Tài liệu ôn thi kì thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh - Công phá Tiếng Anh 3

Tài liệu ôn thi kì thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh - Công phá Tiếng Anh 3

emissions depend on which cars are preferred by customers and how they are driven. Many people buy larger cars than they need for daily purposes or waste fuel by driving aggressively. Besides, global car use is increasing at a faster rate than the improvement in emissions and fuel efficiency which technology is now making possible. 6. Some argue that the only long-term solution is to design cities and neighbourhoods so that car journeys are not necessary all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. Not Only would this save energy and cut carbon dioxide emissions, it would also enhance the quality of community life, putting the emphasis on people instead of cars. Good local government is already bringing this about in some places. But few democratic communities are blessed with the vision and the capital to make such profound changes in modern lifestyles.

 H. A more likely scenario seems to be a combination of mass transit systems for travel into and around cities, with small 'low emission' cars for urban use and larger hybrid or lean bum cars for use elsewhere. Electronically tolled highways might be used to ensure that drivers pay charges geared to actual road use. Better integration of transport systems is also highly desirable and made more feasible by modern computers. But these are solutions for countries which can afford them. ln most developing countries, old cars and old technologies

docx 32 trang phuongtran 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi kì thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh - Công phá Tiếng Anh 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỖ THỊ MAI CHI – BÙI ANH TOÀN – PHẠM THỊ NGỌC ANH – ĐINH THỊ HOA SEN – LƯƠNG VĂN THÙY
CÔNG PHÁ TIẾNG ANH 3
CUỐN SÁCH GIÚP EM TỰ TIN HƠN TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA
GIẢI THÍCH CHI TIẾT
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LỜI NÓI ĐẦU
ĐỘT PHÁ TIẾNG ANH GIÚP GÌ CHO BẠN?
	Quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh đang cảm trên tay cuốn CÔNG PHÁ TIẾNG ANH 3. Đây là cuốn thứ ba trong bộ sách gốm ba cuốn do Lovebook phát hành nhằm giúp các em học sinh chính phục toàn bộ kiên thức tiếng Anh học từ lớp 10 đến lớp 12, từ đó “công phá” thành công kì thi THPT Quốc gia.
	Kì thi THPT Quốc gia đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới cách thức tố chức từ năm 2017. và số được duy trì ổn định trong nhiêu năm tiếp theo. Với cách thức tố chức mới này, học sinh sẽ làm bài thi môn tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đề thi gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 60 phút. Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.
	Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo các em học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh về một bộ sách hệ thống toàn kiến thức tiếng Anh cần thiết cho kì thi THPT quốc gia nói riêng và tất cả các kì thi tiếng Anh ở khối THPT lẫn THCS, đội ngũ tác giả Lovebook đã biên soạn bộ Công Phá Anh (gồm 3 tập). Cụ thế:
	Công Phá Anh 1: Hệ thống toàn bộ Ngữ Pháp Tiếng Anh cần thiết nhất trong chương trình THCS lẫn THPT và các dạng bài tập phát sinh từ Ngữ Pháp ví dụ như tìm lỗi sai, viết lại câu, nối câu, điền từ Vậy nên, các em học sinh từ lớp 8, 9 hoàn toàn có thế sử dụng cuốn Công Phá Anh 1 để ôn luyện cho các kì thi HSG và kì thi vào lớp 10. Ngoài hệ thống 21 chủ đề ngữ pháp cô đọng, chúng tôi còn bổ sung phần phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia chính thức của BGD từ năm 2017 cho tới năm 2021 dựa trên cơ sở các chủ đề ngữ pháp được đề cập ở đầu sách. Gần cuối sách là hệ thống 30 đề ôn tập tống hợp các chủ đề, dạng bài có trong sách kèm theo đáp án chi tiết. Cuối cùng là phần “Glossary”. Toàn bộ hệ thống từ vựng quan trọng xuất hiện trong sách đều được thống kê cụ thể theo trình tự để quý độc giả tiện tra cứu và khác sâu thêm từ vựng.
	Công Phá Anh 2: Hệ thống lại toàn bộ các dạng bài tập xoay quanh từ, cụm từ tiếng Anh ở hai khối lớp 11 và 12. Các chủ đề chính được chúng tôi đề cập trong sách như sau: Phát âm & Trọng âm, Điền từ vào đoạn văn, Từ vựng và kết hợp tít. Riêng phần từ vựng, chúng tôi phân định rõ theo từng lớp, từng Unit trong SGK để các em trên lớp tiện theo dõi và sát với xu hướng ra đề THPT quốc gia của BGD trong những năm tới. Cũng giống như Công Phá Anh 1, ở cuối sách Công Phá Anh 2, chúng tôi cũng bổ sung 10 đề ôn tập kèm đáp án chi tiết để các em học sinh củng cố thật chắc nội dung kiến thức trong sách. Không chỉ mong muốn các em sẽ vững vàng hơn vơi các dạng bài tập có trong đề thi THPT quốc gia, chúng tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng vốn từ vựng của các em sẽ trở nên phong phú và chắc chắn hơn rất nhiều sau khi đọc xong Công Phá Anh 2.
