Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 2) (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 2) (Có đáp án)

Câu 1: Kiểu gen đồng hợp lặn ở cây hoa liên hình:

A. Cho hoa đỏ ở 200C.

B. Cho hoa đỏ ở 350C.

C. Cho hoa trắng ở 350C và ở 200C.

D. Cho hoa đỏ ở 200C và hoa trắng ở 350C.

Câu 2: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào?

A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

B. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

C. sức đề kháng của từng cơ thể

D. điều kiện sống của sinh vật

Câu 3: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do.

A. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể 21.

B. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường.

C. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể Y.

D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X

Câu 4: Một gen cấu trúc bị đột biến mất đi một bộ ba

doc 6 trang phuongtran 3930
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 2) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 – Ôn tập phần đột biến gen số 2
Câu 1: Kiểu gen đồng hợp lặn ở cây hoa liên hình:
A. Cho hoa đỏ ở 200C.
B. Cho hoa đỏ ở 350C.
C. Cho hoa trắng ở 350C và ở 200C.
D. Cho hoa đỏ ở 200C và hoa trắng ở 350C.
Câu 2: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào?
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. 
B. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. sức đề kháng của từng cơ thể 
D. điều kiện sống của sinh vật
Câu 3: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do...
A. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể 21. 
B. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường. 
C. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể Y. 
D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X
Câu 4: Một gen cấu trúc bị đột biến mất đi một bộ ba nuclêôtit mã hoá cho một axit amin. Chuỗi pôlipeptit do gen bị đột biến này mã hoá có thể
A. thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác. 
B. thêm vào một axit amin.
C. có số lượng axit amin không thay đổi. 
D. mất một axit amin.
Câu 5: Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình?
A. giảm phân 
B. phân cắt tiền phôi 
C. nguyên phân 
D. thụ tinh
Câu 6: Nếu chỉ có một dạng đột biến làm cho cấu trúc gen bị mất 8 liên kết H và chuỗi polipeptit tổng hợp theo gen đôt biến bị giảm đi 1 aa thì đột biến đó đã xảy ra như thế nào
A. Mất 4 cặp nucleotit G- X và thêm 2 cặp A- T
B. Mất 1 cặp A- T và 2 cặp G- X
C. Mất 4 cặp A- T
D. Thay thế 8 cặp G – X bằng 8 cặp A- T
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen ?
A. Tất cả các đột biến gen đều có hại 
B. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình. 
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
Câu 8: Xét các phát biểu sau đấy
1- Trong điều kiện không có các tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh các đột biến gen
2- Gen ở trong bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện
3– Cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái dị hợp thì không được gọi là thể đột biến
4 - Đột biến gen luôn làm thay đổi cấu trúc và chắc năng của protein
5 – Nếu gen bị đột biến thay thế một cặp nucleotit thì không làm thay đổi tổng liên kết hóa trịvà hidro của một gen
Có bao nhiêu phát biểu không đúng
A. 3 
B. 2 
C. 4 
D. 1
Câu 9: Cho biết gen A đột biến thành gen a, gen B đột biến thành gen b. 2 cặp gen này qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn di truyền phân li độc lập. Trong các cá thể mang kiểu gen sau đây:
1. AABB 	 2. AaBB 	3. Aabb 	4. aabb 5. AaBb
Những cá thể là thể đột biến là:
A. 4 
B. 2, 3, 4, 5 
C. 1, 4 
D. 3, 4
Câu 10: Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được :
A. Đột biến ở mã mở đầu. 
B. Đột biến ở mã kết thúc.
C. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. 
D. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.
Câu 11: Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi nhiều nhất số liên kết liên kết cộng hóa trị trong gen :
A. Thêm 1 cặp nucleotit, mất 1 cặp nucleotit. 	
B. Mất 1 cặp nucleotit. Thay thế 1 cặp nucleotit.
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hóa.
D. Thêm một cặp nucleotit và thay thế một cặp nucleotit
