Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tuần 6, Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tuần 6, Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của GV:

- Máy chiếu, máy tính và các tư liệu tranh ảnh, flash, video.

- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính.

- Tranh vẽ hình SGK , Giấy A¬¬0 , bút dạ

- SGK, Sách giáo viên và tài liệu tham khảo.

- Phiếu giao bài, phiếu học tập và đáp án

 2. Chuẩn bị của HS:

- HS Sưu tầm các tranh ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học

- Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở nhà.

- Phiếu giao bài, phiếu học tập đã trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị.

- SmartPhone hoặc Ipad có nối mạng.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 4180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tuần 6, Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH 12
Thời lượng: 1 tiết (Tiết 6 - Bài 6)
Ngày soạn: 16/9/2021
Ngày dạy: Tuần 6
TÊN CHỦ ĐỀ: VẠT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
 I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất Năng lực
MỤC TIÊU
STT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức Sinh học
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
(1)
- Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST.
(2)
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
(3)
Tìm hiểu thế giới sống
- Học viên xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì.
(1)
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
(2)
- Vai trò của đột biến số lượng NST với thực tiễn và tiến hóa của sinh vật
(3)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Liệt kê được một số công nghệ sinh học ứng dụng trong y học , thực tiến
(1)
- Giải thích nguyên nhân sự khác biệt của các loài sinh vật.
(2)
- Giải thích được sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.
(3)
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ 
và tự học
- Năng lực trình bày suy nghĩ,ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
(1)
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về đột biến và vai trò, ý nghĩa của đột biến. Một số công nghệ sinh học ứng dụng NST và đột biến số lượng NST.
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả.
- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận.
(2)
Giải quyết vấn đề sáng tạo
- Từ kiến thức về đột biến gen gen, tìm hiểu, vận dụng trong kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi cấy VSV sản xuất các sản phẩm sinh học
(1)
Thể chất
- Kỹ năng thu thập phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình nhận thúc
(1)
CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
(1)
- Ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng thời có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội chứng do đột biến số lượng NST như các hội chứng Đao, Tớcnơ, Klaiphentơ ...
(2)
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
(3)
Chăm chỉ
- Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của thầy cô hướng dẫn
(1)
Trung thực
- Từ những thành tựu khoa học xây xựng niềm tin, thế giới quan khoa học
(1)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của GV:
- Máy chiếu, máy tính và các tư liệu tranh ảnh, flash, video.
- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính.
- Tranh vẽ hình SGK , Giấy A0 , bút dạ 
- SGK, Sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập và đáp án
 2. Chuẩn bị của HS:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở nhà.
- Phiếu giao bài, phiếu học tập đã trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị.
- SmartPhone hoặc Ipad có nối mạng. 	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
STT
Câu hỏi
Đánh giá nôi dung trình bày
1
Thế nào là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
2
Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể ?
3
Nêu hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
4
Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
5
Liệt kế một số bệnh, tật liên qua đến đột biến cấu trúc NST ?
3. Dạy học bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về đột biến số lượng NST
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Cơ thể sinh vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể bình thường 2n, điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể sinh vật nào đó của loài mang bộ nhiễm sắc thể không phải là 2n? Tại sao xuất hiện những cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể đó? GV cho HS quan sát một số hình ảnh về đột biến số lượng NST
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST.
