Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật - Nguyễn Đức Hiếu

Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật - Nguyễn Đức Hiếu

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 7.1 Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho

phép làm là hình thức

A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

Câu 7.2 Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn

tội phạm, xâm phạm các

A. thỏa ước lao động tập thể. B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

C. quan hệ giao dịch dân sự. D. quy tắc quản lí nhà nước.

Câu 7.3 Sử dụng pháp luật được hiểu là cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm

những gì mà pháp luật

A. không cho phép làm. B. cho phép làm.

C. quy định cấm làm. D. quy định phải làm

pdf 14 trang hoaivy21 6411
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật - Nguyễn Đức Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nguyễn Đức Hiếu 
 Trường THPT Văn Chấn 
Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào 
quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi 
các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
Vi phạm pháp luật: Là 
hành vi trái pháp luật, có 
lỗi, do người có năng 
lực trách nhiệm pháp lý 
thực hiện, xâm hại các 
quan hệ xã hội được 
pháp luật bảo vệ 
Thứ nhất: là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành 
động cũng có thể là không hành động. 
Thứ hai: do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: 
Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể 
nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. 
Thứ ba: người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái 
độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể 
gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc 
cho sự việc xảy ra. 
Trách nhiệm pháp lý: 
Là nghĩa vụ mà các cá 
nhân hoặc tổ chức phải 
gánh chịu hậu quả bất 
lợi từ hành vi vi phạm 
pháp luật của mình 
Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. 
Vi phạm kỉ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ 
nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. Người vi phạm phải 
chịu trách nhiệm kỉ luật 
Mục đích: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình 
trạng vi phạm pháp luật, giáo dục răn đe những người khác để 
họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật 
Vi 
phạm 
pháp 
luật và 
trách 
nhiệm 
pháp 
lý 
Các 
loại vi 
phạm 
pháp 
luật và 
trách 
nhiệm 
pháp 
lý 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
Vi phạm hình sự: Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy 
định tại bộ luật hình sự. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. 
Khái 
niệm, 
các 
hình 
thức 
thực 
hiện 
pháp 
luật 
Khái niệm: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của 
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức 
Các 
hình 
thức 
thực 
hiện 
pháp 
luật 
Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của 
mình làm những điều pháp luật cho phép. 
Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ 
động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. 
Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản 
lý nhà nước có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm. Người vi phạm 
phải chịu trách nhiệm hành chính. 
Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản 
và quan hệ nhân thân. Người vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 7.1 Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho 
phép làm là hình thức 
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. 
C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 7.2 Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn 
tội phạm, xâm phạm các 
A. thỏa ước lao động tập thể. B. kỹ năng giao lưu trực tuyến. 
C. quan hệ giao dịch dân sự. D. quy tắc quản lí nhà nước. 
Câu 7.3 Sử dụng pháp luật được hiểu là cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm 
những gì mà pháp luật 
 A. không cho phép làm. B. cho phép làm. 
 C. quy định cấm làm. D. quy định phải làm. 
Câu 7.4 Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định 
phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức 
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. 
C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 7.5 Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt 
A. mọi nhu cầu cá nhân. B. tất cả các quan hệ dân sự. 
C. hành vi trái pháp luật. D. quyền để lại tài sản thừa kế. 
Câu 7.6 Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài 
sản là vi phạm 
A. công vụ. B. quy chế. C. hành chính. D. dân sự. 
Câu 7.7 Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật 
A. đi vào cuộc sống. B. gắn bó với thực tiễn. 
C. quen thuộc trong cuộc sống. D. có chỗ đứng trong thực tiễn. 
Câu 7.8 Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới 
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 
B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. 
C. các quy tắc quản lý nhà nước. 
D. trật tự, an toàn xã hội. 
Câu 7.9 Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là 
hành vi vi phạm 
A. hành chính. B. qui tắc quản lí xã hội. C. dân sự. D. hình sự. 
Câu 7.10 Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là 
A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm hành chính. 
C. vi phạm nội quy cơ quan. D. vi phạm dân sự. 
Câu 7.11 Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm 
A. dân sự. B. hành chính. C. kỉ luật. D. hình sự. 
Câu 7.12 Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là một trong những nội dung 
thuộc khái niệm nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.13 Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi 