	Công Phá Anh 3: Hệ thống lại toàn bộ các bài đọc hiểu điển hình nhất, chủ đề thường xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia chính thức của ESO trong những năm gần đây. Ở cuốn thứ 3, chúng tôi chia dạng đọc hiểu thành 2 phân riêng biệt: Phần bài 7 câu và phần bài 8 câu. Tất cả bao gồm 125 bài đọc được trình bày chi tiết, cụ thế, cung cấp cho các em đầy đủ những thủ thuật, từ vựng cần thiết để có thể học tốt chuyên đề đọc hiểu trong các kì thi THPT quốc gia nói riêng và các kì thi tiếng Anh nói chung. Cũng giống như cuốn Công Phá Anh 1, phần cuối sách chúng tôi cũng biên tập thêm phần 'Glossary' để quý độc giả tiện tra cứu, theo dõi.
	Ngoài ra, chúng tôi cũng bố sung thêm rất nhiều tài liệu, đề thi đi kèm sách bộ sách trong suốt quá trình sử dụng sách. Quý thầy cô và các em sau khi nhận được sách vui lòng khai báo sách chính hãng theo hướng dân tại địa chỉ website: 
	Với lối viết cô đọng, xúc tích nhưng luôn đảm bảo tính chi tiết nhất có thể (tất cả bài tập trong bộ Công Phá Anh đều có đáp án chi tiết dựa trên cơ sở từ khóa trong câu hỏi, suy luận và dịch nghĩa), chúng tôi hy vọng rằng các em học sinh sẽ cảm thấy việc học tiếng Anh ở trường hiệu quả hơn, và thú vị hơn. Qua đó, các em se đạt được những kết quả cao trong các kì thi tiếng Anh sáp tơi.
THAY LỜI TRI ÂN	
	Để hoàn thành bộ sách này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp của anh em, bạn bè và đồng nghiệp. Đầu tiên và trên hết, chúng tôi xin gửi lơi cám ơn, biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, những ngươi yeu thương đã hàng ngày, hàng đêm lo liệu giúp chúng tôi các công việc gia đình để chúng tôi có thời gian tập trung hoàn thành dự án và an ủi, động viên những lúc bế tắc. Lời cảm ơn tiếp theo chúng tôi xin gửi tới hai em: Nguyên Phương Anh cựu học sinh lớp chuyện Anh khối THPT chuyên Sư Phạm Hà Nội, hiện đang hoc tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội K56. em Lê Mai Liên cựu học sinh lớp chuyên Văn khối THPT chuyên Sư Phạm Hà Nội hiện đang học tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội K56. Hai em đã nhiệt tình giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trinh tập hợp nội dung, dữ liệu phần Đọc hiểu và Điền từ trong bộ sách. Chúng tôi mong các em mãi luôn nhiệt tình như vậy và thành công hơn nữa ở mái trường Ngoại Thương. Tiếp theo. chúng tôi xin được gửi lời cám ơn tơi các cô chú, đồng nghiệp đang công tác tai Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình. Trong những lúc khó khăn nhất của dự án, mọi người trong cơ quan đã không ngừng cổ vũ, động viên chúng tôi. Thật là không có gì quý giá và ý nghĩa hơn bằng những lời động viên, chia sẻ hàng ngày của chính các đồng nghiệp của mình. Ngoài ta. chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tổ tiếng Anh của các trường THPT Nho Quan A, THPT Hoa Lư A, THPT Kim Sơn A. Hoàn thiện xong bản thảo mới chỉ đi được 50% chặng đường, chưa thể hình thành nên một cuốn sách nếu không trái qua khâu đọc duyệt, “soi” từng trang, từng chữ trong sách. Đây có lẽ là công việc tỉ mỉ và đòi hỏi sự tập trung cao nhất trong cả quá trình xây dựng Bộ sách Công Phá Anh. Chúng tôi đã rất may mắn khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp.
	Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi cảm ơn tới các em học sinh trên lớp mà chúng tôi đang trực tiếp giảng dậy. Chính sự trải nghiệm bản thảo ban dâu của các em đã giúp chúng tôi điều chỉnh và bổ sung để cho bộ sách thêm gần gũi, dễ tiếp cận nhất đối với học sinh. Còn gì hạnh phúc hơn khi bộ sách của mình có dấu ấn của chính học sinh yêu quý trên lớp mình dạy dỗ.
	Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cùng với một mong muốn thiết tha mang đến cho quý độc giả một tài liệu tham khảo bổ ích, song chúng tôi tự nhận thức được rằng vẫn không thể nào tránh khỏi những sai sót, cả về nội dung và hình thức. Vì vậy xin quý độc giả rộng lòng chia sẻ với chúng tôi qua các kênh liên lạc:
	- Email: lovebook.vn@gmail.com
	- Facebook: 
	- Website: 
	- Điện thoại: 19002825
	Chúng tôi vô cùng cảm tạ! Chúc quý độc giả sẽ có những giây phút thật sự thú vị, bổ ich khi đọc cuốn sách này! Chúc các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 đạt được kết quả thi THPT Quốc gia cao nhất, đỗ vào ngôi trường Đại học, Cao đẳng mà mình hằng mơ ước! Riêng các em học sinh lớp 9 sử dụng cuốn Công Phá Anh 1, chúng tôi cũng chúc các em sẽ đậu vào ngôi trường THPT mong muốn của các em cũng như gia đình.
Trân trọng
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU LÀ CHUYỆN NHỎ
	Chào các bạn, đây là chương đầu tiên của cuốn sách và cùng là chương quan trọng nhất. Sau khi học xong chương này các bạn sẽ được trang bị các kỹ thuật tiêu biểu để hoàn thành thật tốt bài đọc hiểu. Nội dung chương bao gồm các phần sau:
1. Habits of effective reader (Thói quen của người đọc hiệu quả)
2. Boosting your reading speed (Tăng tốc độ đọc)
3. Finding and understanding (tìm kiếm và hiểu)
4. Introduction of free-reading technique to improve your vocabulary (Giới thiệu phương pháp đọc tự do để cải thiện vốn từ vựng của bạn)
PART 1: HABITS OF AN EFFECTIVE READER
(Thói quen của người đọc hiệu quả)
	Chắc các bạn đang tự hỏi rằng cuốn sách viết về bài tập đọc hiểu thì cần gì có phần viết về thói quen đọc, bạn chỉ cần các phương pháp để giải nhanh đề đại học thôi! Đúng là kỹ năng và phương pháp làm bài quan trọng thật, thế nhưng sự thật là phương pháp giải đề không làm bạn giỏi tiếng Anh hơn, không làm bạn yêu thích môn học này, không giúp bạn trở thành một “EFFECTIVE READER”. Một người đọc hiệu quả có thể hiểu thấu hầu như tất cả các văn bản viết bằng Tiếng Anh (ngoại trừ các văn bản chuyên ngành chứa những thuật ngữ chuyên môn). Một người đọc hiệu quả có thể làm tốt tất cả các loại bài đọc hiểu của các kỳ thì chuẩn khác nhau (TOEFL, IELTS, Kỳ thi THPT Quốc gia ) mà không cần mất quá nhiều thời gian luyện tập kỹ năng.
	Nhiều bạn học sinh chia sẻ rằng dù đã nắm chắc phương pháp vẫn đầu hàng trước bài đọc hiểu của đề THPT Quốc gia vì họ không hiểu đoạn văn nói lên điều gì. Nhiều khi từ vựng nào họ cũng biết nhưng khi đọc cả câu, đọc một đoạn văn gồm các câu được liên kết với nhau thì họ lại tỏ ra bối rối, không biết mình đang đọc gì. Vậy thì lý do là gì? Đơn giản lắm, tất cả là do các bạn chưa quen đọc văn bản Tiếng Anh thôi. Khi một điều gì đó là trở thành thói quen thì các bạn có thể hoàn thành việc đó với tốc độ rất nhanh. Não bộ các bạn chưa quen với việc tiếp nhận thông tin bằng tiếng anh và nội dung được xử lý rất chậm. Không hiểu sẽ dẫn đến tâm lý ngại đọc, ngai dọc sẽ khiến các bạn mãi mãi không thể học giỏi và yêu thích tiếng Anh. Vì vậy để làm quen và trở nên yêu thích với việc đọc sách hay tài liệu bằng tiếng anh, các bạn hãy rèn luyện những thói quen sau đây nhé:
1. Thói quen đọc lướt lấy ý chính
	Trước khi bắt đầu đọc một cuốn sách hay đọc một bài văn, bạn hãy lướt qua những mục chính để biết được nội dung quan trọng nhất của văn bản là gì. Nếu là một cuốn sách thì bạn hãy đọc bìa sách, mục lục, phần nhận xét của độc giả hoặc chuyên gia (thường ở bìa sau của sách nếu có), còn nếu là một bài báo thì hãy đọc tiêu đề, lướt qua câu đầu mỗi đoạn văn.
