Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Quy luật Menđen - Đào Thị Hồng Mai

Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Quy luật Menđen - Đào Thị Hồng Mai

Phần 1. ÔN TẬP KIẾN THỨC GIẢM PHÂN.

Câu 1.

Cho tế bào có bộ NST 2n=4, có các gen AaBb nằm trên các NST khác nhau. Quan sát, nghe nội dung đoạn phim về giảm phân, hãy ghép tên các kì phân bào với hình các kì của quá trình giảm phân cho phù hợp.

(1) kì đầu I, (2) kì giữa I, (3) kì sau I, (4) kì cuối I, (5) kì đầu II, (6) kì giữa II, (7) kì sau II, (8) kì cuối II.

 

doc 12 trang hoaivy21 6780
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Quy luật Menđen - Đào Thị Hồng Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ QUY LUẬT MEN ĐEN
Phần 1. ÔN TẬP KIẾN THỨC GIẢM PHÂN.
Câu 1. 
Cho tế bào có bộ NST 2n=4, có các gen AaBb nằm trên các NST khác nhau. Quan sát, nghe nội dung đoạn phim về giảm phân, hãy ghép tên các kì phân bào với hình các kì của quá trình giảm phân cho phù hợp. 
(1) kì đầu I, (2) kì giữa I, (3) kì sau I, (4) kì cuối I, (5) kì đầu II, (6) kì giữa II, (7) kì sau II, (8) kì cuối II.
Hình 1 
Hình 2 
Hình 3 
Hình 4 
Hình 5 
Hình 6 
Hình 7 
Hình 8 
Đáp án: Hình 1 – kì đầu I; Hình 2 – kì giữa I; Hình 3 - kì đầu; Hình 4 - kì cuối I; II Hình 5 - kì sau I; Hình 6 -Kì cuối II; Hình 7 – kì gữa II; Hình 8 – Kì sau II
Câu 2. Quan sát hình sau, ghép các nội dung cột A và cột B cho phù hợp. 
Hình 1. Sơ đồ tạo tinh trùng và tạo trứng.
Cột A 
(Loại tế bào tiến hành giảm phân)
Cột B 
(Kết quả của quá trình giảm phân)
1. Ở cơ thể đực, 1 tế bào sinh dục đực (2n) giảm phân
a, 1 tế bào trứng (n) và 3 thể định hướng.
2. Ở cơ thể cái,1 tế bào sinh dục cái (2n) giảm phân
b, tạo 4 tế bào con (n) phát triển thành 4 tinh trùng.
3. Một tế bào sinh dục chín giảm phân
c, tạo 4 tế bào con (n)
Đáp án: 1-b; 2-a; 3-c.
Câu 3. Cho tế bào có bộ NST 2n=4, có các gen AaBb nằm trên các NST khác nhau. Khi tế bào giảm phân bình thường, hãy ghép các nội dung ở cột A và cột B cho đúng.
Cột A: Các kì của giảm phân
Cột B: Đặc điểm NST và cặp gen AaBb
1, Kì đầu I
a, Hoặc tạo 4 tế bào có n NST đơn, gồm 2 tế bào có các gen Ab và 2 tế bào có gen aB.
Hoặc tạo 4 tế bào có n NST đơn, gồm 2 tế bào có gen AB và 2 tế bào có gen ab. 
2, Kì giữa I
b, Tạo 2 tế bào có bộ NST n kép, 2 tế bào có các gen: AAbb và aaBB hoặc AABB và aabb.
3, Kì cuối I
c, Tế bào có bộ NST 2n kép, tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Các gen nhân đôi AAaaBBbb. 
4, Kì cuối II
 d,Tế bào có bộ NST 2n kép, các gen nhân đôi AAaaBBbb
Đáp án:1-d; 2-c; 3-b; 4-a;
Phần 2. ÔN TẬP QUY LUẬT PHÂN LI
1. Bài tập tương tác 
Câu 1. Quan sát hình, hãy chọn nội dung sau điền vào chổ trống cho phù hợp:
(1) đồng đều; (2) từng cặp; (3) bốn; (4) ½ A và ½ a.
a, Trong tế bào sinh dưỡng các gen, các NST tồn tại (I) 
b, Khi giảm phân tạo giao tử các thành viên của một cặp alen phân li (II).. về các giao tử mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân li (III) về các giao tử.
c, 1 tế bào có kiểu gen Aa giảm phân bình thường cho (IV) giao tử, tỷ lệ các giao tử là (V)..