A. không thiện chí. B. có lỗi. 
C. trái với các quan hệ xã hội. D. trái pháp luật. 
Câu 7.14 Pháp luật được ban hành để hướng dẫn hành vi, điều chỉnh cách xử sự của mỗi 
A. cá nhân, tổ chức. B. tổ chức. C. cộng đồng, tổ chức. D. cá nhân. 
Câu 7.15 Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phải chấp hành 
hình phạt theo 
 A. quyết định của Viện kiểm sát. B. phê chuẩn của Viện kiểm sát. 
C. quyết định của Tòa án. D. phê chuẩn của Tòa án. 
Câu 7.16 Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức 
A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. 
C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 7.17 Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ 
A. tài sản. B. công vụ. C. kỉ luật. D. quản lí. 
Câu 7.18 Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt người vi phạm pháp 
luật là thực hiện pháp luật theo hình thức 
A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. 
C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. 
Câu 7.19 Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội theo nguyên tắc lấy 
A. giáo dục là chủ yếu. B. giúp đỡ là chủ yếu. 
C. trừng trị là chủ yếu. D. cưỡng chế là chủ yếu. 
Câu 7.20 Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi 
trái pháp luật thuộc biểu hiện 
A. hành động. B. không hành động. 
C. hợp pháp. D. có thể không hành động. 
Câu 7.21 Hình thức thực hiện pháp luật trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ 
vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa 
vụ cụ thể của cá nhân tổ chức là 
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. 
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. 
Câu 7.22 Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm. Là một 
trong những nội dung thuộc khái niệm nào dưới đây? 
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.23 Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là nội dung thuộc hình thức thực 
hiện pháp luật nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.24 Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở 
thành những hành vi hợp pháp các cánhân, tổ chức là nội dung khái niệm 
A. ban hành pháp luật. B. xây dựng pháp luật. 
C. phổ biến pháp luật. D. thực hiện pháp luật. 
Câu 7.25 Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm 
pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây? 
A. Nghĩa vụ pháp lí. B. Vi phạm pháp luật. 
C. Thực hiện pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lí. 
Câu 7.26 Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm 
A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. 
B. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh. 
C. các quan hệ xã hội. 
D. nội quy trường học. 
Câu 7.27 Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là 
A. nghi phạm. B. tội phạm. C. vi phạm. D. xâm phạm. 
Câu 7.28 Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là 
một trong các mục đích của 
A. giáo dục pháp luật. B. trách nhiệm pháp lí. 
C. thực hiện pháp luật. D. vận dụng pháp luật. 
Câu 7.29 Cán bộ, công chức vi phạm quan hệ công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm 
A. dân sự. B. kỉ luật. C. hình sự. D. hành chính. 
Câu 7.30 Người thuộc độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành 
chính do mình gây ra? 
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 
Câu 7.31 Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong 
A. Bộ luật Hình sự. B. Luật Hành chính. 
C. Bộ luật Dân sự. D. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội. 
Câu 7.32 Sử dụng pháp luật nghĩa là cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật 
A. cho phép làm. B. đã quy định. 
 C. không cho phép làm. D. quy định phải làm. 
Câu 7.33 Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức 
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. 
C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 7.34 Người có hành vi vi phạm hình sự thì phải chịu trách nhiệm 
A. kỉ luật. B. hình sự. C. hành chính. D. dân sự. 
Câu 7.35 Người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm 
A. kỉ luật. B. hình sự. C. hành chính. D. dân sự. 
Câu 7.36 Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi 
A. khuyết điểm. B. hoạt động. C. hành vi. D. tội phạm. 
Câu 7.37 Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm 
A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. 
Câu 7.38 Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây? 
A. Tự ý nghỉ việc. B. Cổ vũ đánh bạc. 
C. Lấn chiếm vỉa hè. D. Sử dụng ma túy. 
Câu 7.39 Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu 
trách nhiệm 
A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. 
Câu 7.40 Không kinh doanh những mặt hàng, ngành, nghề bị pháp luật cấm là biểu hiện của hình 
thức nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.41 Ông Y thực hiện quyền kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này ông 
Y đã thực hiện hình thức 
A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. 
C. thi hành pháp luật . D. áp dụng pháp luật. 
Câu 7.42 Phải bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ nhân 
thân và quan hệ tài sản được áp dụng với người có hành vi 
A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự. 
C. vi phạm hình sự. D. vi phạm kỉ luật. 
Câu 7.43 Người dân trồng lại rừng ngay sau khi khai thác. Việc làm này là biểu hiện của hình thức 
thực hiện pháp luật nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
 C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.44 Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn 
phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. 
Câu 7.45 Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây? 
A. Tổ chức gây rối phiên tòa. 