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm đột biến số lượng NST đã được học lớp 9.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm và phân loại, cơ chế phát sinh và hậu quả, ý nghĩa của đột biến lệch bội.
1. Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1 kết hợp đọc SGK mục I trong thời gian 7 phút và hoàn thành những yêu cầu sau :
- Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa các thể: không, một, ba và bốn nhiễm. Từ đó đưa ra công thức tổng quát về số lượng NST trong các dạng trên.
- Trình bày khái niệm đột biến lệch bội.
- Thế nào là thể một kép, thể 4 kép?
- Những cơ chế nào làm xuất hiện đột biến lệch bội?
- Vì sao đột biến lệch bội thường gây chết hoặc giảm sức sống?
- Nêu vai trò của đột biến lệch bội.
2. Mỗi nội dung tương ứng, yêu cầu 1 vài học sinh trả lời và cho lớp cùng thảo luận để thống nhất, hoàn thiện từng đơn vị kiến thức. Với mỗi đơn vị kiến thức GV có thể chốt lại để học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng đột biến đa bội.
1. Phát phiếu học tập số 1 theo nhóm bàn.
2. Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 6.2, 6.3 kết hợp độc lập đọc SGK mục II và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 trong thời gian 10 phút.
3. Thu phiếu trả lời của 1 nhóm bất kì treo/chiếu lên bảng để cả lớp cùng quan sát, nhận xét. Đồng thời yêu cầu các nhóm còn lại trao đổi kết quả để kiểm tra chéo cho nhau.
4. Gọi một số học sinh bất kì( thuộc nhóm khác) nhận xét đánh giá kết quả, bổ sung từng phần trong phiếu được treo trên bảng. 
5. Nhận xét đánh giá hoạt động và của từng nhóm và bổ sung, hoàn thiện những nội dung học sinh làm chưa đúng. (cung cấp phiếu đáp án hoặc sửa trực tiếp trên tờ kết quả của 1 nhóm đã được treo lên cho cả lớp thảo luận).
HS nhắc lại khái niệm
HS tìm hiểu khái niệm và phân loại, cơ chế phát sinh và hậu quả, ý nghĩa của đột biến lệch bội
- Quan sát hình + đọc SGK.
- Giống: Biến đổi số lượng NST ở 1 hay một số cặp.
- Khác: thể không: thiếu cả 2 NST của cặp; thể một: thiếu 1 NST của cặp; thể 3: thừa 1 NST của cặp; thể 4: thừa 2 NST của cặp.
- Nêu khái niệm.
- Thể 4 kép: thừa 4 NST ở 2 cặp khác nhau; thể 1 kép: thiếu 2 NST ở 2 cặp khác nhau.
- NST không phân li trong nguyên phân, giảm phân.
- Đột biến lệch bội thường gây chết vì làm mất cân bằng của toàn hệ gen.
HS tìm hiểu các dạng đột biến đa bội.
- Nhận phiếu học tập theo nhóm bàn.
- Quan sát hình và độc lập đọc SGK sau đó thảo luận nhóm để cùng nhau hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1.
- 1 nhóm nộp phiếu học tập, các nhóm còn lại trao đổi phiếu để kiểm tra chéo cho nhau.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung những nội dung chưa hoàn chỉnh của phiếu trên bảng.
- Ghi bài theo nội dung đã chỉnh sửa ở phiếu học tập
* Khái niệm chung: ( 2’)
I/ Đột biến lệch bội. ( 18’)
1. Khái niệm và phân loại :
- Khái niệm: SGK
- Phân loại : Thường gặp 2 dạng phổ biến : thể một 2n-1, thể ba 2n+1.
Ngoài ra còn có thể gặp các dạng : thể không, thể một kép, thể ba kép, thể bốn, thể bốn kép.
2. Cơ chế phát sinh: 
Do rối loạn phân bào-> một hoặc vài cặp NST không phân li. 
- Sự không phân li xảy ra trong giảm phân-> giao tử bất thường, thụ tinh với giao tử bình thường-> thể lệch bội.
- Sự không phân li xảy ra trong nguyên phân tế bào sinh dưỡng -> thể khảm
3. Hậu quả: SGK.
4. ý nghĩa: 
 Đột biến lệch bội tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
II/ Đột biến đa bội. ( 15’)
1.Khái niêm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
*) Khái niệm.
 Là dạng đột biến làm tăng một số nguyờn lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n
	Vớ dụ: 3n, 4n, 5n, 6n, 7n, 8n,....trong đú 3n, 5n,7n,... gọi là đa bội lẻ; cũn 4n, 6n, 8n,... gọi là đa bội chẵn
*) Cơ chế phát sinh: 
Gv giảng giải theo sơ đồ.
2.Khái niêm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
*) Khái niệm.
Là hiờn tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khỏc nhau trong 1 tế bào.
*) Cơ chế phát sinh: 
Gv giảng giải theo sơ đồ.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội.
Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá và chọn giống vì nó góp phần hình thành nên loài mới, giống mới( chủ yếu là thực vật có hoa.
C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.
- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).
Câu 11: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra đưỡ các dạng tứ bội nào sau đây?
(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (5)
C. (1), (2) và (4)
D. (1), (4) và (5)
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 12: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. AAb, aab, b
