Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 12 - Điều chế kim loại - Trịnh Thị Duyên
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng bài giảng e-Learning:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Giới thiệu về các phương pháp điều chế kim loại trên lý thuyết và trong thực tiễn.
3. Trình bày bài giảng:
- Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn.
- Chữ đủ to, rõ.
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
4. Kĩ năng Multimedia:
- Có âm thanh.
- Có video ghi giáo viên giảng bài.
- Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, HTML5, AICC có thể online hay offline, đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
5. Nội dung câu hỏi:
Nội dung câu hỏi mang tính hướng dẫn, gợi mở, tạo ra sự tương tác với người học.
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên: TRỊNH THỊ DUYÊN Email: trinhduyen.c3phamcongbinh@vinhphuc.edu.vn Số điện thoại: 01654.582.675 Đơn vị: Trường THPT Phạm Công Bình Địa chỉ: Yên Lạc, Vĩnh Phúc Tên bài giảng: Điều chế kim loại (Chương trình Hóa học, lớp 12) II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn phần mềm Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Nhu cầu học tập không chỉ dừng lại ở trên lớp học theo một thời khóa biểu cố định mà còn là nhu cầu học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Hình thức học trực tuyến đang là một hình thức mới, được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức. Người học tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài học một cách hiệu quả. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Articulate Presenter, Adobe captivate, Adobe presenter, Adobe Authorware, iSpring, MS producer, Raptivity...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về e-Learning là SCORM, HTML5, AICC..v.v. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation) và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng bài giảng e-Learning: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. - Giới thiệu về các phương pháp điều chế kim loại trên lý thuyết và trong thực tiễn. 3. Trình bày bài giảng: - Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn. - Chữ đủ to, rõ. - Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. 4. Kĩ năng Multimedia: - Có âm thanh. - Có video ghi giáo viên giảng bài. - Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. - Công nghệ: Chuẩn SCORM, HTML5, AICC có thể online hay offline, đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 5. Nội dung câu hỏi: Nội dung câu hỏi mang tính hướng dẫn, gợi mở, tạo ra sự tương tác với người học. III. TÓM TẮT BÀI GIẢNG STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Trang bìa Giới thiệu thông tin về bài giảng, tác giả, địa chỉ liên hệ. Slide 2: Video giới thiệu bài giảng Giới thiệu về tên bài giảng. Slide 3: Mục tiêu bài học Giới thiệu về mục tiêu bài học hướng tới: các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần hình thành ở người học. Slide 4: Nhắc lại kiến thức Nhắc lại kiến thức về một số phản ứng đã học để học sinh liên hệ với nội dung bài học, kim loại được điều chế bằng nhiều cách khác nhau. Slide 5: Đáp án Đáp án phần nhắc lại kiến thức. Slide 6: Nội dung bài học Giới thiệu các nội dung chính của bài học. Slide 7: Giới thiệu một số loại quặng Giới thiệu hình ảnh một số loại quặng chứa kim loại trong tự nhiên dẫn dắt vào phần nguyên tắc điều chế kim loại. Slide 8: Nguyên tắc điều chế kim loại Giới thiệu nguyên tắc chung để điều chế kim loại. Slide 9: Các phương pháp điều chế kim loại Giới thiệu các phương pháp điều chế kim loại. Slide 10: Phương pháp nhiệt luyện Giới thiệu cơ sở của phương pháp nhiệt luyện và phạm vi sử dụng của phương pháp. Slide 11: Một số ví dụ cụ thể Giới thiệu cách điều chế của một số chất cụ thể Slide 12: Tóm tắt phương pháp nhiệt luyện Tóm tắt phương pháp nhiệt luyện Slide 13: Hiệu ứng nhà kính Chèn hình ảnh giới thiệu về khí CO2 và hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Slide 14: Mưa axit