Bài giảng Lịch sử 12 - Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Bài giảng Lịch sử 12 - Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

- Giai đoạn 1945 - 1954, phong trào bùng nổ ở Bắc Phi, nhiều nước giành được độc lập: Ai Cập (1952), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956),.

- Giai đoạn 1954 – 1960, phong trào lan rộng khắp châu Phi. Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, được gọi là “Năm Châu Phi”.

- Giai đoạn 1960 - 1975, hai nước cộng hòa Môdămbich và Ăngola tuyên bố độc lập, đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.

- Giai đoạn 1975 – những năm 90: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh , tiêu biểu phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi giành thắng lợi

 

ppt 47 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 12 - Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 
 BÀI 5 
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 
CÁC NƯỚC CHÂU PHI 
 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập 
 2. Tình hình kinh tế - xã hội: đọc sgk 
CÁC NƯỚC MĨ LA TINH 
 1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập 
 2. Tình hình kinh tế - xã hội: đọc sgk 
 Diện tích: 30,3 triệu km 2 , gồm 54 nước. 
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 
I. CHÂU PHI 
Khoảng 800 triệu người (2000), 
hiện nay khoảng 1,1 tỉ người 
GIÀU TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN 
Văn minh Ai Cập cổ đại 
Đói nghèo 
Thực dân xâm lược 
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 
CHÂU PHI 
 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập 
Thập niên 50: phong trào phát triển mạnh, mở đầu là thắng lợi của Ai Cập và Li Bi (1952) 
I 
Năm 1960 được ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước giành độc lập. 
Năm 1975, thắng lợi của Môzămbich và Ănggôla đã lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha 
Năm 1980, nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời. Năm 1990, Cộng hòa Namibia thành lập. Đã đánh dấu thắng lợi trong cuộc chiến chống chế độ Apacthai. 
Năm 1993, tại Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ Apacthai 
SÁT 
MALI 
NIGIEERIA 
CAMƠRUN 
CÔNGGÔ 
XÔMALI 
BỐTXOANA 
CỐTĐIVOA 
XÊNÊGAN 
MAĐAGAXCA 
Tháng 4/1994, cuộc bầu cử đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành. Kết quả N.Manđêla trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi. 
Ông Nen-xơn Man-đê-la và vợ Uyn-ni chào người dân năm 1990, vào ngày ông được thả tự do 
sau 27 năm bị cầm tù. 
Nelson Mandela; sinh 1919 
Năm 1944, giữ chữ Tổng thư kí Đại hội Dân tộc Phi (ANC). 
Năm 1964 ông bị bắt giam kết án tù chung thân. 
Năm 1990 sau 27 năm bị giam giữ, trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước, chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông. 
Năm 1991 ông được bầu làm Chủ tịch Đại hội Dân tộc châu Phi ANC. 
Từ năm 1993-1999 Manđêla làm tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi. 
Năm 1993 nhận Giải thưởng Nôben về hoà bình. Manđêla được ngưỡng mộ như người anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc. 
Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1993 . 
- Giai đoạn 1945 - 1954, phong trào bùng nổ ở Bắc Phi, nhiều nước giành được độc lập: Ai Cập (1952), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956),... 
- Giai đoạn 1954 – 1960, phong trào lan rộng khắp châu Phi. Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, được gọi là “ Năm Châu Phi” . 
- Giai đoạn 1960 - 1975, hai nước cộng hòa Môdămbich và Ăngola tuyên bố độc lập, đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. 
- Giai đoạn 1975 – những năm 90: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh , tiêu biểu p hong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi giành thắng lợi 
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 
CHÂU PHI 
 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập 
 2. Tình hình kinh tế - xã hội: đọc sgk 
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 
CÁC NƯỚC CHÂU PHI 
 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập 
 2. Tình hình kinh tế - xã hội: đọc sgk 
CÁC NƯỚC MĨ LA TINH 
Diện tích trên 20,5 triệu km2 
Dân số 517 triệu người (2000) 
 Gồm 33 quốc gia 
 DT: 20,5 tr km 2 
 DS: 517 triệu người (2000) 
 Giàu nông - lâm sản và khoáng sản 
% so với thế giới 
Chuối: 	95% 
Cà phê: 	80% 
Đường: 	42% 
Nitrat: 	95% 
Bạc: 	45% 
Vàng: 	22% 
Dầu mỏ: 	16% 
Tài nguyên phong phú 
- II CÁC NƯỚC MĨ LA TINH 
 1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập 
- Đầu thế kỉ XIX giành độc lập từ thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 
- Sau CTTG II Mĩ biến thành “sân sau” và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. 
- Tháng 3-1952 Ba-tix-ta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba. 
- Ngày 26-7-1953 Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy 135 thanh niên yêu nước tấn công vào trại lính Môn-ca-đa. 
- Ngày 1-1-1959 nước CH Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu. 
Batixta và Trại lính Môncađa - hiện thân của chế độ 
độc tài thân Mĩ ở CuBa 
Phiđen Cátxtơrô 
 Fidel Castro sinh 1927, tại thị trấn Mayari, phía bắc tỉnh Ôrientê; Xuất thân trong một gia đình điền chủ. 
