Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Sự ăn mòn kim loại - Sử Minh Trí

Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Sự ăn mòn kim loại - Sử Minh Trí

Hình ảnh, âm nhạc liên quan đến con tàu Titanic.

GV đặt vấn đề: vì sao con tàu bị phá hủy.

Tóm tắt nội dung và mục tiêu bài học

Câu hỏi tương tác

Học sinh phải trả lời đứng câu hỏi để tiếp tục bài học.

Khái niệm ăn mòn hóa học, có tiếng.

 

docx 7 trang Phước Dung 26/10/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Sự ăn mòn kim loại - Sử Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING
	BÀI GIẢNG: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI	
MÔN HÓA HỌC 12
I. Thông tin cá nhân.
- Họ và tên : Sử Minh Trí.
- Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi.
- Bài giảng: Sự ăn mòn kim loại 
II. Phần thuyết minh
Lý do chọn chủ đề.
Bài “Sự ăn mòn kim loại” thuộc chương trình hóa học 12 có những nội dung rất quan trọng đó là hiểu rõ bản chất của mỗi dạng ăn mòn kim loại, biết điều kiện để xảy ra mỗi dạng ăn mòn từ đó biết cách vận dụng vào thực tiễn sử dụng kim loại một cách hợp lý. Để giảng dạy hiệu quả nội dung này thì phải tổ chức các thí nghiệm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi tổ chức các thí nghiệm trực tiếp trên lớp thì bên cạnh những ưu điểm thì cũng có những hạn chế nhất định như không thể dừng thí nghiệm để nhận xét, không thể làm một thí nghiệm quá nhiều lần, cũng không thể tiến hành nhiều thí nghiệm trong một tiết học. 
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy nếu biên tập các thí nghiệm dưới dạng phim thì sẽ giúp việc tổ chức tiết dạy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ví dụ có thể chèn hình ảnh, ghi chú, lời nhắc trong clip thí nghiệm sẽ giúp học sinh tập trung hơn trong khi nghiên cứu bài học.
Với lợi thế của công nghệ thông tin, giáo viên có thể xây dựng bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn. Các ví dụ trở nên sinh động, gần gũi hơn với học sinh. Như trong bài giảng này tôi có thể cung cấp cho học sinh một số kĩ năng làm pin tự chế, làm sạch dao kéo bị gỉ sét chắc chắn học sinh sẽ học tập một cách chủ động hơn và các em sẽ vận dụng được kiến thức của bài học vào thực tế sản xuất một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, với việc soạn các câu hỏi tương tác, các câu hỏi trắc nghiệm trong bài cũng giúp học sinh nắm kiến thức chủ động hơn.
Mục tiêu
Bài giảng phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Học sinh hứng thú, chủ động hơn trong học tập.
Thiết kế giao diện bài giảng thân thiện, dễ sử dụng, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.
Bài giảng có tính tương tác cao, học sinh phải đảm bảo nắm rõ kiến thức cũ để vận dụng vào bài học thông qua việ trả lới các câu hỏi tương tác.
Số lượng câu hỏi đủ để kiểm tra kiến thức học sinh với nhiều mức độ và phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan.
Các phần mềm đã sử dụng
Để đáp ứng tính tương tác, trong bài giảng này tôi sự dụng phần mềm presenter 10 trên nền powerpoint 2010.
Để xử lý hình ảnh, clip, âm thanh tôi sử dụng phần mềm biên tập phim camtasia studio 8.
Tóm tắt nội dung
Bài giảng được thiết kế với 41 slide (cả các slide chứa câu hỏi tương tác và câu hỏi đánh giá)
Một số slide trong bài giảng
Slide
Nội dung
Chú thích
1


Trang bìa ghi thông tin của giáo viên soạn giảng
2

Hình ảnh, âm nhạc liên quan đến con tàu Titanic.
GV đặt vấn đề: vì sao con tàu bị phá hủy.
3

Tóm tắt nội dung và mục tiêu bài học
4

Câu hỏi tương tác
Học sinh phải trả lời đứng câu hỏi để tiếp tục bài học.

5

Khái niệm ăn mòn hóa học, có tiếng.
6

Kiểm tra kiến thức cũ để học sinh nắm rõ hơn về các dạng ăn mòn.
8

Câu hỏi tương tác sau khi học sinh xem thí nghiệm 1
9

Phần giải thích hiện tượng thí nghiệm 1 (có phim, có lời giảng của giáo viên, có minh họa)
11

Câu hỏi củng cố dạng ăn mòn hóa học.
12

Clip tạo lửa từ quả chanh, đặt vấn đề giảng dạy phần ăn mòn điện hóa. Kích thích sự sáng tạo cho học sinh.
14

Câu hỏi tương tác sau khi học sinh xem thí nghiệm 2.
16

Giải thích hiện tượng ăn mòn điện hóa, có âm thanh hình ảnh minh họa.
17

Các thí nghiệm tìm hiểu điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa
(các thí nghiệm ngắn)
18

Câu hỏi tương tác sau khi xem các thí nghiệm tìm hiểu điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa.
19

Học sinh tự đưa ra điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa.
23

Bảng so sánh hai dạng ăn mòn, có tiếng
26

Nội dung phương pháp điện hóa, có hình minh họa.
27

Nhóm 10 câu hỏi kiểm tra kết thúc bài học.
Có phần tổng hợp đánh giá sau khi hoàn thành xong, học sinh có thể xem lại đáp án để sửa sai.


Nội dung của clip là hướng dẫn làm sạch dao kéo bị gỉ sét (Học sinh tham khảo thêm).
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bài giảng này là tự bản thân tôi xây dựng, có tham khảo một số tài liệu của các đồng nghiệp và một số hình ảnh, clip trên các trang mạng: youtube, baigiang.violet 
Tôi chân thành cảm ơn!
Ngọc Hồi, ngày 07 tháng 11 năm 2016
 Tác giả
 Sử Minh Trí

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_hoa_hoc_lop_12_su_an_mon_kim_loai_su_m.docx