Đề kiểm tra định kì môn Hóa học Lớp 12 - Năm 2020 - Vũ Thế Quang - Mã đề: QV002

Đề kiểm tra định kì môn Hóa học Lớp 12 - Năm 2020 - Vũ Thế Quang - Mã đề: QV002

 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19;

Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56;

Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước

Câu 1: Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư không thu được ancol?

A. Benzyl fomat. B. Phenyl axetat. C. Metyl acrylat. D. Tristrearin.

Câu 2: Etyl axetat có phản ứng với chất nào sau đây?

A. FeO. B. NaOH. C. Na. D. HCl.

Câu 3: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị

thủy phân thành:

A. CO2 và H2O. B. NH3, CO2, H2O

pdf 4 trang phuongtran 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Hóa học Lớp 12 - Năm 2020 - Vũ Thế Quang - Mã đề: QV002", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sưu tầm: Vũ Thế Quang – Facebook: Quang Vũ – Số điện thoại: 0925442151 - Ôn thi hóa THPTQG 2021 
1 
TDM, BÌNH DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NGÀY 17/10/2020 
 Đề luyện tập Môn: Hóa học 
Đề thi có 4 trang Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
Họ và tên: . 
Trường, lớp: . 
▪ Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; 
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; 
Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. 
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước 
Câu 1: Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư không thu được ancol? 
A. Benzyl fomat. B. Phenyl axetat. C. Metyl acrylat. D. Tristrearin. 
Câu 2: Etyl axetat có phản ứng với chất nào sau đây? 
A. FeO. B. NaOH. C. Na. D. HCl. 
Câu 3: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị 
thủy phân thành: 
A. CO2 và H2O. B. NH3, CO2, H2O. 
C. axit béo và glixerol. D. axit cacboxylic và glixerol. 
Câu 4: Khi hiđro hóa hoàn toàn triolein, thu được sản phẩm: 
A. trioleat. B. tristearin. C. tristearat. D. tripanmitin. 
Câu 5: Số este có công thức phân tử C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là? 
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. 
Câu 6: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một 
phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là: 
A. metyl propionat. B. metyl axetat. C. vinyl axetat. D. etyl axetat. 
Câu 7: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất Y và Z đều có phản ứng tráng gương. 
Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là: 
A. HCOOCH = CH – CH3. B. HCOOCH = CH2. 
C. CH3COOCH = CH2. D. HCOOCH2CHO. 
Câu 8: Este X có công thức phân tử là C9H10O2, a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được 
dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là 
A. 4. B. 6. C. 5. D. 9. 
Câu 9: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh 
năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là 
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Mantozơ. 
Câu 10: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản 
ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là 
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 
Mã đề: QV002 
Sưu tầm: Vũ Thế Quang – Facebook: Quang Vũ – Số điện thoại: 0925442151 - Ôn thi hóa THPTQG 2021 
2 
Câu 11: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại 
monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là : 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 ta thu đượcamin 
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và COOH 
C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin. 
D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon ta thu được ancol. 
Câu 13: Cho các chất có cấu tạo như sau: 
(1) CH3-CH2-NH2 ; (2) CH3-NH-CH3 ; (3) CH3-CO-NH2 ; (4) NH2-CO-NH2 ; (5) NH2-CH2-
COOH ; (6) C6H5-NH2 ; (7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5 - NH - CH3; (9) CH2 = CH - NH2. Chất nào là 
amin? 
A. (1); (2); (6); (7); (8) B. (1); (3); (4); (5); (6); (9) 
C. (3); (4); (5) D. (1); (2); (6); (8); (9). 
Câu 14: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là 
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 
Câu 15: C7H9N có bao nhiêu đồng phân thơm? 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Câu 16: Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin 
bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng: 
A. 4, 3 và 1 B. 4, 2 và 1 C. 3, 3 và 0 D. 3, 2 và 1 
Câu 17: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: 
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. 
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat. 
Câu 18: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin 
; (3) etylamin ; (4) đietyl amin; (5) Kali hiđroxit. 
A. (2)<(1)<(3)<(4)<(5). B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4). 
C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5). D. (2)<(5)<(4)<(3)< (1). 
Câu 19: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử 
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. 
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. 
