Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 41: Diễn thế sinh thái
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm diễn thế sinh thái.
- Nêu được đặc điểm diễn thế nguyên sinh và thứ sinh, điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại diễn thế.
- Nêu được các nhóm nguyên nhân gây ra diễn thế, lấy ví dụ minh họa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
2.Kĩ năng: Quan sát tranh, phân tích thông tin, tương tác trên bài học
3.Thái độ:- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
* Tích hợp bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu: Phần III,IV
4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp thông tin, sử dụng công nghệ thông tin.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 41: Diễn thế sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN BÀI GIẢNG ELEARNING Bài 41 : DIỄN THẾ SINH THÁI SINH HỌC LỚP 12- BAN CƠ BẢN I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Hiểu được khái niệm diễn thế sinh thái. - Nêu được đặc điểm diễn thế nguyên sinh và thứ sinh, điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại diễn thế. - Nêu được các nhóm nguyên nhân gây ra diễn thế, lấy ví dụ minh họa. - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. 2.Kĩ năng: Quan sát tranh, phân tích thông tin, tương tác trên bài học 3.Thái độ:- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên * Tích hợp bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu: Phần III,IV 4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp thông tin, sử dụng công nghệ thông tin. II. Chuẩn bị: - Máy tính hoặc điện thoại có cài đặt phần mềm Elearning và kết nối internet IV.Tiến trình trình bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - Học sinh làm 3 bài tập về kiến thức đã học trong bài “Quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã“ - Hiển thi lần lượt các bài tập để HS tương tác Hoạt động 2: Khái niệm diễn thế HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - Yêu cầu học sinh quan sát hình 41.1(SGK) mô tả sự biến đổi của sinh vật và môi trường qua các giai đoạn?=> HS trả lời thông qua bài tập nhận thức - Diễn thế là gì? Lấy ví dụ minh họa? - Chiếu hình 41.1(SGK) - Bài tập nhận thức: HS làm bài Tiểu kết - Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Hoạt động 3: Các loại diễn thế HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - Yêu cầu học sinh xem hình ảnh 3 ví dụ về 2 loại diễn thế. => HS làm bài tập nhận thức từ việc quan sát hình ảnh để thấy đươc đặc điểm 2 loại diễn thế - GV phân tích ví dụ và chốt lại kiến thức - GV : Hãy cho biết sự khác nhau giữa 2 loại diễn thế? - HS: trả lời thông qua bài tập tương tác => GV chốt lại điểm khác nhau giữa 2 loại diễn thế - Hình ảnh ví dụ, giáo viên diễn giảng - Bài tập phân tích - Bảng kiến thức 2 loại diễn thế - Bài tập tương tác Tiểu kết- Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Kiểu diễn thế sinh thái Các giai đoạn của diễn thế sinh thái Giai đoạn khởi đầu Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối Diễn thế nguyên sinh Môi trường trống trơn chưa có sinh vật sống Các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Quần xã tương đối ổn định Diễn thế thứ sinh Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật sinh sống. Các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Quần xã tương đối ổn định hoặc suy thoái Hoạt động 4 Nguyên nhân gây diễn thế HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - GV yêu cầu hs làm bài tập nhận thức: từ kiến thức thực tế và kiến thức đã học hs phân loại các nguyên nhân gây ra diễn thế thành 3 nhóm chủ yếu=> HS thấy được có 3 nhóm nguyên nhân và có thể tự lấy thêm được các ví dụ khác.=> gv chiếu hình ảnh minh họa về các nguyên nhân - GV đưa ra câu hỏi gợi mở về tác hại của các hành động tiêu cực của con người và cho hs xem 1 số hình ảnh để tự cảm nhận. Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên - Bài tập nhận thức: nối cột - Chiếu clip hình ảnh có nhạc nền để hs cảm nhận - Chiếu clip hình ảnh có nhạc nền để hs cảm nhận Tiểu kết - Nguyên nhân : + Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu... + Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật...). Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái. Hoạt động 5 : Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - GV yêu cầu hs làm bài tập nhận thức: từ kiến thức thực tế và kiến thức đã học hs dự đoán sự biến đổi trong tự nhiên của 2 quần xã trong bài tập => GV chốt lại kiến thức - Bài tập nhận thức:chọn từ điền vào chỗ trống Tiểu kết - Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. 4.Củng cố - HS trả lời bài tập trắc nghiệm 5. Dặn dò- Gợi mở cho hs tìm hiểu thêm và vận dụng kiến thức vào trong thực tế. Giáo viên thực hiện Trần Thị Thủy
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_12_bai_41_dien_the_sinh_thai.doc
- Bản thuyết minh- dienthesinhthai.doc
- BIA.doc
- in bia dĩa.doc