B. Khai thác tài nguyên trái phép. 
C. Vay tiền không trả đúng thời hạn hợp đồng. 
D. Lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ. 
Câu 7.46 Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính? 
A. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép. 
B. Buôn bán động vật trong danh mục cấm. 
C. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô. 
D. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người. 
 Câu 7.47 Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi bán hàng là công dân đã vi phạm pháp 
luật 
A. hành chính. B. dân sự. C. lao động. D. kinh doanh. 
Câu 7.48 Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi 
phạm pháp luật? 
A. Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi. 
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. 
C. Do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. 
D. Xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
Câu 7.49 Hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, phạt tiền khi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được 
áp dụng với người có hành vi nào dưới đây? 
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự. 
C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỉ luật. 
Câu 7.50 Người có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân 
phải chịu trách nhiệm nào dưới đây? 
A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm hình sự. 
C. Trách nhiệm kỉ luật. D. Trách nhiệm dân sự. 
Câu 7.51 Hình thức khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác khi xâm phạm các quan hệ công vụ 
nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây? 
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự. 
C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỉ luật. 
Câu 7.52 Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại 
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây? 
A. Thực hiện pháp luật. B. Vi phạm pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Trách nhiệm pháp. 
Câu 7.53 Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ 
hành vi nào dưới đây của mình? 
A. Không cẩn thận. B. vi phạm pháp luật. 
C. thiếu suy nghĩ. D. thiếu kế hoạch. 
Câu 7.54 Người đạt đến độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do 
mình gây ra? 
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 
C. Từ đủ 20 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 
Câu 7.55 Trường hợp nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và 
đặc biệt nghiêm trọng? 
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi. 
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Người dưới 18 tuổi. 
Câu 7.56 Trường hợp nào dưới đây không bị xử phạt hành chính khi vi phạm hành chính? 
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi. 
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi. D. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. 
Câu 7.57 Người nào dưới đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí? 
 A. Say rượu. B. Bị ép buộc. C. Bị bệnh tâm thần. D. Bị dụ dỗ. 
Câu 7.58 Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông đường 
bộ là 
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. 
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỉ luật. 
Câu 7.59 Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực 
hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật? 
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.60 Người dưới 18 tuổi khi vi phạm tội hình sự sẽ không áp dụng trách nhiệm pháp lý nào dưới 
đây? 
 A. Cải tạo không giam giữ B. Cải tạo có thời hạn. 
 C. Giáo dục tại địa phương. D. Tù chung thân. 
Câu 7.61 Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác với tỉ lệ thương tổn trên 11% là loại vi 
phạm pháp luật nào dưới đây? 
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. 
Câu 7.62 Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan 
hệ 
A. sở hữu, hợp đồng. B. hành chính, mệnh lệnh. 
C. sản xuất, kinh doanh. D. trật tự, an toàn xã hội. 
Câu 7.63 Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông thì phải chịu trách nhiệm 
A. hành chính. B. kỉ luật. 
C. bồi thường. D. dân sự. 
Câu 7.64 Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi 
A. chính đáng. B. phù hợp. C. đúng đắn. D. hợp pháp. 
Câu 7.65 Việc các chủ thể tự kiềm chế mình không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm 
cấm là hình thức 
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. 
C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 7.66 Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ 
nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm 
A.hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. 
Câu 7.67 Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm 
A. dân sự. B. hành chính. C. trật tự xã hội. D. quan hệ kinh tế. 
Câu 7.68 Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy 
định của pháp luật, có thể 
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. 
B. hiểu được hành vi của mình. 
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình. 
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. 
Câu 7.69 Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là 
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí. 
B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí. 
C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi. 
D. hoàn toàn không chứa lỗi của hành vi. 
Câu 7.70 Điểm giống nhau giữa ba hình thức sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp 
luật thể hiện ở chủ thể thực hiện là 
A. các cơ quan nhà nước. B. các công chức nhà nước. 
C. các cá nhân vi phạm pháp luật. D. các cá nhân và tổ chức trong xã hội. 
Câu 7.71 Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây? 