Hình 2. Sự phân li đồng đều của các NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li của các alen trong quá trình hình thành giao tử.
Đáp án:
(I) - (2) từng cặp; (II) - (1) đồng đều; (III) - (1) đồng đều; (IV) - (3) bốn; 
(V) - (4) ½ A và ½ a.
Câu 2. Các cơ thể có kiểu gen sau đây khi giảm phân bình thường tạo bao nhiêu loại giao tử và có tỷ lệ như thế nào bằng cách ghép các nội dung ở cột A và cột B cho đúng. 
Kiểu gen
Số loại giao tử, tỉ lệ giao tử
1.AA
a. 1 loại, 100%a.
2.Aa
b.1 loại, 100%A.
3.aa
c. 2 loại, 50%A:50%a.
Đáp án: 1-b; 2-c;3-a.
Câu 3. Nghiên cứu mục a, Phương pháp xác định tính trạng trội lặn hoàn toàn, hoàn thành bài tập ở mục b. 
a, Phương pháp xác định tính trạng là trội – lặn hoàn toàn
+ Trường hợp 1: Bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1cặp tính trạng tương phản, tính trạng do 1 cặp gen chi phối, F1 đồng tính và giống 1 trong 2 bên bố hoặc mẹ. Khi đó tính trạng biểu hiện ở F1 sẽ là tính trạng trội.
+ Trường hợp 2: Bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi cặp tính trạng tương phản àF1. Cho F1 tạp giao hay tự thụ àF2: được tỉ lệ kiểu hình 3: 1à Tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 ở F2 là trội.
+ Trường hợp 3: Bố mẹ có kiểu hình giống nhau, đời con xuất hiện tính trạng khác bố mẹ à Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn.
b, Hãy chọn các nội dung sau điền vào chổ trống dưới đây cho phù hợp.
vàng; (2) xanh; (3) nhăn; (4) trơn; (5) thân cao; (6) thân thấp
- Ở đậu Hà Lan tính trạng hình dạng hạt do 1 cặp gen chi phối. Lai giữa hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn, F1 xuất hiện toàn hạt trơn. Vậy (I) là trội so với (II) ...
- Lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng được F1, cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ 750 hạt vàng: 250 hạt xanh. Tỉ lệ hạt vàng: hạt xanh là: 3:1. Vậy (III) .là trội so với (IV) 
- Lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thân cao với nhau, ở F1 thu được vừa thân cao, vừa thân thấp. àvậy tính trạng (V) là tính trạng lặn; (VI) . là tính trạng trội. 
Đáp án: (I) – (1) vàng; (II) - (2) xanh; (III) - (4) trơn; ((IV) - (3) nhăn; (V) - (6) thân thấp; (VI) - (5) thân cao.
Câu 4: Ở người, bệnh bạch tạng một gen nằm trên NST thường có 2 alen, alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng. Chị Hoa bình thường có em trai là Nam bị bệnh kết hôn với anh Hải bình thường có em gái là Hồng bị bệnh. Anh Hải và chị Hoa sinh bé Bình bị bệnh bạch tạng. Biết rằng những người khác trong hai gia đình trên đều không bị bệnh. 
Hãy xác định kiểu gen của các thành viên có tên trong gia đình trên bằng cách điền nội dung phù hợp vào chổ trống. (1) aa, (2) 1 alen a, (3) Aa, (4) alen A, (5) AA.
- Bệnh bạch tạng do gen lặn quy định, Nam, Hồng và bé Bình bị bệnh đều có kiểu gen: .(I)..
- Bé Bình có kiểu gen (II). Kiểu gen .(III).nhận ..(IV) từ bố và .(V) từ mẹ nên chị Hoa và anh Hải bình thường có kiểu gen .(VI)
Đáp án: (I) - (1) aa; (II) - (1) aa; (III) - (1) aa; (IV) - (2) 1 alen a; (V) - (2) 1 alen a; (VI) - (3) Aa.