B. Aab, b, Ab, ab
C. AAbb
D. Abb, abb, Ab, ab
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Giải thích :
Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b → Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O)(b) = AAb, aab, b.
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Phiếu học tập 
	Hãy phân biệt đột biến lệch bội với đột biến đa bội theo bảng sau:
Chỉ tiêu phân biệt
Đột biến lệch bội
Đột biến đa bội
Khái niệm
Các dạng
Cơ chế hình thành
Hậu quả
Vai trò
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Nêu một vài ví dụ về hiện tượng đa bội ở thực vật.
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
	- Trả lời các câu hỏi bài 6:
- Đọc trước bài 6.
	- Hoàn thành phiếu giao bài 6.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC ( PHỤ LỤC)
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
B, PHIẾU GIAO BÀI
1 Đọc trước bài 6 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
2. Trả lời các câu hỏi :
(1) Thế nào là đột biến số lượng nhiễm sắc thể ?
(2) Mô tả các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể ?
(3) Liệt kế một số bệnh, tật ở người, động thực vật liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể ?
(4) Ý nghĩa của đột biến số lượng số lượng nhiễm sắc thể với thực tiễn và tiến hóa ?
(5) Làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
	A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.	B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
	C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.	D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 2: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
	A. lệch bội.	B. đa bội.	C. cấu trúc NST.	D. số lượng NST.
Câu 3: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ
	A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
	B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
	C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến. 	 D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.
Câu 4: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
	A. 2n – 2	B. 2n – 1 – 1	C. 2n – 2 + 4	D. A, B đúng.
Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:
	A. AAa x AAa.	B. AAa x AAaa.	C. AAaa x AAaa.	D. A, B, C đúng.
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
	A. 35 cao: 1 thấp.	B. 5 cao: 1 thấp.	C. 3 cao: 1 thấp.	D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 7: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
	A. thể ba.	B. thể ba kép.	C. thể bốn.	D. thể tứ bội
Câu 8: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
	A. 35 cao: 1 thấp.	B. 5 cao: 1 thấp.	C. 3 cao: 1 thấp.	D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
	A. 35 cao: 1 thấp.	B. 11 cao: 1 thấp.	C. 3 cao: 1 thấp.	D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 10: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
	A. 12.	B. 24.	C. 25.	D. 23.
Câu 11: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
	A. thể ba.	B. thể ba kép.	C. thể bốn.	D. thể tứ bội
Câu 12: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là
	A. thể ba.	B. thể ba kép.	C. thể bốn.	D. thể tứ bội
Câu 13: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
	A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.	B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
	C. AaBbDDddEe và AaBbEe.	D. AaBbDddEe và AaBbdEe.
Câu 14: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
	A. một số cặp nhiễm sắc thể.	B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
	C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.	D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
	A. 11 đỏ: 1 vàng.	B. 5 đỏ: 1 vàng.	C. 1 đỏ: 1 vàng.	D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 16: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?
	A. 7.	B. 14.	C. 35.	D. 21.
Câu 17: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là
	A. AAaa x AAAa	B. AAAa x AAAa	C. AAaa x AAAA	D. AAAA x AAAa
Câu 18: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa
	A. 2, 4, 5.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 3, 5.	D. 1, 2, 4.
Câu 19: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
	A. 2/9	B. 1/4	C. 1/8	D. 1/2.
* Câu 20: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
	A. AaBbDDdEe và AaBbddEe.	B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
	C. AaBbDDddEe và AaBbEe.	D. AaBbDddEe và AaBbddEe.
* Câu 21: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
	A. AaBb, O.	B. AaB, b.	C. AaB, Aab, B, b.	D. AaB, Aab, O.
C, CÁC HỒ SƠ KHÁC
V. PHÊ DUYỆT
VI. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tuan_6_bai_6_dot_bien_so_luong_nhiem.docx