Giáo án phát triển năng lực học kì II môn Hóa học - Lớp 12 - Năm 2017

Giáo án phát triển năng lực học kì II môn Hóa học - Lớp 12 - Năm 2017

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức

- Nêu được các phương pháp điều chế kim loại.

- Giải thích được nguyên tắc chung của việc điều chế kim loại.

2. Kĩ năng

- Từ tính khử khác nhau của các kim loại biết cách chọn được phương pháp thích hợp để điều chế kim loại dưa vào dãy điện hóa.

II- CHUẨN BỊ

- GV: Đinh sắt và dung dịch CuSO4 và điện phân dung dịch CuSO4.

III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hoá học chung của kim loại?

3. Bài mới

 

doc 121 trang phuongtran 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực học kì II môn Hóa học - Lớp 12 - Năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn bài: 12/11/2017
Tiết dạy: 37-38
Hoa Lư, ngày .tháng ..năm ........
Kí duyệt
Nguyễn Văn A
Bài 21: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức
- Nêu được các phương pháp điều chế kim loại.
- Giải thích được nguyên tắc chung của việc điều chế kim loại.
2. Kĩ năng
- Từ tính khử khác nhau của các kim loại biết cách chọn được phương pháp thích hợp để điều chế kim loại dưa vào dãy điện hóa.
II- CHUẨN BỊ
- GV: Đinh sắt và dung dịch CuSO4 và điện phân dung dịch CuSO4.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hoá học chung của kim loại?
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu về nguyên tắc điều chế kim loại
GV hỏi: Trong tự nhiên kim loại nào thường tồn tại ở dạng tự do?
GV dẫn dắt: Vậy muốn có kim loại đơn chất phải làm thế nào?
GV dẫn dắt: Trong thực tế để khử các ion kim loại người ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiều về phương pháp nhiệt luyện
+ PP nhiệt luyện:
- GV giới thiệu pp nhiệt luyện.
- Yêu cầu HS viết ptpứ điều chế Cu, Fe bằng pp nhiệt luyện:
 CuO + H2 Fe3O4 + CO 
 Fe2O3 + Al 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp thủy luyện
+ PP thuỷ luyện.
GV giới thiệu pp thuỷ luyện.
- GV yêu cầu HS viết ptpư khi cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 và Cu tác dụng với dung dịch AgNO3.
- GV yêu cầu HS lấy một ví dụ khác về pp dùng kim loại mạnh đẩy ion kim loại yếu hơn ra khỏi muối.
Hoạt động 4: (Tiết 2) Tìm hiểu về phương pháp điện phân
+ PP điện phân.
- GV nêu câu hỏi: Những kim loại như thế nào thì phải điều chế bằng pp điện phân nóng chảy? Khi đó nguồn electron cung cấp cho ion kim loại được lấy ở đâu?
- HS viết phương trình ở các điện cực và ptpư chung của sự điện phân nóng chảy: NaCl; NaOH; Al2O3.
- GV giới thiệu điện phân dung dịch.
- GV giới thiệu định luật Farađay.
I. NGUYÊN TẮC
 Mn+ + ne M
II. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp nhiệt luyện
Đ/c Kloại sau Al: như Zn, Fe, Cu, .. ở dạng oxit bằng: H2, C, CO hoặc kim loại mạnh nung nóng.
PbO + H2 Pb + H2O
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO
2. Phương pháp thuỷ luyện
- Dùng kim loại khử mạnh Fe, Cu.. đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch.
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
3. Phương pháp điện phân
a) Điện phân nóng chảy (kim loại Al)
2Al2O3 4Al + 3O2
MgCl2 Mg + Cl2
b) Điện phân dung dịch
+) Muối có oxi: Muối + H2O Kl + Axit + O2
+) Muối halogen (trừ F-): CuCl2 Cu + Cl2
c) Tính lượng chất thu được ở các điện cực
Đl Farađay: 
m: Khối lượng chất thu được ở các điện cực (gam).
A: Khối lượng mol nguyên tử các chất thu được ở điện cực.
n: Số electron nguyên tử hoặc ion cho hoặc nhận.
I: Cường độ dòng điện (ampe).
t: Thời gian điện phân (giây).
F: Hằng số Farađay F = 96500 .
IV- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV hệ thông các pp điều chế kim loại.
- Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 aM trong thời gian 30phút với I =1,34 thì hết màu xanh dung dịch. Tính a.
V- RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn bài: 14/11//2017
Tiết dạy: 39
Hoa Lư, ngày .tháng ..năm 2018
Kí duyệt
Nguyễn Văn A
Bài 23. LUYỆN TẬP
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được kiến thức điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại.
- Giải thích được bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại.
2. Kĩ năng
- Tính toán được lượng kim loại thu được theo các phương pháp hoặc theo các đại lượng có liên quan.