Câu 5. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Trong quần thể có các kiểu gen AA, Aa, aa. Cho các phép lai: 
(1) AA x AA.	(2) aa x aa.	(3) Aa x Aa. 
(4) AA x Aa.	(5) AA xaa.	(6) Aa x aa.
a, Các phép lai nào là phép lai tự thụ phấn?
b, Các phép lai nào là phép lai giao phấn?
Đáp án:a, Các phép lai: 1,2,3.
 b, Các phép lai 1,2,3,4,5,6.
Câu 6: Cho biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy chọn cặp ghép đôi ở cột A và B cho đúng. 
Cột A (Phép lai)
Cột B (Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình)
1, P: AA x AA
a, F1: 100% AA; (100% trội)
2, P: AA x Aa 
b, F1: 100% Aa; (100% trội)
3, P: AA xaa 
c, F1: 50% AA:50%Aa; 100% trội
4, P: Aa x Aa
d, F1: 25%AA:50%Aa:25%aa;
75% trội: 25% lặn (3:1).
5, P: Aa x aa 
e, F1: 100% aa; 100% lặn.
6, P: aa x aa
f, F1: 50%Aa:50%aa;
50% trội: 50% lặn (1:1).
Đáp án: 1-a; 2-c; 3-b; 4-d; 5-f; 6-e.
2. Nội dung cần ghi nhớ
a. Phương pháp xác định tính trạng di truyền theo quy luật phân li
Bài xét phép lai 1 tính trạng, tính trạng do 1 gen quy định, mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể.
b. Bảng các phép lai một tính trạng.
Tính trạng trội là trội hoàn toàn. 
Phép lai
Tỷ lệ kiểu gen ở F1
Số kiểu gen ở F1
Tỷ lệ kiểu hình ở F1
Số kiểu hình ở F1
P: AA x AAàF1: 100% AA.
100%
1
100%
1
P: AA x Aaà
F1: 50% AA : 50%Aa.
1:1
2
100%
1
P: AA x aaàF1: 100% Aa.
100%
1
100%
1
P: Aa x Aaà F1:25%AA:50%Aa:25%aa
1:2:1
3
3:1
2
P: Aa x aaà 
F1: 50%Aa : 50%aa.
1:1
2
1:1
2
P: aa x aa à F1: 100% aa.
100%
1
100%
1
Tính trạng trội lặn không hoàn toàn.
Phép lai
Tỷ lệ kiểu gen ở F1
Số kiểu gen ở F1
Tỷ lệ kiểu hình ở F1
Số kiểu hình ở F1
P: AA x AAàF1: 100% AA.
100% 
1
100%
1
P: AA x Aaà
F1: 50% AA : 50%Aa.
1:1
2
1:1
2
P: AA x aaàF1: 100% Aa.
100%
1
100% 
1
P: Aa x Aaà F1:25%AA:50%Aa:25%aa
1:2:1
3
1:2:1
3
P: Aa x aaà 
F1: 50%Aa : 50%aa.
1:1
2
1:1
2
P: aa x aa à F1: 100% aa.
100%
1
100%
1
3. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định. 
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định. 
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp.
D. Các giao tử là thuần khiết. 
Câu 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.
C. sự phân li và tổ hợp của mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA × aa.	B. Aa × aa.	C. Aa × Aa.	D. AA × Aa.
Câu 4: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen như thế nào?
A. AA x Aa.	B. AA x AA.	C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 5: Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P thuần chủng khác nhau về 1 tính trạng lai với nhau được F1. Cho các cây F1 giao phấn thì được F2 có tỉ lệ cơ thể mang tính trạng lặn là bao nhiêu?
A. 6,25 %. 	B. 18,75%. 	C. 25%. 	D. 6,25% hoặc 25%. 
Câu 6. Ở đậu Hà Lan alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây dị hợp Aa tự thụ phấn được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Người ta thấy rằng ở trên các cây F1, có những cây chỉ cho toàn hạt màu vàng, có những cây chỉ cho toàn hạt màu xanh, có những cây vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh. Theo lí thuyết, trong số các cây F1 số cây chỉ có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A.75%.	B. 37,5%.	C. 43,75%.	D. 25%.
