Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1954-1975) - Vũ Thế Mạnh

Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1954-1975) - Vũ Thế Mạnh

2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Cung cấp cho người học nội dung cơ bản của bài học theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Người học tiếp cận và lĩnh hội kiến thức qua nhiều kênh thông tin phong phú, bằng các cách thức khác nhau.

- Giúp người học có thể có thể chủ động về không gian, thời gian học tập.

- Tăng khả năng tương tác giữa người học với bài giảng.

 3. Hình thức, nội dung của bài giảng:

- Bảo đảm khoa học, logic về cấu trúc nội dung bám sát theo chương trình SGK và Chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử (ban cơ bản) lớp 12 của Bộ GD&ĐT.

- Thiết kế bài giảng khoa học bảo đảm thẩm mỹ về: màu sắc, phông chữ, bố cục các slide, hiệu ứng, âm thanh, video minh họa, lược đồ vv. Bài giảng được xuất bản theo đúng yêu cầu của cuộc thi.

- Bảo đảm tính tương tác của người học với bài giảng.

 

docx 11 trang Phước Dung 26/10/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1954-1975) - Vũ Thế Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUỸ LAWRENCE S.TING

Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
----------------------------------------
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN.
- Tác giả: Vũ Thế Mạnh	
- Điện thoại: 0978 676 148
- Email: vuthemanh@thptlng4.edu.vn
- Huyện, Tỉnh: Lục Ngạn – Bắc Giang
- Tên sản phẩm: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1954 – 1975).
- Môn học: Lịch sử, lớp 12 THPT chương trình cơ bản.
- Trường: Trường THPT Lục Ngạn số 4 – Lục Ngạn – Bắc Giang	
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do dự thi và chọn phần mềm
Dạy học trực tuyến đang là một xu thế phổ biến trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển. Hình thức này có nhiều ưu điểm nổi bật như: tính chủ động về mặt thời gian, phong phú về tư liệu học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu qua đó nắm được nội kiến thức qua nhiều kênh thông tin.
Thực tế qua kiểm nghiệm một số tiết học trong trường phổ thông, tôi thấy đa phần học sinh hứng thú với hình thức học trực tuyến, hiệu quả học tập được nâng cao hơn so với các hình thức học thông thường.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập hiện nay, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong đó có cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng để thiết kế bài giảng điện tử như: Ispring, Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Qua tìm hiểu một số phần mềm để thiết kế giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi chọn phần mềm Ispring Suite 8.1.0 vì nó đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của Bộ GD&ĐT về chuẩn CNTT và có khả năng tương tác cao với người học.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Cung cấp cho người học nội dung cơ bản của bài học theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo. 
- Người học tiếp cận và lĩnh hội kiến thức qua nhiều kênh thông tin phong phú, bằng các cách thức khác nhau.
- Giúp người học có thể có thể chủ động về không gian, thời gian học tập. 
- Tăng khả năng tương tác giữa người học với bài giảng.
 3. Hình thức, nội dung của bài giảng: 
- Bảo đảm khoa học, logic về cấu trúc nội dung bám sát theo chương trình SGK và Chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử (ban cơ bản) lớp 12 của Bộ GD&ĐT.
- Thiết kế bài giảng khoa học bảo đảm thẩm mỹ về: màu sắc, phông chữ, bố cục các slide, hiệu ứng, âm thanh, video minh họa, lược đồ vv. Bài giảng được xuất bản theo đúng yêu cầu của cuộc thi.
- Bảo đảm tính tương tác của người học với bài giảng.
4. Tóm tắt bài giảng:
STT
Nội dung SLIDE
Mục tiêu – Ý tưởng
Slide 1

- Mục tiêu: Giúp người học nắm được những thông tin liên quan đến tên cuộc thi, giáo viên, tên bài giảng 
- Ý tưởng: Trình chiếu kết hợp với nhạc nền.
Slide 2