Câu 12: Gen A có 3120 liên kết Hidro, trong đó số lượng A chiếm 20% số nu của gen. Gen A bị đột biến do tác động của một phân tử 5BU thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 2 đợt môi trường nội bào cung cấp số nu từng loại là :
A. A=T=1446, G=X=2154 
B. A=T=1443, G=X=2157 
C. A=T=1434, G=X=2166 
D. A=T=1437, G=X=2163
Câu 13: Một gen có cấu trúc có 150 chu kì xoắn có số nucleotit loại T chiếm 30 % tổng số nucleotit của gen . Một đột biến điểm đã tạo ra gen đột biến có chiều dài 5100 A 0 và có 3599 liên kết hidro . Gen trên đã bị đột biến dạng
A. Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X
B. Thay thế một cặp nucleotit G- X bằng một cặp A- T
C. Thêm một cặp A- T
D. Mất một cặp A- T
Câu 14: Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro trên mạch của một gen có A= T , G = 2A , X = 3T . Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm hai liên kết H . Gen đột biến có
A. A= 558
B. G = 226
C. X= 478
D. T = 226
Câu 15: Giả sử một thể đột biến lặn ở một gen trên NST thường quy định . giả sử trong một phép lai trong các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% . Trong số các giao tử cái thì đột biến lặn chiếm 20% . Tỷ lệ kiểu hình thể đột biến là
A. 3% 
B. 17% 
C. 68% 
D. 12% 
Câu 16: Thường biến là: 
A. Biến dị di truyền 
B. Biến dị không di truyền
C. Biến dị có thể di truyền 
D. Tuỳ theo tác nhân mà có thể di truyền hay không di truyền 
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền ?
A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp
B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả
C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
D. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
Câu 18: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây ? 
A. Đột biến gen 
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 
C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 
D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen 
Câu 19: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng :
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. 
B. Mức phản ứng không được di truyền.
C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. 
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
Câu 20: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha ) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.
B. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
C. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
D. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo
Câu 21: Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường.
A. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
C. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chỉ chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường bên ngoài cơ thể. 
D. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 22: Những lý do nào dẫn đến năng suất của giống không cao:
A. Giống không tốt. 
B. Điều kiện canh tác không phù hợp. 
C. Giống tốt nhưng kỹ thụât nuôi trồng không phù hợp. 
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 23: Sự mềm dẻo kiểu hình giúp
A. sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú. 	
B. tạo nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. 
D. Giúp cho sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường
Câu 24:
Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra có ưu thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Kết luận có thể được rút ra là:
A. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT 
B. ĐB gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
C. Đột biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
D. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng?
A. Các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho các thế hệ sau.
B. Các đột biến trội gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp.
C. Đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại
D. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Câu 2: A
Phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
Câu 3: B
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường
Câu 4: D
Gen cấu trúc bị đột biến mất đi một bộ ba nuclêôtit mã hoá cho một axit amin có thể mất một axit amin
Câu 5: A
Giao tử bị đột biến do quá trình giảm phân bất thường
Câu 6: B
Gen cấu trúc bị mất 8 liên kết H và mất đi một bộ ba mã hóa ( 6 nucleotit)
Số nucleotit loại G bị mất đi là 8 – 6 = 2
