Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 007

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 007

Câu 1: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

 A. Anh P, anh K và ông H. B. Anh P, anh K và chị S.

 C. Anh P, anh K, chị S và ông H. D. Anh P, ông H và chị S.

Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

 A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. các quyền của mình.

 C. quyền và nghĩa vụ của mình. D. lợi ích kinh tế của mình.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính?

 A. Buôn bán động vật trong danh mục cấm.

 B. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô.

 C. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.

 D. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.

Câu 4: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

 A. mọi người đều có quyền lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào.

 B. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.

 C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.

 

doc 4 trang phuongtran 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HƯNG KHÁNH
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI 
MÔN THI THÀNH PHẦN: Giáo dục công dân
 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................
Mã đề 007
Câu 1: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
	A. Anh P, anh K và ông H. 	B. Anh P, anh K và chị S. 
	C. Anh P, anh K, chị S và ông H.	D. Anh P, ông H và chị S.
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
	A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. các quyền của mình.
	C. quyền và nghĩa vụ của mình. D. lợi ích kinh tế của mình.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính? 
	A. Buôn bán động vật trong danh mục cấm. 
	B. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô. 
	C. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép. 
	D. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.
Câu 4: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là
	A. mọi người đều có quyền lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào.
	B. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.
	C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.
	D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.
Câu 5: X đột nhập vào nhà người khác lấy trộm xe máy. Hành vi này của X là hành vi vi phạm 
	A. dân sự. 	B. kỉ luật. 	C. hành chính. 	D. hình sự. 
Câu 6: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật?
	A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. 
	C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Bắt cóc người khác làm con tin là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
	A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
	C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
	A. Đóng góp quỹ từ thiện.	B. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	C. Bầu cử và ứng cử.	D. Nộp thuế khi kinh doanh.
Câu 9: Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
	A. Ông H, anh S và ông Q. 	B. Ông H và anh S. 
	C. Anh T, ông Q và anh S.	D. Anh S và ông Q. 
Câu 10: Bạn P thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn P?
	A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực.
	C. Tính bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 11: Mọi công dân dù làm bất cứ công việc gì, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là thể hiện nội dung quyền bình đẳng về
	A. quyền và nghĩa vụ.	B. trách nhiệm pháp lí.
	C. trách nhiệm trước tòa án.	D. thực hiện pháp luật.
Câu 12: Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng có quyền
	A. sở hữu, sử dụng và đem cho. B. sở hữu, khai thác và đem cho
	C. chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. D. chiếm hữu, khai thác và trao đổi. 
Câu 13: Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị N không có quyền đề nghị như vậy. Chị N cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình?
	A. Bình đẳng trong hưởng lương.
	B. Bình đẳng trong tuyển dụng.
	C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
	D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong trường hợp tiến hành bắt giữ một người nào đó đang
	A. cướp giật tài sản.	B. phạm tội quả tang. 
	C. truy lùng tội phạm. 	D. khống chế con tin. 
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có
	A. bạo lực gia đình. 	B. tổ chức sự kiện.
	C. hoạt động tín ngưỡng. 	D. công cụ gây án. 
Câu 16: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
	A. Vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn để tạo điều kiện cho chồng phát triển.
	B. Vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con trong gia đình.
	C. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
	D. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
Câu 17: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị Y là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị Y bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? 
	A. Anh H và chị Y.	B. Anh T và anh H. 
	C. Anh H, chị Y và anh T. 	D. Anh T và chị Y. 
Câu 18: Quyền nào dưới đây không thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
	A. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín. B. Quyền bầu cử, ứng cử.