A. Cảnh cáo. B. Phê bình. 
C. Chuyển công tác khác. D. Buộc thôi việc. 
Câu 7.72 Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn 
phòng chống cháy nổ là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật. 
Câu 7.73 Khi thuê nhà, ông S đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của chủ nhà. Hành vi 
này của ông S là hành vi vi phạm 
A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. 
Câu 7.74 X đột nhập vào nhà người khác lấy trộm xe máy. Hành vi này của X là hành vi vi phạm 
A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. 
Câu 7.75 Chị T tự nhận là bạn của con trai bà H và lừa của bà 100 triệu đồng rồi bỏ trốn. Trong 
trường hợp này, chị T đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. 
Câu 7.76 Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hôn cho vợ chồng anh N. Tòa án nhân 
dân huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. 
Câu 7.77 Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường 
tiểu học thuộc các xã khó khăn trong huyện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. 
C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. 
Câu 7.78 Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt 
vi phạm. Anh K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. 
 Câu 7.79 Cơ sở sản xuất kinh doanh H xây dựng kết cấu hạ tầng thu gom và xử lí chất thải theo quy 
định của pháp luật. Điều này thể hiện cơ sở sản xuất kinh doanh H đã thực hiện hình thức 
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. 
C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. 
Câu 7.80 Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện. Anh X đã thực hiện pháp luật 
theo hình thức nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. 
Câu 7.81 Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ 
phẩm giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.82 Chị C bị bắt về tội vu khống và làm nhục người khác một cách nghiêm trọng, trong trường 
hợp này chị C phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. 
Câu 7.83 Anh X báo với cơ quan chức năng về việc anh C tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng 
với quy mô lớn. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.84 Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị H 
thường xuyên bị ông Y là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn 
tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày.ÔngY đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. 
Câu 7.85 Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H 
thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh 
H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? 
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. 
Câu 7.86 Cơ quan chức năng phát hiện bà X giám đốc doanh nghiệp Y chưa lắp đặt hệ thống xử lí rác 
thải theo quy định và thường xuyên sử dụng chất cấm trong sản xuất hàng hóa. Bà X không thực hiện pháp 
luật theo những hình thức nào dưới đây? 
 A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. 
 B. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật. 
 C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. 
 D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. 
Câu 7.87 Anh A sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy nên bị công an xử phạt hành 
chính. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.88 Anh S và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập vào kho đựng 
cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh S và anh T vi phạm hình thức thực 
hiện pháp luật nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.89 Bạn M đã mượn một số truyện tranh của bạn K đọc nhưng không trả lại vì mâu thuẫn nảy 
sinh. Không những thế, M còn có ý định vứt số truyện tranh đó đi. Hành vi của M trái với hình thức thực 
hiện pháp luật nào dưới đây? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 7.90 M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh K (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang 
theo hung khí đến đánh anh K dẫn đến tử vong. Hành vi của M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
 A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm dân sự. 
 C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm kỉ luật. 
Câu 7.91 N lái xe máy đi vào đường ngược chiều, đâm vào xe của M đang đi đúng hướng làm xe của 
M bị hỏng nặng phải đi sửa chữa. N phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? 
 A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hình sự. 
 C. Hành chính và dân sự. D. Kỷ luật và dân sự. 
Câu 7.92 Chị M là nhân viên công ty S, chị đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của 
công ty ra bên ngoài gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Chị M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? 
 A. Kỉ luật và hành chính. B. Hình sự và hành chính. 
 C. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và hình sự. 
Câu 7.93 Việc anh B. Hình sự và dân sự.K bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì điều khiển xe gắn máy 
đi vào đường cấm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? 
 A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
 C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. 
Câu 7.94 H vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại nên đâm vào xe máy của B làm B bị ngã, xe 
bị hỏng nhiều chỗ. H bị cảnh sát giao thông phạt tiền và nhận lỗi thuộc về mình, đồng thời đền bù cho B một 
số tiền. Trong trường hợp này H phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 
A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và kỉ luật. 
C. Kỉ luật và hành chính. D. Hành chính và dân sự. 