	Việc đọc trước các ý chính cung cấp cho ta một cái nhìn khái quát về các nội dung chính sẽ được để cập đến trong bài. Sự thật là không phải tất cả thông tin đều cần thiết, nếu bạn xác định được những phần đúng trọng tâm và đọc có chọn lọc thì thời gian đọc sẽ giảm xuống rất nhiều, tiết kiệm một lượng lớn thời gian cho bạn. Ngoài ra thì lượng thông tin vào ít hơn, cô đọng hơn thì sẽ giúp chúng ta ghi nhớ được nhiều hơn.
2. Thói quen liên hệ bản thân với nội dung sách 
	Khi đọc sách, các bạn hãy liên tục suy nghĩ và tìm ra mối liên hệ giữa thông tin mới với những gì mình đã biết, những gì liên quan đến cuộc sống xung quanh. Hãy tự đặt ra trong đầu những suy nghĩ như: “thông tin này giống với ....Thông tin này làm mình nhớ đến .. Thông tin này có thế hữu ích cho ...”. Việc liên tưởng như trên khiến bạn trở nên chủ động hơn trong quá trình đọc, việc tiếp thu thông tin sẽ không còn nhàm chán nếu bạn biết được những ứng dụng của kiến thức mới vào cuộc sống, và kiến thức sẽ thực sự là của bạn khi bạn dùng đến chúng cho một mục đích nhất định.
3. Thói quen đặt câu hỏi
	Không phải lúc nào bạn cũng hiểu hết những gì sách viết, khi gặp một đoan nào đó mà bạn thấy khó hiểu, hay tự đặt ra những câu hỏi để giúp mình tư duy tìm ra câu trả lời. Nếu bạn không thể tự mình giải đáp thì bạn có thể ghi lại câu hỏi để có thể nhờ giáo viên hay bạn bè giúp đỡ. Việc bỏ qua những chỗ không hiểu khiến bạn hiểu bài học ở một mức rất nông, không đi sâu vào bản chất vấn đề do đó kiến thức sẽ không thể được lưu trữ lâu trong trí nhớ.
	Ngoài ra việc đặt câu hỏi còn hũu ích trong việc tìm ra tính ứng dụng của thông tin (Ví dụ: Thông tin này có thể được hỏi trong bài kiểm tra dưới hình thúc câu hỏi nào?). Như đã nói ở phần trên, hiểu được tính ứng dụng của kiến thức sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn.
4. Dự đoán thông tin mới
	Quá trình dự đoán bao gồm việc sử dụng những kiến thức sẵn có của bạn về chủ đề và những gì bạn mới đọc được để hình dung về nội dung sắp tới, kiến thức sắp được đề cập trong sách hay trong bài đọc này.
	Khi nào con người dự đoán? Chúng ta thường dự đoán khi ta thực sự mong đợi một điều, háo hức để biết được sự thật về điều đó. Đã bao giờ bạn và người bạn thân của bạn đoán già đoán non về nội dung tập phim sắp tới chưa? Chắc chắn là hai bạn phải vô cũng yêu thích bộ phim đó. Việc tập luyện thói quen đoán trước thông tin cũng là một cách để bạn yêu thích việc đọc hơn, mong đợi được tiếp thu nhiều hơn kiến thức từ sách vở. Có những lúc bạn đoán đúng, khi đó tư duy của bạn đã gần như giống với của tác giả, mạch kiến thức sẽ từ đó mà phát triển một cách mạch lạc và nhanh chóng. Hãy dự đoán để khiến cho việc đọc trở nên thú vi hơn!
5. Tưởng tượng – Hình dung
	Tưởng tượng bao gồm tạo ra những bức tranh sinh động hay bộ phim ngắn xuyên suốt thời gian đọc của bạn. Trong câu chuyện bạn đọc, có thể sẽ có những miêu tả về bối cảnh, nhân vật, cảm xúc và những điệu bộ, cử chỉ. Hãy biến chúng thành một bức tranh sinh động trong tâm trí bạn, vận dụng khả năng sáng tạo cá nhân. Việc hình dung khiến cho câu chuyện trở nên sống động và việc đọc sách trở nên thật thú vị. Trước tiên là thói quen này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về diễn biến, nội dung của câu chuyện. Thứ hai là nó tạo ra mối liên kết giữa người đọc và tác phẩm. Bạn có thể sẽ cảm thấy là mình cũng đang ở trong câu chuyện đó. Học sinh thành thạo việc tưởng tượng khi đọc sẽ thấy việc đọc sách là một thú vui yêu thích và họ có thể nhớ được nội dung truyện trong thời gian rất lâu.
