Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Câu 1(3 điểm). Khi bàn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, Bác Hồ đã nói: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình, em hãy trình bày thế nào là lòng yêu nước? Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Câu 2 (3 điểm). Xưởng sản xuất đồ gỗ của ông H bán chiếc tủ với giá 20 triệu đồng, nhưng khách hàng mới thanh toán 15 triệu đồng, còn nợ 5 triệu đồng. Ông H đã sử dụng số tiền khách trả để mua nguyên vật liệu đóng chiếc tủ mới.

Theo em, trong trường hợp trên, tiền tệ thực hiện những chức năng nào? Trình bày các chức năng của tiền tệ?

 

docx 6 trang phuongtran 6190
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu đội tuyển HSG lần 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG KHỐI 12
LẦN 1 - NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: GDCD
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đề thi gồm có 06 câu, 01 trang
Ngày thi 08 tháng 10 năm 2020
Câu 1(3 điểm). Khi bàn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, Bác Hồ đã nói: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình, em hãy trình bày thế nào là lòng yêu nước? Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Câu 2 (3 điểm). Xưởng sản xuất đồ gỗ của ông H bán chiếc tủ với giá 20 triệu đồng, nhưng khách hàng mới thanh toán 15 triệu đồng, còn nợ 5 triệu đồng. Ông H đã sử dụng số tiền khách trả để mua nguyên vật liệu đóng chiếc tủ mới.
Theo em, trong trường hợp trên, tiền tệ thực hiện những chức năng nào? Trình bày các chức năng của tiền tệ?
Câu 3 (3 điểm ). Em hiểu cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì? Nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa tính hai mặt của cạnh tranh được thể hiện như thế nào?
Câu 4 (4 điểm). Pháp luật là gì? Em hãy phân tích các đặc trưng của pháp luật. Theo em nội qui nhà trường, điều lệ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản qui phạm pháp luật không? Vì sao?
Câu 5(4 điểm). Vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản nào? Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? Lấy ví dụ.
Câu 6(3 điểm). Tình huống pháp luật
Từ mấy năm nay, công ty cổ phần sản xuất vật iệu xây dựng X vẫn được đánh giá là làm ăn nghiêm chỉnh. Thế mà, hôm trước công ty bị thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt hành chính. Thì ra, công ty này đã không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo qui định của pháp luật.
Hỏi: 1, Theo em, hành vi không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty X có phải là hành vi trái pháp luật không? Hành vi đó là hành vi hành động hay không hành động?
 2, Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật?
 .HẾT 
( Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHÂM
KỲ THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HSG KHỐI 12
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: GDCD
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đáp án và hướng dẫn châm gồm có 06 câu, 05 trang
Ngày thi 08 tháng 10 năm 2020
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 
(3điểm)
Yêu cầu học sinh trình bày được những nội dung sau:
*Thế nào là lòng yêu nước?
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc.
* Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đich động cơ học tập đúng đắn: Học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước ; Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- Tích cực tham gia xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực , tham nhũng 
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tôc.
 HS lấy VD
* Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc:
- Trung thành với Tổ Quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán đấu tranh vớ những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia cá hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh l.iệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
 HS lấy VD
( HS không lấy VD hoặc lấy VD không đầy đủ trừ 0,5 điểm)
0,5
 0,25
0,25
 0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
Câu 2
(3 điểm)
Học sinh làm rõ những nội dung sau:
*Tiền tệ trong trường hợp này thực hiện được 3 chức năng( học sinh trả lời thừa không cho điểm)
- Chức năng thước đo giá trị.
- Chức năng phương tiện lưu thông.
- Chức năng phương tiện thanh toán.
*Các chức năng của tiền tệ:
- Chức năng thước đo giá trị: Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị hàng hóa.
 HS lấy VD
-Chức năng phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức H – T – H; H – T là quá rình bán, T – H là quá trình mua, người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
 HS lấy VD
- Chức năng cất trữ: Tiền rút ra khỏi lưu thông và được cất trữ để khi cần thiết thì đem ra mua hàng, nhưng để làm được chức năng này thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền phải đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.
 HS lấy VD
-Chức năng phương tiện thanh toán: Tiền tệ dùng để chi trả sau các giao dịch mua bán như: trả tiền mua hàng, trả nợ .
 HS lấy VD
-Chức năng tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác nên phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