	C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 19: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là nội dung quyền
	A. bất khả xâm phạm về thân thể.	B. được đảm bảo bí mật thư tín.
	C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.	D. tự do ngôn luận.
Câu 20: Bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được hiểu là mọi công dân đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước không phân biệt 
	A. chủng tộc.	B. trình độ.	C. dân tộc.	D. tôn giáo.
Câu 21: Bố con ông V bắt được kẻ trộm trèo tường vào nhà mình. Ngay lập tức, ông V đã trình báo với tổ dân phố. Việc làm này của ông V đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền nào dưới đây của công dân?
	A. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
	C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 22: Văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt
	A. tương đối chính xác, một nghĩa.	B. chính xác, đa nghĩa.
	C. tương đối chính xác, đa nghĩa.	D. chính xác, một nghĩa.
Câu 23: Vì con trai là anh S kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị K vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S sống chung như vợ chồng với chị K là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
	A. Bà G, anh S, bà T và chị H.	B. Bà G, chị K và anh S.
	C. Bà G, anh S, chị H và chị K.	D. Bà G, anh S và chị H.
Câu 24: Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
	A. Bảo vệ môi trường.
	B. Đóng góp vào quỹ xóa đói, giảm nghèo.
	C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
	D. Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.
Câu 25: Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
	A. Áp dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật. 
	C. Sử dụng pháp luật. 	D. Tuân thủ pháp luật. 
Câu 26: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi nào dưới đây?
	A. Cấp cứu người bị điện giật.	B. Tuyên truyền thông tin nội bộ.
	C. Giới thiệu sản phẩm đa cấp.	D. Tiến hành vận động tranh cử.
Câu 27: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
	A. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
	B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 
	C. các quy tắc quản lý nhà nước. 
	D. trật tự, an toàn xã hội.
Câu 28: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là nội dung thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
	A. Áp dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.
	C. Sử dụng pháp luật.	D. Thi hành pháp luật. 
Câu 29: Do nghi ngờ K là con ông P lấy trộm điện thoại của mình nên ông H đã nhốt K vào phòng tối đồng thời lăng mạ và đe dọa K. Đến tối biết vợ của mình là bà K cầm nhầm đi làm ông H đã thả K ra. Về nhà K kể cho bố nghe, lập tức ông P cùng anh V là anh trai của K xông vào nhà ông H đập phá đồ đạc, chửi bới vợ chồng ông H. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm?
	A. Ông H, ông P, anh V.	B. Ông H, K, ông P, anh V.
	C. Vợ chồng ông H, ông P, anh V.	D. Ông P, anh V.
Câu 30: Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông P, anh T đã tự ý xông vào nhà ông P để tìm vợ. Anh T vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
	A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
	B. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín. 
	C. Bất khả xâm phạm về thân thể. 
	D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
Câu 31: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa cửa mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật? 
	A. A và B 	B. B, K và Y 	C. K và A	D. K, A và B 
Câu 32: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm
	A. qui tắc quản lí xã hội. 	B. hành chính. 
	C. dân sự.	D. hình sự.
Câu 33: Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và việc nào dưới đây?
	A. Sẽ làm.	B. Cần làm. 
	C. Không được làm. 	D. Không nên làm.
Câu 34: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua 
	A. chế độ làm việc. 	B. điều kiện lao động.
	C. tiền lương. 	D. hợp đồng lao động. 
Câu 35: Người thuộc độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
	A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.	B. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
	C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.	D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 36: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
	A. Đầu độc nạn nhân.	B. Tố cáo nghi phạm. 
	C. Bảo vệ nhân chứng. 	D. Giải cứu con tin. 
Câu 37: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
	A. Cố ý bắt giam, giữ người trái pháp luật.
	B. Cố ý xúc phạm nhân phẩm gây tổn hại tinh thần cho người khác.
	C. Cố ý hoặc vô ý làm chết người.
	D. Cố ý nói xấu gây tổn thương người khác.
Câu 38: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm 
	A. kỉ luật	B. dân sự. 	C. hành chính. 	D. hình sự. 
Câu 39: Thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh theo quy định của pháp luật thể hiện ở điều kiện nào dưới đây?
	A. Phải có nguồn vốn đầy đủ. 
	B. Lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
	C. Phải có giấy phép kinh doanh. 
	D. Phải có kinh nghiệm kinh doanh.
Câu 40: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là
	A. vi phạm nội quy cơ quan. 	B. vi phạm dân sự.
	C. vi phạm kỷ luật. 	D. vi phạm hành chính. 
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_truo.doc
  • docxĐÁP ÁN THI THỬ LẦN 1.docx