Câu 7.95 Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã 
báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức 
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. 
C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. 
Câu 7.96 Là công nhân một nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, anh V thường xuyên đi làm muộn mà 
không có lí do chính đáng. Anh V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây? 
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. 
Câu 7.97 Anh H cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh M đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây 
thiệt hại cho anh M. Hành vi của anh H là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
 A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Thỏa thuận. 
Câu 7.98 Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường 
hợp này anh N đã vi phạm 
A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. 
Câu 7.99 Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn G hoàn thiện 
đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn G đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào 
duới đây? 
 A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
 C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. 
Câu 7.100 Chị N đã tự ý nghỉ 5 ngày, không đến cơ quan làm việc nên ông Y là Giám đốc công ty 
nơi chị N công tác đã ký quyết định buộc chị N thôi việc. Anh H cùng công ty thường xuyên đi làm muộn, 
nhưng do có quan hệ tốt với Giám đốc nên không bị kỷ luật. Thấy vậy, chị X là Chủ tịch công đoàn đã phê 
phán ông Y trong cuộc họp của cơ quan. Những ai dưới đây đã vi phạm kỷ luật? 
A. Chị N và anh H. B. Chị N, ông Y và anh H. 
C. Ông Y, anh H và chị X. D. Chị N, ông Y và chị X. 
Câu 7.101 Trong giờ làm việc, anh P là cán bộ văn phòng vắng mặt không có lí do. Vì cần gấp 
công văn để tình kí, anh Q đã tự ý tìm trên bàn làm việc của anh P và mang đi. Biết chuyện, anh H là nhân 
viên cùng phòng đã dùng lời lẽ không hay để nói với anh Q. Những ai dưới đây vi phạm kỉ luật? 
A. Anh P và anh H. B. Anh P và anh Q. 
C. Anh P, anh Q và anh H. D. Anh H và anh Q. 
Câu 7.102 Do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do 
chị Y điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị Y sây sát nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người 
chứng kiến sự việc đã đánh anh H. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? 
A. Anh H, chị Y và anh T. B. Anh T và chị Y. 
C. Anh T và anh H. D. Anh H và chị Y. 
Câu 7.103 Vì dưới lòng đường bị ùn tắc, anh T đã đi xe mô tô lên vỉa hè và đâm vào lô hàng gốm 
sứ của bà X bày bán ở đó, làm vỡ 6 bình hoa. Bực tức vì bị chắn mất lối đi, anh Q là người bộ đã đạp vào 
hàng của bà X làm vỡ thêm mấy bộ ấm chén. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? 
A. Anh T, bà X và anh Q. B. Anh T và anh Q. 
C. Bà X và anh Q. D. Anh T và bà X. 
Câu 7.104 Đầu giờ làm việc buổi chiều, biết anh H chánh văn phòng say rượu nên anh M văn thư 
sở điện lực X đã thay anh H sang phòng ông N giám đốc trình công văn khẩn. Thấy ông N đang ngủ, anh M 
ra quán cà phê gặp anh Y nhân viên bán bảo hiểm. Vì anh Y không đồng ý các điều khoản do anh M yêu cầu 
nên giữa hai anh đã xảy ra xô xát. Anh E quản lí quán cà phê vào can ngăn, sơ ý đẩy anh Y ngã gãy tay. 
Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật? 
A. Anh H, ông N và anh Y. B. Ông N, anh M và anh E. 
C. Anh H, anh M và ông N. D. Anh M, ông N và anh Y. 
Câu 7.105 Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm 
với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng 
rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe 
bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? 
A. Bà S và ông K. B. Anh H, bà S và ông K. 
C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H và ông K. 
Câu 7.106 Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T 
pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, 
chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà 
bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới 
đây vi phạm pháp luật hành chính? 
A. Bà S, ông M và chị T. B. Bà S, bà N và ông M. 
C. Bà S, chị T và bà N. D. Bà S, ông M, chị T và bà N. 
Câu 7.107 Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho 
anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo 
nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách 
nhiệm kỉ luật? 
A. Anh K và anh N. B. Ông H và anh P. 
C. Anh P, anh N và ông H. D. Ông H, anh P và anh K. 
Câu 7.108 Ông G tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại 
nhà ông G, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông G nên bị anh 
Q con trai ông G đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô bỏ chạy vượt đèn đỏ nên bị cảnh sát giao thông xử phạt. 
Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? 
A. Ông G, anh M và chị N. B. Anh M và chị N. 
C. Ông G, anh M và anh Q. D. Ông G và anh M. 
Câu 7.109 Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H 
đã va chạm với xe đạp điện do chị Y là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị Y bị 
thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não 
phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? 
 A. Anh H, chị Y và anh T. B. Anh T và anh H. 
 C. Anh T và chị Y. D. Anh H và chị Y. 
Câu 7.110 Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, Anh G rủ các anh H, E, M đến liên hoan. Ăn 
xong, anh G và H say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh E và anh M thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn 
nhấp nháy, anh E tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. L

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_2_thuc_hien.pdf