 HS lấy VD
( HS không lấy VD hoặc lấy VD không đầy đủ trừ 0,5 điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
( 3 điểm)
HS làm rõ các nội dung sau:
* Khái niệm cạnh tranh: là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuân lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
* Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: Sự tồn tai nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
*Tính hai mặt của cạnh tranh: 
 + Mặt tích cực của cạnh tranh
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kỹ thuạt phát triển và năng xuất lao động xã hội tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranhcuar nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
 HS lấy VD
 + Mặt hạn chế của cạnh tranh
- Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm qui luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
 HS lấy VD
( HS không lấy VD hoặc lấy VD không đầy đủ trừ 0,5 điểm)
 0,5
0,5
 0,25
 0,25
 0,25
0,25
 0,25
 0,25 
0,25
0,25
Câu 4
( 4điểm)
HS trình bày được các nội dung sau:
*Khái niệm pháp luật: là những qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng,ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
* Các đặc trưng của pháp luật:
 + Đặc trưng thứ nhất: Pháp luật có tính qui phạm phổ biến 
- Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, là khuôn m.ẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại qui phạm xã hội khác
- Đặc trưng này làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật
 HS lấy VD
 + Đặc trưng thứ hai: Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung
- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kỳ ai cũng ohair thực hiện, bất kỳ ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật
- Đây là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với qui phạm đạo đức
 HS lấy VD
 + Đặc trưng thứ ba: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản qui phạm pháp luật
- Thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước được qui định trong Hiến pháp và Luật
- Các văn bản qui phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, không được trái với Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước
 HS lấy VD
*Nội qui nhà trường và Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản qui phạm pháp luật
 Vì:
- Hai văn bản này không do nhà nước ban hành – Nội qui nhà trường do nhà trường ban hành; Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do tổ chức đoàn ban hành
- Hai văn bản này không có tính qui phạm phổ biến – Nội qui nhà trường chỉ áp dụng trong phạm vi nhà trường; Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ áp dụng cho đối tượng là đoàn viên, thanh niên trong tổ chức đoàn
( HS không lấy ví dụ hoặc lấy VD không đầy đủ trừ 0,5 điểm)
 0,5
0,25
 0,25
 0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(4 điểm)
HS làm rõ những nội dung sau:
* Khái niệm vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
* Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
 + Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật
- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.
- Hành vi trái pháp luật đó xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
 + Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
- Là người đã đạt độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật
- Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình
 + Thứ ba, người có hành vi trái pháp luật có lỗi
- Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó
- Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý
* Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
 + Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được qui định trong bộ luật hình sự
 - Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án 
 - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
 HS lấy VD
 + Vi phạm hành chính: Là hành vi do cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước
- Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính, như bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu 
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra 
 HS lấy VD
*Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự, như: Bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
 HS lấy VD
*Vi phạm kỷ luật: Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỷ luật lao động và công vụ nhà nướ trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp
Người vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc 
 HS lấy VD
( HS không lấy VD hoặc lấy VD không đầy đủ trừ 0,5 điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6
(3 điểm)
HS trả lời được các ý sau:
1, Hành vi không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty X là hành vi trái pháp luật. Hành vi đó là hành vi không hành động vì công ty X đã không thực hiện nghĩa vụ khi tham gia sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật.
2, Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật: Áp dụng pháp luật, vì Thanh tra môi trường là cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2,0
1,0
Tổng điểm
20

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_giao_luu_doi_tuyen_hsg_lan_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.docx