6. Đọc phản biện (critical reading)
	Đối với những người đọc thông thường, văn bản chứa hàng loạt những thông tin và sự thật. Công việc của họ là ghi nhớ những thông tin đó để trau dồi kiến thức. Thế nhưng đối với một người đọc có tư duy phản biện, họ không chỉ đọc để tiếp thu kiến thức, cách kiến thức được trình bày được đặc biệt chú ý. Đây là một thói quen/kỹ năng đòi hỏi bạn phải “lùi lại một bước" để nhìn nhận vấn để một cách bao quát nhất.
	Critical reading là kỹ năng đọc với mục đích hiểu thật sâu và hiểu bản chất bài đọc, nó bao gốm khả năng phân tích và đánh giá bài viết. Việc đọc phản hiện chuyên sâu là nhằm những mục đích sau:
Xác đinh mục đích của người viết
Đánh giá tính chính xác của thông tin, tinh thiên vi của tác giả 
Tìm ra những ứng dụng của thông tin với cuộc sống của chính mình 
Đưa ra những kết luận, hiểu được ý nghĩa ẩn chứa trong bài viết
	Bản chất kỹ năng đọc phản biện chuyên sâu là tổng hợp của 5 thói quen trên, người đọc luôn liên hệ với bản thân, đánh giá tính đúng đắn của văn bản và đặt ra các câu hỏi để giúp tư duy được mạch lạc hơn.
	Các bạn hãy rèn luyện cho mình 6 thói quen trên để việc đọc trở nên thú vị hơn và bổ trợ nhiều hơn cho khả năng ngôn ngữ của bạn. Nếu chỉ đọc cho xong thì kiến thức sẽ đến rồi đi rất nhanh. Nhưng một khi bạn đọc thật chuyên sâu, vận dụng thành thục sáu thói quen ở trên thì kiến thức sẽ thấm nhuần vào trong tâm trí và sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong tương lai.
	Thông thường thì thời gian trung bình để thiết lập một thói quen là 21 ngày, cho nên trong tháng tới, hãy thử áp dụng kiến thức ở phân này để tự tạo cho mình một thói quen đọc sách hiệu quả nhé!
PART 2: BOOSTING YOUR READING SPEED
(Tăng cường tốc độ đọc)
	Trong mọi kỳ thì, bài toán khó nhất chính là bài toán về “thời gian”. Bạn không có cả ngày để làm bài thi, bạn chỉ có 60 phút để hoàn thành toàn bộ đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh thôi và số lượng câu hỏi lại rất nhiều và có độ khó tương đối cao. Do đó để tối ưu hóa thời gian làm bài thì tốc độ đọc đóng một vai trò vô cùng quan trong. Vì bài thi tiếng anh là bài thi trên giấy nên kỹ năng đọc nhanh không chỉ aps dụng vào mỗi bài tập đọc hiểu, những dạng bài tập khác như: điền từ, từ vựng, ngữ pháp, sửa lỗi sai... đều đòi hỏi bạn phải đọc và chọn đáp án chính xác.
I/ HỌC CÁCH ĐỌC NHANH ĐỂ LÀM GÌ?
- Tiết kiệm thời gian
- Gia tăng mức độ tập trung và tiếp thu của bạn.
- Tăng tốc tư duy vì mất và não bộ của bạn phải xử lý thông tin rất nhanh.
II/ NHỮNG THÓI QUEN KHIẾN BẠN ĐỌC CHẬM
1. Đọc thành tiếng to 
	Nhiều bạn có thói quen đọc thành tiếng, có thể không đọc to nhưng họ lẩm bẩm trong miệng và môi họ di chuyển. Đọc thành tiếng rất chậm vì bạn phải đọc từng từ một. Đế loại bỏ thói quen này, hãy chuyển sang đọc bằng mắt và ngừng vận động môi, ngừng phát ra âm thanh khi đọc.
2. Đọc thầm trong đầu
	Dù bạn bỏ được thói quen nói thành tiếng nhưng trong đầu bạn vẫn tôn tại một giọng nói văng vẳng thì tốc độ đọc của bạn vẫn bị hạn chế rất nhiều. Vậy làm sao chúng ta có thể khống chế giọng nói trong đầu? Các bạn nên chuyển sang dọc từ khóa (key word) - sẽ được hướng dẫn kỹ trong phần sau.
3. Đọc đi đọc lại một phần
	Nhiều bạn có thói quen đọc đi đọc lại một phần, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen này: mất tập trung, vốn từ vựng kém, kiến thức hổng Cách tốt nhất để khắc phục thói quen xấu này là ghi chú lại phần khó hiểu bằng ký hiệu riêng (VD: “?”) ròi đọc lại sau, có thể khi nắm được hết nội dung thì bạn quay lại đọc sau hoặc bỏ qua nếu thông tin đó không thực sự quan trong. 