Câu 7: Ở người, xét một gen nằm trên NST thường có 2 alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường có em gái bị bệnh. Biết rằng những người khác trong hai gia đình trên đều không bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? 
A.1/9	B. 8/9	C.3/4	D. 2/4
Phần 3. ÔN TẬP QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
1. Ôn tập cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
Bài tập tương tác 
Câu 1. Quan sát hình sau, chọn nội dung phù hợp điền vào chổ trống.
Biết các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
(1) 4 giao tử; (2) 2 giao tử có kiểu gen AB; (3) 2 giao tử có kiểu gen ab; (4) ½ aB và ½ Ab; (5) ½ AB và ½ ab; (6) 2 giao tử có kiểu gen aB; (7) 2 giao tử có kiểu gen Ab; (8) 1 loại trứng; (9) 4 loại trứng. (10) ¼ AB; ¼ Ab; ¼ aB; ¼ ab.
Hình 3. Sự phân li độc lập của các NST trong giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập của các alen về các giao tử.
Ở cơ thể đực:
Khi 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử, thì sự sắp xếp của cặp NST tương đồng ở kì giữa của giảm phân I xảy ra hoặc là trường hợp I hoặc trường hợp II.
Trường hợp 1: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tạo (I) gồm (II)..và (III) .. Do đó 1 tế bào AaBb tạo được 2 loại giao tử với tỷ lệ: (V)..
Trường hợp 2: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tạo (V) gồm (VI)..và (VII).. Do đó 1 tế bào AaBb tạo được 2 loại giao tử với tỷ lệ: (VIII)..
Cơ thể đực có kiểu gen AaBb có nhiều tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử thì xảy ra cả 2 trường hợp I và trường hợp 2 nên cơ thể AaBb tạo 4 loại giao tử AB, ab, aB, Ab. Tỉ lệ mỗi loại giao tử là ¼ AB: 1/4Ab: ¼ aB: ¼ ab.
Ở cơ thể cái:
Một tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng.
1 tế bào sinh dục cái có kiểu gen AaBb tham gia giảm phân chỉ tạo ra (IX) có kiểu gen AB hoặc Ab hoặc aB hoặc ab.
 Một cơ thể cái có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra (X) ..có tỷ lệ (XI).
Đáp án:
(I) – (1) 4 giao tử;
(II)- (6) 2 giao tử có kiểu gen aB; 
(III)- (7) 2 giao tử có kiểu gen Ab; 
(IV) - (4) ½ aB và ½ Ab;
(V) - (1) 4 giao tử;
(VI) - (2) 2 giao tử có kiểu gen AB; 
(VII) - (3) 2 giao tử có kiểu gen ab; (VIII) - (5) ½ AB và ½ ab; 
(IX) - (8) 1 loại trứng; 
(X) - (9) 4 loại trứng.
(XI) –(10) ¼ AB; ¼ Ab; ¼ aB; ¼ ab.
Câu 2: Biết các gen phân li độc lập, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Ghép các nội dung ở cột A và cột B cho đúng.
Cột A
Cột B
1.Cơ thể AABB
a. tạo 1 loại giao tử với tỷ lệ 100%AB.
2.Cơ thể aaBb
b. tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ 50%AB : 50%Ab.
3.Cơ thể AABb.
c. tạo 4 loại giao tử với tỷ lệ 25%AB:25%Ab:25%aB:25%ab.
4.Cơ thể AaBb.
d. tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ 50%aB:50%ab.
5. 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb
e. tạo 1 trong 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab.
6. 1 tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb
g. tạo 2 loại giao tử AB và ab hoặc tạo 2 loại Ab và aB.
Đáp án: 1-a; 2-d; 3-b; 4-c; 5-g; 6- e
Câu 3: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh trứng của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. 	B. 2.	C. 4.	D. 8.
Câu 4: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A.1.	B. 2.	C. 4.	D. 8.
