Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 2)

Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 2)

Câu 5. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

A. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ.

B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân chủ và phong trào yêu nước.

C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

D. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

pptx 23 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 3190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to add title in here 
Click to add title in here 
Click to add title in here 
Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 ( Tiết 2) 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản 
2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản 
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
* Hoàn cảnh: 
Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn tới thành lập ba tổ chức cộng sản. 
+ Đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh. 
+ Tháng 3 – 1929, chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập. Tại số nhà 5D- phố Hàm Long- Hà Nội. 
Nhà số 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ), 
1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản 
+ Tháng 5 – 1929, Đại hội lần 1 của hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng nhưng không được chấp thuận. 
* Hoàn cảnh: 
* Sự thành lập: 
Trong năm 1929 Việt Nam xuất hiện mấy tổ chức cộng sản? 
+ 6/ 1929 , đại biểu Bắc Kì lập ra Đông Dương cộng sản đảng – cơ quan ngôn luận báo Búa liềm. 
+ 8/ 1929 cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và Nam Kì lập ra An Nam cộng sản Đảng – cơ quan ngôn luận báo Đỏ. 
+ 9 / 1929 , Đông Dương cộng sản liên đoàn thành lập. 
1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản 
* Ý nghĩa: 
Việc xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 có ý nghĩa gì? 
- Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 
- Chứng tỏ khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế ở Việt Nam. 
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho thành lập ĐCSVN. 
2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
a. Hoàn cảnh: 
- Cuối 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. 
- Yêu cầu cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức cộng sản. 
- Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1-1930 đến 7-2-1930 tại Cửu Long- Hương Cảng – Trung Quốc. 
Hai đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng 
Trịnh Đình Cửu (1906-1990) 
Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932) 
Hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng 
Châu Văn Liêm (1902-1930) 
Nguyễn Thiệu(1903-1989) 
HAI ĐẠI BIỂU HẢI NGOẠI 
 TRANH VẼ VỀ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG 
2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
b. Nội dung 
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua những nội dung gì?. 
+ Nguyễn Ái Quốc phê phán hành động thiếu thống nhất vừa qua của những người cộng sản 
+ Hội nghị đã nhất trí thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
+ Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 
+ Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời. 
c. Ý nghĩa 
+ Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng. 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
Đường lối chiến lược cách mạng 
Nhiệm vụ 
Lực lượng 
Giai cấp lãnh đạo 
Quan hệ với CMTG 
Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
Đường lối chiến lược cách mạng 
Nhiệm vụ 
Lực lượng 
Giai cấp lãnh đạo 
Quan hệ với CMTG 
Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản ”. 
Chống ĐQ, PK, tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ công, nông, binh 
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập. 
Đảng cộng sản Việt Nam ( đội tiên phong của giai cấp vô sản). 
Cách mạng việt Nam phải liên lạc với cách mạng thế giới. 
* Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh . 
Qua tìm hiểu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng em rút ra nhận xét gì?. 
2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: 
- Ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng: 
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào?. 
+ Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. 
+ Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước . 
+ Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam 
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. 
Cách mạng tháng 8 thành công. 
1945 
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi. 
1954 
Giải phóng miền Nam. Thống nhất đất nước. 
1975 
Đổi mới toàn diện đất nước. 
1986 
 BÀI TẬP CỦNG CỐ 
Câu 1. Tổ chức cộng sản nào được thành lập vào tháng 6-1929? 
A. An Nam Cộng sản đảng.	 
B . Tân Việt Cách mạng đảng. 
C. Đông Dương Cộng sản đảng.	 
D . Đông Dương Cộng sản liên đoàn . 
Câu 2. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo 
A. Đỏ .	 B . Búa liềm . 	 
C . Thanh niên.	 D . An Nam trẻ. 
Câu 3 . Hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929 đặt ra yêu cầu lịch sử nào cho cách mạng Việt Nam? 
A. Hợp nhất phong trào đấu tranh của công nhân. 
B. Thống nhất thành một tổ chức cách mạng chung. 
C. Tiếp tục trang bị lí luận cách mạng cho công nhân. 
D. Thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất. 
Câu 4. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là gì? 
A. Độc lập và tự do.	 B . Độc lập và tự chủ. 
C. Dân tộc và dân chủ.	 D . Giai cấp và ruộng đất. 
Câu 5. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố nào? 
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ. 
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân chủ và phong trào yêu nước. 
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ. 
D. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 
Câu 6 . Người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là ai? 
A. Trần Phú.	 B . Lê Hồng Sơn.	 
C . Lê Hồng Phong.	 D. Nguyễn Ái Quốc. 
Câu 7. Sự kiện nổi bật nào diễn ra vào tháng 3-1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội? 
A. Sự ra đời của các chi bộ cộng sản ở Việt Nam. 
B. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. 
C. Sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Kì. 
D. Sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam. 
 BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. HÃY CHÉP BÀI ĐẦY ĐỦ VÀ TÌM HIỂU BÀI MỚI TRƯỚC Ở NHÀ NHÉ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_12_bai_13_phong_trao_dan_toc_dan_chu_o.pptx