4. Đọc từng chữ - phạm vi nhìn hẹp
	Việc chỉ tập trung vào từng chữ một, mắt nhìn vào từng phân riêng biệt sẽ khiến tốc độ đọc giảm rất nhiều. Phần sau sẽ cung cấp các phương pháp hiệu quả để cải thiện thói quen này.
III/ CÁC KỸ THUẬT ĐỌC NHANH
KỸ THUẬT 1: ĐỌC TỪ KHÓA
	Bạn có hiểu vì sao sau khi đọc xong một đoạn văn dài, những gì bạn có thể nhớ được lại ngắn hơn rất nhiều không? Lý do là não bộ của con người giống như một cái máy lọc nội dung, tất cả những nội dung rườm rà, không quan trọng hay gây ấn tượng mạnh đều bi não đào thải. Những gì còn lại là nội dung quan trọng và từ khóa (key word). Vậy thì tại sao chúng ta không tập trung vào đọc số từ khóa ít ỏi để nắm được những thông tin cốt lõi nhất của đoạn văn. 
	Từ khóa là những từ ảnh hưởng đến việc hiểu đoạn văn của bạn, nếu bỏ sót từ đó thì bạn sẽ không thể hiểu văn bản. Sau đây là ví dụ cụ thể để minh hoa cho bạn thế nào là từ khóa. 
Bạn hãy đọc thử đoạn văn sau và bấm giờ xem tốc độ đọc của bạn là bao nhiêu nhé !!! 
Education is another area of social life in which information technology is changing the way we communicate. Today's college students may not simply sit in a lecture or a library to learn about their field. Through their computers and the wonders of virtual reality they can participate in lifelike simulated experiences. (Giáo dục là một mảng khác của cuộc sống xã hỏi mà trong đó công nghệ thông tin đang thay đổi cách chúng ta giao tiếp. Sinh viên đại học ngày nay không chỉ đơn thuần ngồi nghe giảng hoặc học trong thư viện để học về lĩnh vực họ theo đuổi. Thông qua máy tính và hình ảnh thực tế trên máy tính, họ có thế có những trải nghiệm giống như đời thật.) 
Thời gian đọc: (giây)
Sau đây là phiên bản giản lược được loại bỏ những từ không quan trọng, các bạn hãy đọc lại và tiếp tục bấm giờ nhé!!!
Education ..... area of social life .....information technology ....changing ... communicate. Today's college students .. not ..... sit .... lecture .. library ..... learn ..... their field. computers ......virtual reality they ..... participate . . lifelike simulated experiences. (Giáo dục .. mảng khác của cuộc sống xã hội .. công nghệ thông tin ...... thay đổi cách .... giao tiếp. Sinh viên đại học .. không chỉ ... ngôi nghe giảng ... rong thư viện .. học ... lĩnh vực họ theo đuổi. .. máy tính ... hình ảnh thực tế trên máy tính, ...... trải nghiệm giống như đời thật.)
Thời gian dọc:... (giây)
	Các bạn có nhận thấy sự khác biệt không? Chắc chắn là các ban vẫn có thể hiểu hết nội dung đoạn văn mặc dù chỉ đọc các từ khóa. Do đó việc xác định được từ khóa là vô cùng quan trọng. Từ khóa thường là: danh từ, động từ, tỉnh từ, những từ ánh hưùtg sâu sắc đến các thái nghĩa (not, never, no..)
	Trong phần giải thích chi tiết mỗi bài tập đọc hiểu trong sách, mỗi câu hỏi đều được lọc ra những từ khóa quan trọng nhất nhằm giúp bạn hiểu nội dung chính của câu hỏi và tìm được thông tin tương ứng trong bài. Cách làm này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm. Việc tạo lập thói quen đọc theo từ khóa cần được trau dồi trong thời gian lâu dài, nhưng một khi bạn thành thục thì tốc độ đọc sẽ tăng lên đáng kể.
KỸ THUẬT 2: NHÌN ĐA TỪ
	Nhìn đa từ có nghĩa là bạn nhìn nhiều từ một lúc thay vì từng từ một. Như đã để cập ở phần trước, thói quen dọc từng từ một làm giảm tốc độ đọc rất nhiều, ngoài ra nó còn khiến cho người đọc mệt mỏi vi mắt phải di chuyển quá nhiều, từ từ vựng này sang từ vựng khác.
	Để khắc phục, bạn hãy tập đọc theo nhóm từ. Điều này có nghĩa là thay vì đọc từng từ một, bạn nên đọc 3-5 từ một lúc (trong thời gian ban đầu). Để chứng minh cho điều này, chúng ta hay cũng làm một thí nghiệm nhỏ sau đây:
Các bạn hãy đọc từng bài một vài bấm giờ xem mình đọc hết trong bao nhiều giây!!!
