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST
D. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết.
Câu 17: Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để
A. các riboxom dịch chuyển trên mARN.
B. axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN
C. cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit.
D. gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
Câu 18: Cho cây dị hợp hai cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là:
A. 3 : 3 : 1 : 1. B. 1 : 2 : 1 C. 19 : 19 :1 :1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 19: Từ một phân tử ADN ban đầu được đánh dấu N15 trên cả hai mạch đơn, qua một số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa N14 đã tạo nên tổng số 16 phân tử ADN. Trong các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử ADN chứa cả N14 và N15?
A. 4. B. 2 C. 16. D. 8.
Câu 20: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
B. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
C. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế phiên mã và dịch mã
D. Quá trình dịch mã có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và riboxom.
Câu 21: Nhóm gen liên kết gồm các gen
A. cùng nằm trên một NST, cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
B. cùng nằm ở các vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng (cùng lôcut) và có thể đổi chỗ cho nhau.
C. cùng liên kết hoặc cùng hoán vị trong quá trình giảm phân.
D. cùng nằm trên các NST tương đồng và luôn về cùng một hợp tử trong quá trình thụ tinh.
Câu 22: Ý nghĩa của hiện tượng gen đa hiệu là giải thích
A. hiện tượng biến dị tổ hợp.
B. kết quả của hiện tượng đột biến gen.
C. hiện tượng biến dị tương quan
D. sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng chi phối một tính trạng.
Câu 23: Một loài thực vật có bộ NST 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội II. Đột biến đảo đoạn NST.
III. Đột biến lặp đoạn NST. IV. Đột biến lệch bội dạng thể một
A. 3. B. 2 C. 1. D. 4.
Câu 24: Cho các nội dung sau về tương tác gen:
I. Tương tác gen thực chất là tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.
II. Chỉ có sự tương tác giữa các gen không alen còn các gen alen không có sự tương tác với nhau
III. Tương tác bổ sung chỉ xảy ra giữa 2 gen không alen, còn từ 3 gen trở lên không có sự tương tác này
IV. Màu da của con người do ít nhất 3 gen tương tác cộng gộp, càng có nhiều gen trội da càng đen.
V. Trong tương tác cộng gộp, các gen trội đóng góp như nhau trong việc hình thành tính trạng.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 25: Cho các loại ARN (cột 1) và các chức năng tương ứng (cột 2):
Cột 1
Cột 2
1. tARN
(a) Vận chuyển axit amin đến riboxom để dịch mã
2. mARN
(b) Làm khuôn để tổng hợp protein
3. rARN
(c) tham gia cấu tạo nên ribôxom
Tổ hợp ghép đôi đúng là:
A. 1-c; 2-a; 3-b. B. 1-b; 2-c; 3-a. C. 1-a; 2-b; 3-c D. 1-a; 2-c; 3-b.
Câu 26: Có bao nhiêu nhận dịnh sau đây không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là foocmin mêtiônin
(2) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein. Quá trình này chia thành 3 giai đoạn: mở đầu chuỗi, kéo dài chuỗi và kết thúc chuỗi
(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
(4) Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 5’ à 3’ trên phân tử mARN.
A. 4. B. 1. C. 2 D. 3.
Câu 27: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?
(1) Đột biến mất đoạn NST luôn đi kèm với đột biến lặp đoạn NST.
(2) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ luôn làm cho số lượng gen trên hai NST không thay đổi.
(3) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST
(4) Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không diễn ra trên NST giới tính.
A.1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28: Ở người, bệnh M di truyền do một gen có 2 alen qui định, trội lặn hoàn toàn. Người đàn ông (1) không mang alen bệnh lấy người phụ nữ (2) bình thường, người phụ nữ (2) có em trai (3) bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh được một con trai (4) bình thường. Người con trai (4) lớn lên lấy vợ (5) bình thường, nhưng người vợ (5) có chị gái (6) mắc bệnh M. Những người khác trong các gia đình đều không mắc bệnh M. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra với con của cặp vợ chồng (4) và (5)?
A. Sinh con đầu lòng bị mắc bệnh với xác suất 1/8 B. Con họ không mang alen bệnh là 18,75%.
C. Chắc chắn con gái của họ không mang alen bệnh. D. Con trai của họ bình thường là 15/18.
Câu 29: Ở một loài thực vật, cho (P) thuần củng, cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1 100% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng (P) thu được F2 gồm 51 cây hoa đỏ; 99 cây hoa vàn; 50 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 2 kiểu gen qui định cây hoa vàng II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định.
II. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1. IV. Cây hoa đỏ F2 có kiểu gen đồng hợp.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1
Câu 30: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb tương tác bổng sung qui định. Khi có cả A và B thì hoa có màu đỏ, các kiểu gen còn lại qui định hoa trắng; gen E qui định quả to trội hoàn toàn so với e qui định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm hai loại kiểu hình về màu sắc nhưng toàn quả nhỏ, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây (P) giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 :1 : 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên nếu không xét vai trò của bố, mẹ?
A. 2 B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 31: Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa đỏ ; 37,5% cây hoa hồng ; 6,25% cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 4 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. B. 4 cây hoa đỏ : 8 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. 
C. 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. D. 2 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng 
Câu 32: Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 16. Khi quan sát quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh, người ta thấy có 50 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại đều giảm phân bình thường. Theo lí thuyết thì trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử có 9 NST chiếm tỉ lệ
A. 3,5%. B. 5%. C. 0,5%. D. 2,5%
Câu 33: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do hai cặp gen Aa và Bb nằm tên 2 cặp NST khác nhau qui định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng lên 10 cm. Tính trạng màu hoa do một cặp gen Dd quy định, trong đó alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Phép lai giữa hai cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDDd x AAaaBbbbDddd thu được đời F1, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ phấn bình thường. Theo lí thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình là:
A. 15; 4. B. 32; 8. C. 45; 7 D. 45; 15.
Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b qui định quả dài. Các cặp gen này phân li độc lập. Cho hai cây lai với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả dài chiếm 25%. Biết rằng không phát sinh đột biến. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên nếu không xét vai trò của bố, mẹ?
A. 5 phép lai B. 3 phép lai. C. 4 phép lai. D. 6 phép lai.
Câu 35: Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AB/ab tiến hành giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
B. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
C. Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7 : 7 : 3 : 3.
D. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1
Câu 36: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10cm, cây thấp nhất có chiều cao110cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho một số phát biểu sau:
(1) Cây cao nhất có chiều cao 170cm
(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 4 kiểu gen qui định.
(3) Cây cao 150cm ở F2 chiếm tỉ lệ 15/64
(4) Trong số các cây cao 130cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/5
(5) Số phép lai có thể có để đời con thu được đồng loạt cây cao 140cm là 7 (không xét vai trò bố, mẹ).
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 37: Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n = 18. Biết rằng trong giảm phân I có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân li ở cặp NST số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân li ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:
A. 2/7. B. 1/16. C. 2/9 D/ 5/15.
Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen phân li độc lập, qui định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
 Gen A Gen B Gen C
 Enzim A Enzim B Enzim C 
Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố vàng Sắc tố đỏ 
Các alen lặn đột biến a, b, c không có khả năng tạo được các enzim A, B, C tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả 3 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về 3 cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở F2 có 8 kiểu gen qui định hoa đỏ và 12 kiểu gen qui định hoa trắng.
(2) Ở F2 kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất
(3) Trong tổng số cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp chiếm 78,57%
(4) nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 tạp giao, tỉ lệ hoa trắng thu được ở đời con là 29,77%.
A. 2 B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 39: Cho phép lai: Bố AaBbDD x AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 6% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có 4% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường. Các giao tử thụ tinh với xác suất như nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có tối đa 84 loại kiểu gen
II. Ở F1 có tối đa 66 loại kiểu gen đột biến
III. Ở F1, loại kiểu gen AAaBbDd chiếm tỉ lệ 0,36%
IV. Ở F1, loại kiểu gen AABBDD chiếm tỉ lệ 0,3%.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3
Câu 40: Ở đậu Hà Lan, A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp; B qui định hoa tím trội hoàn toàn so với b qui định hoa trắng. Sau khi tiến hành phép lai P: Aabb x aabb, người ta đã dùng conxisin xử lí các hạt F1 thấy hiệu suất tứ bội hóa các kiểu gen đều đạt 80%.
I. Ở đời F1 có 4 kiểu gen
II. Tỉ lệ kiểu gen F1 là 1 : 1 : 8 : 8.
III. Cho toàn bộ các cây thân cao, hoa trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên, đời con F1-1 thu được tỉ lệ kiểu hình giống bố mẹ là 94,56%.
IV. Cho một cây thân cao, hoa trắng F1 tứ bội (có rễ; thân; lá to hơn) tự thụ phấn thu được đời con có tỉ lệ cây thân thấp, hoa trắng là 1/36
Số nhận xét sai là
“Chẳng biết rong chơi miền Tịnh Độ. 
Làm người một kiếp cũng như không!“
(Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_sinh_hoc_lop_12_khoi_b_truong_thpt_n.docx