Câu 20: Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit ? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin? 
A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH 
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH 
Sưu tầm: Vũ Thế Quang – Facebook: Quang Vũ – Số điện thoại: 0925442151 - Ôn thi hóa THPTQG 2021 
3 
Câu 22: Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit , chỉ cần cho pứ với 
A. NaOH B. HCl C. CH3OH/HCl D. HCl và NaOH 
Câu 23: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là: 
A. CH3NH2 B. C6H5ONa C. HCl D. H2NCH2COOH 
Câu 24: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? 
A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. 
Câu 25: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. 
Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu 
được m gam Ag. Giá trị của m là 
A. 21,60. B. 2,16. C. 4,32. D. 43,20. 
Câu 26 : Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 
kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là: 
A. 42,34 lít. B. 42,86 lít. C. 34,29 lít. D. 53,57 lít. 
Câu 27: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản 
ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Cl = 35, 5) 
A. 43,00 gam. B. 44,00 gam. C. 11,05 gam. D. 11,15 gam. 
Câu 28: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác 
dụng vừa đủ với dd NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức 
của X là 
A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH. 
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là: 
A. C2H5N. B. C3H9N C. C3H10N2. D. C3H8N2. 
Câu 30: Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Khối lượng muối thu được là 
A. 25,9g B. 21,25g C. 19,425g D. 27,15g 
Câu 31: Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O (có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O 
= 8:11). Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Số đồng 
phân của X thỏa mãn điều kiện trên là: 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 32: Để tác dụng hết với a mol triolein cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a bằng 
A. 0,20. B. 0,30. C. 0,15. D. 0,25. 
Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) 
thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là 
A. etyl format. B. etyl axetat. C. etyl propionat. D. propyl axetat. 
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl fomat, metyl axetat thu được CO2 và m gam 
H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m 
là 
A. 4,8. B. 5,6. C. 17,6. D. 7,2. 
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 
gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho màu xanh lam. Công thức cấu 
tạo của X là 
Sưu tầm: Vũ Thế Quang – Facebook: Quang Vũ – Số điện thoại: 0925442151 - Ôn thi hóa THPTQG 2021 
4 
A. CH3COOCH2CH2OOCCH3. B. HCOOCH2CH2OOCCH3. 
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH. D. HCOOCH2CH2CH2OOCH. 
Câu 36: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch 
nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối 
lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là 
A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0. 
Câu 37: Cho 10 gam hỗn hợp 3 amin no, mạch hở, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với 
dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 15,84 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên có tỷ lệ mol 1:10:5 theo thứ tự 
phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của các amin? 
A. CH5N, C2H7N và C3H7NH2 B. C2H7N, C3H9N và C4H11N 
C. C3H9N, C4H11N và C5H11N D. C3H7N, C4H9N và C5H11N 
Câu 38: Este X đơn chức mạch hở có tỉ khối so với Oxi là 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E 
gồm các este X, Y, Z (biết Y, Z đều no mạch hở có MY <MZ) thu được 0,75 mol CO2. Biết E phản ứng 
với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hỗn hợp gồm 2 ancol (có cùng số nguyên tủ C) và hỗn hợp 2 
muối. Phân tử khối của Z là 
A. 136. B. 146. C. 118. D. 132. 
Câu 39: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho a mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được 
chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng 
với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HCl, thu được một sản phẩm duy 
nhất. Cho các phát biểu sau 
(a) Chất T không có đồng phân hình học. 
(b) Chất X phản ứng với nước Br2 theo tỉ lệ mol 1: 1. 
(c) Chất Y có công thức phân tử C4H2O4Na2. 
(d) Z có khả năng tách nước tạo anken tương ứng. 
Số phát biểu sai là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 40: Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch 
NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì 
cần vừa đủ 2,57 mol O2, thu được 1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là 
A. 14,92 gam. B. 12,94 gam. C. 11,20 gam. D. 12,10 gam. 
------------- HẾT -------------- 
Đáp án: 1B 2B 3C 4B 5B 6A 7D 8A 9A 10C 11C 12C 13D 14D 15C 16A 17D 18A 19A 20A 
 21A 22D 23D 24B 25C 26D 27D 28B 29C 30C 31D 32A 33B 34D 35C 36D 37B 38C 39B 40C 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_2020_vu_the_quang.pdf