1. When I read 
 each word at 
 a time, my 
 reading speed is extremely 
 slow.
2. When I read each word at a time, my reading speed is extremely slow.
	Bạn có thấy rằng khi mắt nhìn 3-5 từ một lúc, tốc độ đọc của bạn đã tăng lên rất nhiều rồi không. Hãy chăm chỉ luyện tập theo phương pháp này để mở rộng tầm nhìn của mắt. Những người luyện thành thục có thể đọc vài câu văn hoặc một đoạn văn với một lần nhìn. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn nếu bạn tập luyện hàng ngày.
KỸ THUẬT 3: CHUYỂN ĐỘNG MẮT LIÊN TỤC
	Đây là điểm mấu chốt của phương pháp đọc nhanh: hãy di chuyển mất liên tục, không dừng lại, nếu có chỗ không hiểu hãy note thật nhanh để tiếp tục mạch ý tưởng của cuốn sách. Việc dừng lại để nghĩ hay đọc lại sẽ khiến bạn bị mất tập trung, giảm cảm hứng đọc sách. Việc di chuyển mắt nhanh và liên tục vừa giúp bạn đọc được nhiều hơn, đồng thời kỹ thuật này còn ép não bộ phải phản xạ thật nhanh, hiểu thật nhanh vấn đề. Việc giữ tốc độ đọc cao vừa tăng năng suất làm việc vừa phát triển tư duy.
PART 3: FINDING VÀ UNDERSTANDING
(Tìm kiếm và hiểu)
	Đây rồi, cuối cùng cũng đến phần mà các em mong chờ kỹ thuật hữu hiệu nhất để giải quyết mọi bài tập đọc hiểu.
	Về cơ bản thì bài tập đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc Gia đặt ra cho thí sinh hai thức thách chính: 
	1. Bạn có tìm được thông tin của câu hỏi không? 
	2. Bạn có hiểu được thông tin đó để trả lời câu hỏi không?
	Finding: xác đinh được key word và tìm từ giống hệt hoặc có nghĩa tương tự ở trong bài. Ở những bài tập khó, thường thì người ra đề sẽ không để các bạn dễ dàng tìm được từ đó, họ sẽ biến đổi thông tin câu hỏi sang cách diễn đạt khác trong câu hỏi. Do đó thi sinh nào không hiểu bản chất câu hỏi sẽ khó mà tìm được thông tin trong đoạn văn, tốn rất nhiều thời gian.
	Understanding: sau khi tìm được địa điểm thông tin trú ẩn, thử thách tiếp theo của bạn là hiểu được nó có nội dung gì và áp dụng vào để trả lời câu hỏi.
Sau đây là một ví dụ cụ thể để minh họa cho các bạn về kỹ thuật này: 
	A. There are now over 700 million motor vehicles in the world and the number is rising by more than 40 million each year. The average distance driven by car users is growing too from 8km a day per person in Western Europe in 1965 to 25 km a day in 1995. This dependence on motor vehicles has given rise to major problems, including environmental pollution, depletion of oil resources, traffic congestion and safety.
	B. While emissions from new cars are far less harmful than they used to be, city streets and motorways are becoming more crowded than ever, often with older trucks, buses and taxis which emit excessive levels of smoke and fumes. This concentration of vehicles makes air quality in urban areas unpleasant and sometimes dangerous to breathe. Even Moscow has joined the list of capitals afflicted by congestion and traffic fumes. In Mexico City, vehicle pollution is a major health hazard.
	C. Until a hundred years ago, most journeys were in the 20km range, the distance conveniently accessible by horse. Heavy freight could only be carried by water or rail. invention of the motor vehicle brought personal mobility to the masses and made rapid freight delivery possible over a much wider area. In the United Kingdom, about 90 per cent of inland freight is carried by road. The world cannot revert to the horse-drawn wagon. Can it avoid being locked into congested and polluting ways of transporting people and goods?
	D. In Europe most cities are still designed for the old modes of transport. Adaptation to the motor car has involved adding ring roads, one-way systems and parking lots. In the United States, more land is assigned to car use than to housing. Urban sprawl means that life without a car is next to impossible. Mass use of motor vehicles has also killed or injured millions of people. Other social effects have been blamed on the car such as alienation and aggressive human behaviour.
