Tiết 18, Bài 15: Bài tập chương I và chương II

Tiết 18, Bài 15: Bài tập chương I và chương II

Tiết 18 - Bài 15:

 BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.

2. Năng lực:

- Củng cố được những kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị

- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào.

- Biết cách ứng dụng toán xác suất vào giải các bài tập di truyền.

- Thông qua việc phân tích kết quả lai: Biết cách nhận biết được các hiện tượng tương tác gen; phân li độc.

- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết giải các bài tập di truyền.

3. Phẩm chất: Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.

 

doc 4 trang Trịnh Thu Huyền 5210
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 18, Bài 15: Bài tập chương I và chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
C7
C8
C9
C10
C11
C12
Ngày giảng
Tiết 18 - Bài 15:
 BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.
2. Năng lực: 
- Củng cố được những kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị
- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào.
- Biết cách ứng dụng toán xác suất vào giải các bài tập di truyền.
- Thông qua việc phân tích kết quả lai: Biết cách nhận biết được các hiện tượng tương tác gen; phân li độc...
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết giải các bài tập di truyền.
3. Phẩm chất: Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.
II. Thiết bị và học liệu:
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập hoặc bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về cơ sở vật chất - cơ chế di truyền và biến dị cùng các quy luật di truyền.
Nội dung. Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Hệ thống kiến thức kiến thức chương I và chương II
(Slide 3) GV chiếu nội dung chương I và sơ lược kiến thức cho HS
GV: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong các phân tử nào và quá trình nào?
HS: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong các phân tử ADN, tARN, rARN và cả 3 quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã.
GV: có mấy dạng ĐB NST? Phân biệt ĐB lệch bội và ĐB đa bội.
HS: ĐB cấu trúc và ĐB số lượng NST.
ĐB lệch bội là sự thay đổi số lượng NST liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng.
ĐB đa bội là dạng ĐB làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n (xảy ra ở tất cả các cặp NST)
(Slide 4) Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
GV: Kể tên các quy luật di truyền đã học?
HS: 
Quy luật Menđen: Quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
Quy luật tương tác gen và gen đa hiệu:
Quy luật Morgan: Liên kết gen - Hoán vị gen; Di truyền liên kết với giới tính.
Di truyền ngoài nhân: 
Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen: 
GV hướng dẫn HS phương pháp giải 1 bài toán cơ bản về tính số kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
 (Slide 5) B. Bài tập:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
(Slide 6) Bốc thăm nhóm hoạt động 
Kĩ thuật: khăn trả bàn
Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí: 
+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm,
+ Thành viên nhóm viết phần kết quả vào ô tương ứng với vị trí ngồi của mình trên PHT 
+ Thư kí: Tổng hợp kết quả của các thành viên vào ô lớn ở CHÍNH GIỮA của PHT
(Slide 7) Tổ chức bốc thăm nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 5-7 phút
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Hết thời gian hoạt động, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. 
Lần lượt từ nhóm 1- nhóm 5
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Gv chuẩn hoá cho HS bằng chiếu đáp án để HS so sánh, đối chiếu.
+ Nhóm 1 báo cáo
GV chiếu (Slide 8, 9) đề bài và chuẩn hoá kiến thức 
+ Nhóm 2 báo cáo
GV chiếu (Slide 10, 11) đề bài và chuẩn hoá kiến thức 
+ Nhóm 3 báo cáo
GV chiếu (Slide 12, 13) đề bài và chuẩn hoá kiến thức 
+ Nhóm 4 báo cáo
GV chiếu (Slide 14, 15) đề bài và chuẩn hoá kiến thức 
+ Nhóm 5 báo cáo
GV chiếu (Slide 16, 17) đề bài và chuẩn hoá kiến thức 
Hệ thống kiến thức kiến thức chương I và chương II
(Slide 3) Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Cấp độ phân tử
Bài 1: Gen, mã di truyền, quá trình nhân đôi ADN.
ADN – mARN – protein – tính trạng
Bài 2: Phiên mã. Dịch mã
Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen
Bài 4: Đột biến gen
Lưu ý: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong các phân tử ADN, tARN, rARN và cả 3 quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã.
Cấp độ tế bào
- NST và đột biến cấu trúc NST
- Đột biến 
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Quy luật Menđen: Quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
Mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng. 
Quy luật tương tác gen và gen đa hiệu:
- Nhiều gen quy định 1 tính trạng, các gen PLĐL.
- Một gen quy định nhiều tính trạng
Quy luật Morgan: Liên kết gen - Hoán vị gen; Di truyền liên kết với giới tính.
Nhiều gen cùng nằm trên 1 cặp NST, mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
Di truyền ngoài nhân: đời con mang đặc điểm di truyền do gen ngoài nhân của mẹ quy định (Phân chia không đồng đều cho các tế bào con)
Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen: KH là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Bài tập:
CHƯƠNG I 
Bài: 1, 3, 6, 8 trang 64-65 SGK
CHƯƠNG II
Bài: 2, 6, 7 trang 66-67 SGK
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: Tổng kết, nhận xét ý thức và kết quả hoạt động của HS. Thông qua tiết học, HS tự bổ sung những phần kiến thức còn chưa nắm vững.
Nội dung: GV nhận xét tiết học, ý thức chuẩn bị bài tập của học sinh.
Sản phẩm: HS tiếp thu, rút kinh nghiệm trong các tiết học tiếp theo
Tổ chức thực hiện: 
Sau khi các nhóm báo cáo xong kết quả hoạt động, GV tổng kết, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về ý thức và kiến thức đạt được của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: HS có khái quát được các dạng bài tập, nắm được dấu hiệu để nhận biết các quy luật di truyền. 
Nội dung: GV yêu cầu HS chỉ ra những điểm chính của mỗi quy luật di truyền bằng mindmap
Sản phẩm: sản phẩm mindmap của HS.
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS chỉ ra những điểm chính của mỗi quy luật di truyền bằng mindmap
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân và vè mindmap vào vở
Bước 3: Báo cáo hoạt động
Đại diện 1 HS lên bảng trình bày bằng sơ đồ phấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
HS tự đánh giá, nhận xét cho nhau
GV chuẩn hoá cho HS.
(Phần vẽ mindmap có thể giao cho HS về nhà hoàn thiện, giờ sau GV kiểm tra vở của HS).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_18_bai_15_bai_tap_chuong_i_va_chuong_ii.doc