Số nucleotit loại A bị mất đi là 6 : 2 – 2 = 1
Mất 1 cặp A- T và 2 cặp G- X
Câu 7: C
A- Sai . Không phải tất cả các đột biến là có hịa cho thể đột biến
B- Sai . Đột biến lặn chỉ được biểu hiệ ở trạng thái đồng hợp lặn
C- Đúng
D- Sai các dạng đột biến mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 
Câu 8: C
1- Đúng . Trong điều kiện không có tác nhan đột biến thì các bazow nito hiếm tồ tại trong tế bào có thể gây ra hiện tượng bắt cặp nhầm
2- Sai .
3- Sai . Gen đột biến là gen trội thì được biểu hiện thành kiểu hình nên vẫn được gọi là thể đột biến .
4- Sai . Đột biến trung tính không làm thay đổi chức năng của protein
5- Sai . Đột biến thay thế không làm thay đổ liên kết hóa trị nhưng có thể làm thay đổi liên kết H 
Câu 9: D
Các gen đột biến là các gen lặn nên thể đột biến cần ở trạng thái đồng hợp lặn
Cá thể bình thường sẽ có kiểu gen A- B –
Cá thể đột biến sẽ là 3 – 4
Câu 10: A
Đột biến ở mã mở đầu làm cho tiểu đơn vị bé của riboxom không nhận biết được trình tự khởi động cho quá trình dịch mã , riboxom không kết hợp được với mARN nên quá trình phiên mã không xảy ra
Câu 11: A
Các đột biến mất ,thêm nucleotit thường làm thay đổi số liên kết cộng hóa trị hơn các đột biến thay thế
Câu 12: D
Ta có A = T = 20% nên G = X = 30 % nên G = 1, 5 A
Ta có 2A + 3 G = 2 A + 4.5 A = 3120 => A = 480 và G = 720
Gen A bị đột biến do 5BU thành gen a nên gen A thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Số nucleotit từng loại trong gen a là
A = T = 480 – 1 = 479
G= X = 720 + 1 = 721
Gen a tự nhân đôi 2 đợt môi trường nội bào cung cấp số nu từng loại là :
A = T = 479 x (22-1) = 1437
G= X =721x(22-1) = 2163
Câu 13: B
Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit
Tổng số nucleotit trong gen là 150 x 20 = 3000
T = A = 0.3 x 3000 = 900
G= X = 3000 : 2 – 900 = 600
Xét gen đột biến có 3000 nucleotit và 3599 liên kết H
G = 3599 – 3000 = 599
Gen đột biến có chiều dài ( số nucleotit bằng với gen bình thường ) và G ít hơn gen đột biến 1 nucleotit
Vậy đột biến thay thế một G – X bằng 1 A-T 
Câu 14: D
Trên mạch 1 có A = T= x , G = 2 A = 2 x và X = 3 T = 3 A = 3x
Trên cả 2 gen có A = T = 2x và G = X = 5 x
Ta có 2 A + 3 G = 2128 => 4 x + 15 x = 2128 => x = 112
A = T = 112 x 2 = 224
G = X = 112 x 5 = 560
Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm 2 liên kết nên thay thế 2 cặp G – X bằng A- T
Số nucleotit loại A và T trong gen đột biến là A = T = 224 +2 = 226
Số nucleotit loại G và X trong gen đột biến là G = X = 560 – 2 = 558
Câu 15: A
Thể đột biến mang kiểu gen aa
Ở cá thể đực tỷ lệ giao tử bị đột biến là 15% , ở cá thể cái tỷ lệ giao tử lặn là 20%
Tỉ lệ thể đột biến sẽ là 0, 15 x 0,2 = 0.03 = 3 %
Câu 16: B
Thường biến là biến dị không di truyền 
Câu 17: C
Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
Câu 18: D
Thường biến thuộc nhóm biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen 
Câu 19: B
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau
Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được
Câu 20: A
B – sai - Năng suất thu được ở giống lúa X là kết qur tương tác của kiểu gen và kiểu hình
C – Sai - Giống lúa X có nhiều kiểu hình khác nhau trong một mức phản ứng
D – Sai – Điều kiện khí hậu và thổ nhương không làm biến đổi kiểu gen
Câu 21: C
C – Sai . Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường bên ngoài cơ thể nhưng vai trò của kiểu gen vẫn quan trọng nhất trong việc biểu hiện kiểu hình
Câu 22: D
Năng suất giống không cao là do giống không tốt, điều kiện canh tác không phù hợp, giống tốt nhưng kỹ thụât nuôi trồng không phù hợp
Câu 23: D
Sự mềm dẻo của kiểu hình chính là thường biến giúp cho sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường
Câu 24: A
Trong môi trường có DDT thì các cá thể không có gen kháng bị tiêu diệt ,các cá thể đột biến mang gen kháng nên DDT không ảnh hưởng do đó chúng pahst triển thuận thiện hơn các cá thể bình thường .
=> Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT 
Câu 25: B
A- Đúng .Đột biến trong tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng được di truyền cho thế hệ sau 
B- Sai các đột biến trội gây chết được biều hiện cả ở trạng thái đồng hợp và trạng dị hợp nên không thể truyền được cho thế hệ sau 

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_dot.doc