	E. A 1993 study by the European Federation for Transport and Environment found that car transport is seven times as costly as rail travel in terms of the external social costs it entails congestion, accidents, pollution, loss of cropland and natural habitats, depletion of oil resources, and so on. Yet cars easily surpass trains or information buses as a flexible and convenient mode of personal transport. It is unrealistic to expect people to give up private cars in favour of mass transit. 	F. Technical solutions can reduce the pollution problem and increase the fuelled efficiency of engines. But fuel consumption and exhaust emissions depend on which cars are preferred by customers and how they are driven. Many people buy larger cars than they need for daily purposes or waste fuel by driving aggressively. Besides, global car use is increasing at a faster rate than the improvement in emissions and fuel efficiency which technology is now making possible. 6. Some argue that the only long-term solution is to design cities and neighbourhoods so that car journeys are not necessary all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. Not Only would this save energy and cut carbon dioxide emissions, it would also enhance the quality of community life, putting the emphasis on people instead of cars. Good local government is already bringing this about in some places. But few democratic communities are blessed with the vision and the capital to make such profound changes in modern lifestyles.
	H. A more likely scenario seems to be a combination of mass transit systems for travel into and around cities, with small 'low emission' cars for urban use and larger hybrid or lean bum cars for use elsewhere. Electronically tolled highways might be used to ensure that drivers pay charges geared to actual road use. Better integration of transport systems is also highly desirable and made more feasible by modern computers. But these are solutions for countries which can afford them. ln most developing countries, old cars and old technologies continue to predominate.
Question: what is the solution that people want to adopt in the long run 
A. to emphasize on people instead of cars
B. to save energy and cut carbon dioxide emissions 
C. to design cities and neighbourhoods in a way that cars are useless.
D. all essential services not being located within walking distance or easily accessible by public transport. 
ANSWER: 
Key word: solution, long run
	Bài học xương máu là chúngta nên hiểu rõ, nắm được bản chất và ý nghĩa của key word chứ không nên chăm chăm tìm các từ đó trong bài văn. Ta có thể tìm được từ “solution” thế nhưng lại chỉ có thể tìm được từ "long-term” thay cho từ “long run” và cá hai tử đều mang sắc thái nghĩa là dài hạn. Các bạn hãy lưu ý để tìm được nội dung trong bài 
Clue: “Some argue that the only long-term solution is to design cities and neighbourhoods so that car journeys are not necessary all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. Not only would this save energy and cut carbon dioxide emissions, it would also enhance the quality of community life, putting the emphasis on people instead of cars.” (một vài người tranh luận rằng giải pháp lâu dài chỉ có thể là thiết kế thành phố và các khu dân cư không cần dùng đến o tô để di chuyển – tất cả những dich vụ thiết yếu đều được đặt ở những nơi có thể di chuyển bằng cách đi lại hoặc dễ dáng đến được bằng phương tiện công cộng. Điều này không chỉ tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải Các bon đi-ô-xít mà nó còn nâng cao chất lượng sống cho công đồng, tập trung vào con người thay vì xe ô tô.)
Phân tích đáp án (MINH HỌA CHO PHẦN UNDERSTANDING)
A. to emphasize on people instead of cars (nhấn mạnh vào con người thay vì xe ô tô)
B. to save energy and cut carbon dioxide emissions (tiết kiệm năng lượng vào giảm lượng khí thải Các bon đi-ô-xít)
C. to design cities and neighbourhoods in a way that cars are useless. (thiết kế thành phố và khu dân cư không cần dùng đến ô tô)
D. all essential services not being located within walking distance (tất cả những dịch vụ thiết yêu đều được xây dựng ở những nơi năm trong khả năng đi bộ của người dân)
Theo clue ta thấy rằng đáp A và B là hai hệ quả kéo theo của giải pháp này. Còn đáp án D, chỉ là một ý nhỏ để giải thích cho giải pháp đó, nó còn thiếu việc “dễ dàng đến đuợc bằng phuơng tiện công cộng”. Đáp án chính xác là C. to design cities and neỉghbourhoods in a way that cars are useless. (thiết kế thành phố và khu dân cư không cần dùng đến ô tô) vì nó hoàn toàn phù hợp với câu đầu tiên của clue, giải pháp dài hạn.
PART 4: INTRODUCTION OF FREE-READING TECHNIQUE TO IMPROVE YOUR VOCABULARY
(Giới thiệu phương pháp đọc tự do để cải thiện vốn từ vựng của bạn)
	Từ vựng, yếu tố then chốt giúp các bạn hoàn thành tốt tất cả các dạng bài tập Tiếng Anh chứ không chỉ riêng có bài tập Đọc hiểu. Và từ vựng cũng hiện đang là rào cản gây khó dễ nhiều nhất cho hầu hết các học sinh ở Việt Nam. Phần này sẽ giới thiệu cho các bạn về phương pháp “The Free Reading Technique”. Phương pháp này do tác giả Phạm Quang Hưng viết trong quyển “5 steps to speak a new language”. Sau đây là những nội dung quan trọng nhất của phương pháp này nhằm giúp cá

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_ki_thi_thpt_quoc_gia_mon_tieng_anh_cong_pha.docx