Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946–1950) - Lê Thị Nga

Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946–1950) - Lê Thị Nga

Câu 1. Sau khi kí hiệp định Sơ Bộ (6-3) và Tạm ước (14-9) năm 1946, thái độ của thực dân Pháp là
A. Thi hành nghiêm chỉnh những điều đã kí.
B. Chỉ thi hành Tạm ước, không thi hành Hiệp định.
C. Chỉ thi hành Hiệp định, không thi hành Tạm ước.
D. Bội ước, đẩy mạnh các hành động xâm lược nước ta.

 

pptx 24 trang Hoài Vân Nam 03/07/2023 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946–1950) - Lê Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Lê Thị Nga 
BỘ MÔN: LỊCH SỬ 
 BÀI 18. 
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
( 1946 – 1950 ) (Tiết 1) 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ 
 1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta. 
 2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. 
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài 
 1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16. 
 2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 
(đọc thêm) 
I. KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ 
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta 
Sau khi kí hiệp định sơ bộ và Tạm ước, thái độ của Pháp như thế nào? 
- Pháp đẩy mạnh xâm lược nước ta: 
 + Tiến công ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ 
 + 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. 
 + Nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ Tài chính... 
 + 18/12/1946 , Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. 
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng 
* Chủ trương của Đảng: 
- Ngày 12/12/1946, Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. 
- Ngày 19/12/1946, Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến. 20h ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 
- Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (9/1947 ). 
=> " Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế“. 
Ngôi nhà ở Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - Nơi Ban thường vụ họp từ ngày 18 đến 19/12/1946 quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
 Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.Hỡi đồng bào!Chúng ta phải đứng lên!Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước .. . 
II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI 
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 
Cuộc kháng chiến của quân và dân ta ở phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra như thế nào? 
* . Ở Hà Nội: cuộc chiến đấu bắt đầu 19/12/1946 
- Nhân dân dựng chướng ngại vật, ngăn cản bước tiến của quân thù. 
- Trung đoàn thủ đô được thành lập, tổ chức đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ và chợ Đồng Xuân. 
=> Sau 2 tháng chiến đấu, quân ta rút ra căn cứ an toàn ( 17/2/1947). 
II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI 
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 
*. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế ... quân ta bao vây, tiến công, tiêu diệt nhiều tên địch. 
* . Ý nghĩa : 
- Tiêu hoa một bộ phận sinh lực địch. 
- Giam chân địch trong thành phố 
-Bước đầu làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh => Tạo điền kiện cho nhân dân cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. 
Chướng ngại vật giao thông hào tạo thế liên hoàn chiến đấu trên đường phố 
Đục thông tường nhà nọ sang nhà kia, làm thành những con đường bí mật khắp thành phố. 
Trung đoàn Thủ Đô 
Bom ba càng vũ khí chiến đấu của quân dân Hà Nội năm 1946 
“Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp 
“Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp 
Bức ảnh do bác sĩ quân y Trần Hạnh chụp tháng 12/1946. Người trong ảnh là chiến sĩ Nguyễn Văn Thiềng, còn gọi là Trần Thành, quê ở phố hàng Vôi – Hà Nội. Bức ảnh gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quân sự Việt Nam. 
Bức ảnh phản ánh một hiện thực lịch sử sinh động về các chiến sĩ trung đoàn Thủ đô “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hành động quyết tử của chiến sĩ Trần Thành mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc mà các thế hệ thanh niên cần học tập 
Tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 
Câu 1. Sau khi kí hiệp định Sơ Bộ (6-3) và Tạm ước (14-9) năm 1946, thái độ của thực dân Pháp là  A. Thi hành nghiêm chỉnh những điều đã kí.B. Chỉ thi hành Tạm ước, không thi hành Hiệp định.C. Chỉ thi hành Hiệp định, không thi hành Tạm ước. D. Bội ước, đẩy mạnh các hành động xâm lược nước ta . 
CÂU HỎI CỦNG CỐ 
Câu 2.Quyết định Toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua sau sự kiện nào?  A. Hội nghi Phôngtennơblô thất bại.B. Pháp chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn.C. Pháp tấn công Nam Bộ và Nam Trung Bộ.D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền soát Hà Nội . 
CÂU HỎI CỦNG CỐ 
Câu 3. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946) bùng nổ do nguyên nhân trực tiếp nào? A. Quân ta khiêu khích Pháp.	 
B . Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.C. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại. 	 
D . Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp.  Câu 4. Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946) A. Công nhân nhà máy Yên Phụ phá máy.B. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động. C. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa Gia Lâm.D. Thực dân Pháp tấn công phố Hàng Bún – Hà Nội . 
Câu 5. “Quyết định cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng nào? A. Vệ quốc dân.	 B . Đội cứu quốc dân.C. Trung đoàn Thủ đô.	 D . Việt Nam Giải phóng quân . 
 Câu 6. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thiện chí gì? A. Chúng ta thà hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập dân tộc. B. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. C. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.D. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta chiến đấu không khoan nhượng. 
Câu 7. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích trong văn bản nào? A. Hịch Việt Minh.	 
B . Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.C. Tuyên ngôn độc lập. 
D . Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng . 
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp (1946-1947) A. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.B. Giam chân địch ở các đô thị, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch.C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp.D. Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn. 
Câu 9. Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-1954) được Đảng Cộng Sản Đông Dương xác địch là gì? A. Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện và kháng chiến trường kì.B. Kháng chiến toàn diện và liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia.C. Toàn dân kháng chiến, dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. 
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC. 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG 
NGHE. HẸN GẶP LẠI CÁC EM 
Ở TIẾT HỌC LẦN SAU. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_12_bai_18_nhung_nam_dau_cua_cuoc_khang.pptx