- Mục tiêu: Cung cấp cho người học thông tin tiêu đề bài học mới.
Slide 3

- Mục tiêu: Giới thiệu khái quát cho người học mục tiêu cần đạt được qua bài học như: Kiến thức, kỹ năng, tư tưởng.
- Ý tưởng: Trình chiếu và thuyết minh.
Slide 4

- Mục tiêu: Cung cấp cho người học cấu trúc cơ bản của bài học, trọng tâm bài học.
- Ý tưởng: Trình chiếu và thuyết minh.
Slide 5

- Mục tiêu: Khái quát cho người học những vấn đề cơ bản của tình hình miền Bắc sau hiệp định Pari năm 1973. 
- Ý tưởng: Thuyết minh kết hợp cung cấp hình minh họa.
Slide 6

- Mục tiêu: Giúp người học nắm được những vấn đề cơ bản của tình hình miền Nam sau năm 1973. 
- Ý tưởng: Thuyết minh kết hợp cung cấp hình minh họa.
Slide 7

- Mục tiêu: Người học biết khai thác nội dung của slide để nắm được những nét chính về nghị quyết 21 và chiến thắng Phước Long, ý nghĩa của chiến thắng Phước Long.
- Ý tưởng: Kết hợp thuyết minh, lược đồ minh họa.
Slide 8

- Mục tiêu: Giúp người học khai thác được video, tranh ảnh để nắm được hoàn cảnh lịch sử, nội dung của kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị trung ương Đảng.
- Ý tưởng: Kết hợp thuyết minh, video, lược đồ minh họa.
Slide 9

- Mục tiêu: Cung cấp cho người học khái quát nội dung cần nắm của đề mục III. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Ý tưởng: Thuyết minh, gợi mở vấn đề.
Slide 10

- Mục tiêu: Người học biết khai thác video, lược đồ để nắm được diễn biến chính của chiến dịch Tây Nguyên và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên.
- Ý tưởng: Kết hợp video minh họa, lược đồ diễn biến và kênh chữ.
Slide 11,12

- Mục tiêu: Cung cấp cho người học diễn biến chính của chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Ý tưởng: Kết hợp video minh họa, lược đồ diễn biến và kênh chữ.
Slide 13

- Mục tiêu: Giúp người học khai thác được tư liệu để nắm được chủ trương kế hoạch giải phóng Sài Gòn – Gia Định
- Ý tưởng: Kết hợp video minh họa, kênh chữ.
Slide 14,15

- Mục tiêu: Giúp người học khai thác được tư liệu để nắm được diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Ý tưởng: Kết hợp video minh họa, lược đồ diễn biến và kênh chữ.
Slide 16,17,18,19,20, 21, 22

- Mục tiêu: Qua tư liệu tham khảo giúp người học hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ý tưởng: Kết hợp thuyết minh, phân tích và tư liệu liên hệ cho nội dung cơ bản bài học.
Slide 23

- Mục tiêu: Giúp người học hệ thống lại những nội dung cơ bản của bài học
- Ý tưởng: Thuyết minh
Slide 24

- Mục tiêu: Giúp người học tương tác qua các bài học trắc nghiệm phong phú để củng cố kiến thức của bài.
- Ý tưởng: Thiết kế các bài tập trong Quiz để người học hoàn thiện.
Slide 25

- Mục tiêu: Giúp người học nắm được những tài liệu tham khảo cơ bản trong quá trình xây dựng bài Elearning.
- Ý tưởng: Trình chiếu.
III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh của bài giảng E- Learning. Trong bài giảng tôi đã cố gắng khai thác nội dung, phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào bài giảng. 
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và kĩ thuật công nghệ thông tin để có thể xây dựng một bài giảng Elearning có chất lượng phục vụ cho hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông.
	Bắc Giang, tháng 10 năm 2016
	 Giáo viên
Vũ Thế Mạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_lich_su_lop_12_bai_23_khoi_phuc_va_pha.docx