Câu 5. Một cá thể đực có kiểu gen AaBbDdEE. Cá thể này giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 1.	B. 2. 	C. 4. 	D. 8.
b. Nội dung kiến thức ghi nhớ.
- Một tế bào sinh dục đực có n cặp gen dị hợp (n≠0) khi giảm phân bình thường chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng. Một tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ tạo ra 1 loại trứng.
- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử.
2. Ôn tập một số dạng bài tập cơ bản
a. Nội dung cần ghi nhớ
a.1.Phương pháp xác định tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- Bài toán cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Nếu hai tính trạng được quy định bởi hai gen khác nhau mà “tỉ lệ kiểu hình chung của hai tính trạng đó” bằng “tích các tỉ lệ kiểu hình riêng của hai tính trạng” thì hai tính trạng đó được quy định bởi hai gen phân li độc lập.
a.2. Một số kiến thức vận dụng để giải bài tập
Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập: 
- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp sẽ tạ ra tối đa 2n loại giao tử.
- Tỉ lệ của mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen có trong giao tử đó.
- Số kiểu tổ hợp bằng tích số loại giao tử đực với số loại giao tử cái.
- Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen.
- Tỉ lệ kiểu gen bằng tích tỉ lệ của các cặp gen
- Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng.
- Tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ kiểu hình của các cặp tính trạng có trong kiểu hình đó.
Ta có bảng:
Số cặp gen dị hợp tử (F1)
Số loại giao tử của F1
Số kiểu tổ hợp F2
Số loại kiểu gen F2
Tỉ lệ kiểu gen F2
Số loại kiểu hình F2
Tỉ lệ kiểu hình F2
1 (Aa x Aa)
2
4
3
1:2:1
2
3:1
2 (AaBb x AaBb)
4
16
9
(1:2:1)2
4
(3:1)2
3 (AaBbDd x AaBbDd)
8
64
27
(1:2:1)3
8
(3:1)3
n
2n
4n
3n
(1:2:1)n
2n
(3:1)n
b. Bài tập tương tác.
Câu 1: Biết các gen khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, một cơ thể có kiểu gen AaBbEE khi giảm phân bình thường sẽ cho giao tử AbE với tỉ lệ bao nhiêu?
½.	B. ¼	C/. 1/8.	D.1/16.
Câu 2: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các tính trạng là
A. các gen không có hoà lẫn vào nhau.	
B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau.
C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn.	
D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 3: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) là
A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 4: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? 
A. AaBbDd × aabbDD. 	 	 	 	B. AaBbdd × AabbDd. 
C. AaBbDd × aabbdd. 	 	 	 	D. AaBbDd × AaBbDD.
Câu 5: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 6: Biết rằng quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE giảm phân tạo giao tử. Theo lí thuyết, loại giao tử chứa 4 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1.	B. 1/4.	C. 1/2.	D. 1/8.
Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ
A. 1/8.	B. 3/16.	C. 1/3.	D. 2/3.
Câu 8: Xét cơ thể cái có kiểu gen AaBbEE giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Có 1 tế bào giảm phân thì chỉ sinh ra tối đa 1 loại giao tử.
II.Có 2 tế bào giảm phân thì tối đa sẽ cho 2 loại giao tử.
III.Cơ thể này giảm phân tạo giao tử AbE chiếm tỉ lệ ¼.
IV. Giả sử có 3 tế bào giảm phân thì tỉ lệ các loại giao tử có thể là 2:1.
A. I, II, III.	B. II, III.	C. II, III, IV.	D. I, II, III, I V.
Câu 9: Xét cơ thể đực có kiểu gen AaBbDDEe giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 1 tế bào giảm phân thì chỉ sinh ra tối đa 8 loại giao tử.
II. Có 2 tế bào giảm phân thì tối đa sẽ cho 4 loại giao tử.
III. Giả sử có 3 tế bào giảm phân sinh ra 6 loại giao tử thì mỗi loại giao tử chiểm tỉ lệ 1/6.
IV. Cơ thể đực này giảm phân tạo ra 8 loại giao tử.
A. I, II.	B. II, III, IV.	C. III, IV.	D. I, II, III, IV.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_chu_de.doc