Chèn hình ảnh giới thiệu về khí SO2 và hiện tượng mưa axit. Slide 15: Vụ xả thải của công ty Formosa (Hà Tĩnh) Chèn hình ảnh giới thiệu về vụ xả nước thải ra biển và chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh của công ty Formosa. Slide 16: Hậu quả của vụ xả thải của công ty Formosa (Hà Tĩnh) Chèn hình ảnh giới thiệu về hậu quả vụ xả nước thải ra biển của công ty Formosa. Slide 17: Phương pháp thủy luyện Giới thiệu cơ sở của phương pháp thủy luyện và phạm vi sử dụng của phương pháp. Slide 18: Video minh họa điều chế đồng Chèn video minh họa điều chế đồng bằng phương pháp thủy luyện. Slide 19: Video minh họa điều chế bạc Chèn video minh họa điều chế bạc bằng phương pháp thủy luyện. Slide 20: Tóm tắt phương pháp thủy luyện Tóm tắt phương pháp thủy luyện Slide 21: Phương pháp điện phân Giới thiệu cơ sở của phương pháp điện phân và phạm vi sử dụng của phương pháp. Slide 22: Điện phân hợp chất nóng chảy Giới thiệu về phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy và phạm vi sử dụng của phương pháp, sơ đồ điện phân tổng quát. Slide 23: Sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy Sử dụng hiệu ứng trình bày sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy. Slide 24: VD1 Sử dụng hiệu ứng trình bày sơ đồ và phương trình điện phân nóng chảy NaCl. Slide 25: VD2 Sử dụng hiệu ứng trình bày sơ đồ và phương trình điện phân nóng chảy Al2O3. Slide 26: Điện phân dung dịch Giới thiệu về phạm vi sử dụng của phương pháp điện phân dung dịch, sơ đồ điện phân tổng quát. Slide 27: Sơ đồ điều chế Cu Sử dụng hiệu ứng, thuyết minh, âm thanh, hình ảnh trình bày sơ đồ điều chế Cu bằng phương pháp điện phân dung dịch CuSO4. Slide 28: Ví dụ 1 Sử dụng hiệu ứng trình bày sơ đồ và phương trình điện phân dung dịch CuSO4. Slide 29: Ví dụ 2 Sử dụng hiệu ứng trình bày sơ đồ và phương trình điện phân dung dịch CuCl2. Slide 30: Khái quát Sử dụng hiệu ứng, thuyết minh, âm thanh khái quát về các phương pháp điều chế kim loại. Slide 31: Tính lượng chất thu được ở các điện cực Sử dụng hiệu ứng, thuyết minh, âm thanh giới thiệu về công thức tính lượng chất thu được ở các điện cực. Slide 32: Bài toán ví dụ Sử dụng hiệu ứng, thuyết minh, âm thanh hướng dẫn áp dụng công thức tính lượng chất thu được ở các điện cực để làm bài toán ví dụ. Slide 33: Thư giãn Chèn video thư giãn nói về “Hiện tượng ô nhiễm môi trường biển ở miên trung” do nhà máy Fomonsa gây ra. Slide 34: Bài kiểm tra kiến thức Slide 35: Câu hỏi 1 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 36: Câu hỏi 2 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 37: Câu hỏi 3 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 38: Câu hỏi 4 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 39: Câu hỏi 5 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 40: Câu hỏi 6 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 41: Câu hỏi 7 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 42: Câu hỏi 8 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 43: Câu hỏi 9 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 44: Câu hỏi 10 Câu hỏi tương tác với người học. Slide 45: Kết quả kiểm tra kiến thức Kết quả kiểm tra kiến thức. Slide 46: Kết thúc bài học Slide 47: Tài liệu tham khảo Giới thiệu về tài liệu tham khảo. IV. KẾT LUẬN. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp học như: giảng giải, trực quan, phân tích... Qua cách học này, người học sẽ hứng thú, nắm bắt kiến thức dễ dàng, có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các hình ảnh sinh động, âm thanh và thuyết minh sâu lắng, cùng với việc thực hiện trả lời các câu hỏi tương tác giúp người học tư duy và ghi nhớ. Đồng thời, bài giảng hướng cho người học sự tìm tòi và khai thác nội dung bài giảng. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Yên Lạc, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Người thực hiện Trịnh Thị Duyên
Tài liệu đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_hoa_hoc_lop_12_dieu_che_kim_loai_trinh.doc