 Năm 1945, học luật ở Trường Đại học La Habana, tham gia phong trào chống Mĩ ở Côlômbia (1948); năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học. 
 Ngày 26.7.1953, đứng đầu nhóm chiến sĩ yêu nước tấn công trại lính Môncađa. 
Phi đen và 81 chiến sĩ vượt biển về nước chống chế độ Batixta 
Tàu Granma 
Phiđen và những ngày hoạt động như một du kích quân trong vùng rừng núi Sierra Maestra 
Phiđen đang diễn thuyết sau chiến thắng của cuộc cách mạng Cuba vào đúng ngày đầu năm mới 1959, sau khi lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista. 
II. Các nước Mi la tinh 
1. Những nét chính về quá trình giành và bảo vệ độc lập 
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Cuba, trong thập kỉ 60-70 của thế kỉ XX phong trào chống Mỹ và chế độ độc tài diễn ra sôi nổi ở nhiều nước như ở Panama, Venezuela, Goatemala, Peru, Nicaragoa, Chile 
- Kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc được thiết lập 
Panama 
Guatemala 
Nicaragua 
Mexico 
* PANAMA (1964 -1999). 
* 13 Quôc gia vùng biển Caribe (1983) 
Bài tập 1 : Hãy đ iền những nội dung thích hợp vào chỗ (.......) trong các câu sau : 
Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập tháng...................................., đến năm 2002 đổi thành ................................................. 
2. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và........................trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. 
3. Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài....................sụp đổ, nước............................ ra đời do Phi-đen Cát xtơ rô đứng đầu. 
Th á ng 5-1963 
Li ê n minh ch â u Phi (AU) 
Ăng-g ô -la 
Ba-tix-ta 
Cộng h ò a Cu-ba 
S o sánh phong trào GPDT ở châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau CTTG II. 
Nội dung so sánh 
Châu Phi 
Khu vực Mĩ Latinh 
Thời gian giành độc lập 
Lãnh đạo 
Mục tiêu đấu tranh 
Phương pháp đấu tranh 
Kết quả 
Bài tập 2: S o sánh phong trào GPDT ở châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau CTTG II. 
Nội dung 
Châu Phi 
Khu vực Mĩ Latinh 
Thời gian độc lập 
1975 
1983 
Lãnh đạo 
Tư sản dân tộc 
Vô sản và tư sản 
Mục tiêu 
Chống thực dân 
Chống độc tài thân mĩ 
Phương pháp 
Chủ yếu chính trị và thương lượng 
Nhiều hình thức: Bãi công, nổi dậy chủ yếu vũ trang 
Kết quả 
Lật đổ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân hệ thống thuộc địa các nước nước đế quốc tan rã.... 
Cuối những năm 80 c hính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập 
Bài tập 3: khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau đây: 
Câu 1: Khu vực đầu tiên bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi là 
 A. Bắc Phi.	 B. Nam Phi 
 C. Tây Phi. D. Đông Phi. 
Câu 2. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc châu Phi? 
A. Mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi. 
B. Mở đầu “Năm châu Phi” 
C. Đánh dấu sự sụp đổ của CNTD cũ. 
D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. 
 Câu 3. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì 
A. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. 
B. đánh đấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. 
C. mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
D. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apácthai. 
Câu 4. Sau thắng lợi của nhân dân của nước nào chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã? 
 A. Môdămbích- Ănggôla. B. Tuynidi- Marốc. 
 C. Angiêri- Ai Cập.	 D. Gana- Ghinê. 
 Câu 5. Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đánh dấu sự kiện gì? 
A. Sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi. 
B. Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi. 
C. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai. 
D. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. 
Câu 6. Ngày 1/1/1959 ở Cu ba diễn ra sự kiện nào? 
A. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập. 	 
B. Nhân dân Cu ba tấn công vào trại lính Môncađa. 
C. Chế độ độc tài Batixta sụp đổ. 	 
D. Nước cộng hoà Cuba ra đời. 
Câu 7. Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy” vì 
A. Cách mạng Cuba thắng lợi. 
B. Mĩ biến Mĩ Latinh thành sân sau. 
C. Mĩ thành lập Liên minh vì tiến bộ. 
D. Bùng nổ phong trào đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ. 
Câu 8. Quốc gia nào là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh? 
 A. Haiti. 	B. Cuba.	 C. Áchentina. D. Mêxicô. 
Câu 9. Sự sụp đổ của chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh là 
A. sự thất bại của Mĩ trong việc biến Mĩ Latinh thành sân sau. 
B. sự thắng lợi của các Đảng Cộng sản. 
C. đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong Chiến tranh lạnh. 
D. sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. 
Câu 10. Thắng lợi của cách mạng Cu ba đã tác động như thế nào trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ la tinh? 
A.Lôi kéo nhiều tầng lớp nhân dân tham gia 	 
B.Phong trào diễn ra liên tục hơn 
C.Phong trào diễn ra sôi nổi hơn 
D.Các phong trào diễn ra sôi nổi ,quyết liệt ,mạnh mẽ hơn 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_12_bai_5_cac_nuoc_chau_phi_va_mi_latinh.ppt