Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Tiết 42, Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975 - Lê Thị Hồng Hạnh

Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Tiết 42, Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975 - Lê Thị Hồng Hạnh

Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.

- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

2.1. Trình bày bài giảng:

- Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn

- Chữ đủ to, rõ.

- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.

- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.

2.2. Kĩ năng Multimedia:

- Có âm thanh

- Có video ghi giáo viên giảng bài.

- Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.

- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).

 

doc 18 trang Phước Dung 26/10/2024 90
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Tiết 42, Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975 - Lê Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh và Lê Thị Hạnh
- Giáo viên: bộ môn Lịch sử
- Điện thoại: 0978112030
- Email: lethihonghanh.c3vinhtuong@vinhphuc.edu.vn
- Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc
- Tên sản phẩm: Tiết 42 – Bài 23: khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 1973 – 1975)
- Tên môn (lĩnh vực): Lịch sử (lớp 12)
- Tên trường:Trường THPT Vĩnh Tường	
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhất là đối với ngành giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ tạo hứng thú mà còn giúp các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, tiếp cận công nghệ hiện đại qua đó hình thành những kĩ năng mới đáp ứng yêu cầu của những công dân trong thời kì hội nhập. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập rất đa dạng của người học, ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập. Học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu mà vẫn nắm được nội dung kiến thức của bài học.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh, tăng cường áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
Tóm lại việc sử dụng các phần mềm công nghệ để thiết kế bài giảng điện tử E – Learning là phù hợp với xu thế của thời đại, chủ trương của ngành và có tác dụng tích cực trong việc đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập cho xã hội.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng: 
- Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
- Chữ đủ to, rõ.
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
- Có âm thanh
- Có video ghi giáo viên giảng bài.
- Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
2.3. Yêu cầu về các câu hỏi của GV:
Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Các câu hỏi đa dạng về hình thức, ngoài ra còn cho phép người học chọn phương án trả lời nhiều lần (nếu trả lời sai) nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác, đáp ứng nhu cầu tìm tòi khám phá của học sinh.
2.4 Nội dung, Phương pháp sử dụng trong bài giảng
* Nội dung:
Bám sát chuẩn kiến thức sách giáo khoa Lịch sử lớp 12.
Ngoài ra bài giảng có tích hợp kiến thức liên môn. Cụ thể:
- Kiến thức GDCD lớp10 
- Kiến thức Địa lí lớp 12 
- Kiến thức Ngữ văn (phần thơ Tố Hữu)
- Âm nhạc. 
* Phương pháp
Để phù hợp với một bài giảng điện tử thực hiện trong điều kiện học tập gián tiếp, không có học sinh tương tác trực tiếp, trong bài giảng, tôi đã khai thác phương pháp dạy học đó là giảng giải, phân tích, kết hợp với phương pháp nêu vấn đề nhằm tạo hứng thú, thu hút sự tập trung suy nghĩ để giải quyết vấn đề của học sinh. 
Đặc biệt, để học sinh nắm được những nội dung lí thuyết vốn khô khan, trừu tượng tôi đã cố gắng khai thác tối đa hệ thống kênh hình trong khi phân tích giảng giải. 
Để tránh áp đặt kiến thức cho học sinh, nội dung bài học về cơ bản được trình bày theo lối quy nạp: đưa ví dụ, hình ảnh minh chứng để phân tích rồi rút ra kết luận. Từ đó giúp học sinh hiểu rõ bản chất vấn đề, tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên và thuyết phục.
3. Tóm tắt bài giảng
STT
Nội dung trình chiếu

Mục tiêu và ý tưởng thiết kế
Slide 1

- Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh
Slide 2


Video giáo viên giới thiệu, dẫn dắt vào nội dung bài học
Slide 3


Khái quát nội dung bài học, tiết học thông qua sơ đồ kiến thức

Slide 4

Dẫn dắt vào nội dung của tiết học
Slide 5

Tích hợp kiến thức địa lí, khẳng định vị trí quan trọng của Tây Nguyên và chủ trương đúng đắn của Đảng

Slide 6

 Vi deo giáo viên giới thiệu diễn biến chiến dịch Tây Nguyên
Slide 7

-Tóm tắt diễn biếnTây nguyên, và rút ra ý nghĩa của chiến dịch
Slide 8

Chủ trương của Đảng trong Chiếu dịch Huế - Đà nẵng
Slide 9

Video dẫn dắt vào Diễn biến chiến dịch Huế-Đà nẵng và phim tư liệu
Slide
10

 Rút ra ý nghĩa chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Slide 11

Dẫn dắt sang chiến dịch Hồ Chí Minh, 
Slide 12

nêu tầm quan trọng của vị trí Sài Gòn 
Slide 13

Chủ trương của Đảng
Slide
14

- Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh
Slide
15

Bảng niên biểu tóm tắt diễn biến chính và vài hình ảnh minh họa
Slide
16

Hình ảnh nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng chiến thắng và bài thơ của Tố Hữu về ngày miền Nam giải phóng.
Slide
17

Ý nghĩa chiến dịch hồ Chí Minh lịch sử
Slide
18

Dẫn dắt sang mục tiếp theo
Slide
19

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
Slide
20

Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cứu nước
Slide
21

Đánh giá của Đảng về cuộc kháng chiến
Slide
22

- Liên hệ trách nhiệm của bản thân
Slide
23

Bài tập củng cố số 1
Slide
24

Bài tập củng cố số 2
Slide
25

Bài tập củng cố số 3
Slide 26


Bài tập củng cố số 4
Slide 27

Kiểm tra kết quả bài làm học sinh
Slide 28

 Video giáo viên kết thúc bài học
Slide 29


III. KẾT LUẬN.
Kiến thức bộ môn Lịch sử nói chung và bài học này nói riêng, vốn rất trừu tượng, khó hiểu, nhưng nhờ việc ứng dụng công nghệ trong soạn giảng đã giúp học sinh tiếp cận nội dung kiến thức dễ dàng hơn, hiệu quả hơn kể cả trong điều kiện học từ xa, trực tuyến.
Với việc mở rộng hình thức học tập, cách học này đã tạo cho các em hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của người học. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Với tính chủ động, cơ động của bài giảng, người học có thể học bất cứ lúc nào phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái không tạo tâm lí bó buộc, gò ép tạo áp lực cho người học. Các câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. 
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Với tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, ít kinh nghiệm, chắc chắn bài giảng vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ của đồng nghiệp!
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, tháng 11 năm 2016
 Người thực hiện
	 Lê Thị Hồng Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_lich_su_lop_12_tiet_42_bai_23_khoi_phu.doc