3. Thái độ
- Phát hiện được tác hại của sự ăn mòn kim loại, nhất là ở nước ta ở vào vùng nhiệt đới gió mùa, nóng nhiều vào độ ẩm cao. 
II- CHUẨN BỊ
- GV: Bài luyện tập.
- HS: Ôn tập kiến thức về điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài luyện tập:
Hoạt động 1: Trình bày được kiến thức về điều chế kim loại.
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên tắc chung điều chế kim loại là gì? Có những pp nào điều chế kim loại?
+ Cho biết mối liên hệ giữa pp điều chế kim loại và dãy điện hoá kim loại. Cho biết Cu có thể điều chế bằng pp nào?
Hoạt động 2: Làm bài tập
Câu 1: Phân biệt, tách chất:
a. Các dung dịch sau: AlCl3; ZnSO4; NH4Cl và (NH4)2CO3; NaCl và Na2SO4 bằng 1 hoá chất.
b. Các chất rắn sau: Al; Al2O3; Fe. Bằng 1 hoá chất.
c. Tách các kim loại: Al, Fe. Cu, Ag.
Câu 2: Điều chế
a. Từ FeS2 viết các phản ứng điều chế Fe.
b. Từ Na2SO4 viết phương trình điều chế Na.
Câu 3: Cho hỗn hợp A các chất sau: Al, Mg, Fe, Cu chia làm 2 phần. Phần 1 cho vào dung dịch HCl loãng, dư ( hoặc H2SO4 loãng) thu được khí A1 và dung dịch B1. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B1 thu kết tủa C1. Lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D1. Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 dư thấy khí không màu bay ra và sau còn lại chất rắn A2 và dung dịch B2. Tiếp tục cho H2SO4 loãng dư vào bình chứa A2 và B2 lại thu khí NO. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 4: Cho x mol Fe, y mol Cu vào dung dịch chứa z mol AgNO3. Viết phương trình phản ứng và cho biết có mấy trường hợp có thể xảy ra, tính số mol các chất sau phản ứng trong từng trường hợp.
Hướng dẫn: Có 7 TH.
Câu 5: Cho hợp kim Y được tạo từ 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịchHCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịchC.
Hướng dẫn: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
	0,05-a	0,03 a = 0,02
Áp dụng bảo toàn electron: x+ 2y = 0,03.3 + 2.a = 0,13 mol (*)
Giả thiết: 108x +64y + 56.(0,05-a)= 8,12 gam hay: 108x +64y = 6,44 g(2*)
Theo (*, 2*): x = 0,03 và y =0,05 ..
V- RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn bài: 15/11/2017
Tiết dạy: 40
Hoa Lư, ngày .tháng ..năm 2018
Kí duyệt
Nguyễn Văn A
Bài 24: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI, SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I -MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được kiến thức về: dãy điện hoá kim loại, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại.
- Tiến hành được một số thí nghiệm:
	So sánh phản ứng của Al, Fe, Cu với H+ trong dung dịch HCl (dãy điện hoá kim loại).
	Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4 (điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối).
	Zn phản ứng với dung dịch H2SO4, dung dịch H2SO4 thêm CuSO4 (sự ăn mòn điện hoá học)
2. Kĩ năng
- Thực hành hoá học: làm việc được với dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, quan sát hiện tượng.
- Vận dụng giải thích được các vấn đề có liên quan về dãy điện hoá của kim loại, về sự ăn mòn kim loại, chống ăn mòn kim loại.
II - CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
- Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, dũa hoặc giấy giáp.
2. Hoá chất
Kim loại: Mg, Fe, Cu.
Dung dịch: HCl, H2SO4 và CuSO4.
III - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài thực hành
Hoạt động 1: Công việc đầu buổi thực hành
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành và một số điểm lưu ý trong tiết thực hành: Đánh giấy giáp Al để mất lớp Al2O3.
- GV có thể làm mẫu từng thí nghiệm:..
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá kim loại.
- Tiến hành thí nghiệm như SGK.
- Chú ý: Nên dùng dây Fe cắt lấy từng đoạn nhỏ và thay Al bằng Mg.
	 Dùng dung dịch HCl loãng với lượng 8 ml để trông rõ hiện tượng hơn.
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh đảy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối
- Tiến hành thí nghiệm như SGK.
Chú ý: - Dùng dấy giáp đánh sạch thanh Fe (đinh Fe) để phản ứng xảy ra nhanh và rõ ràng hơn.
Hoạt động 4: Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hoá học.
- Tiến hành thí nghiệm như SGK.
Chú ý: - Dùng lượng H2SO4 loãng và nhiều; nên dùng tấm Zn (lấy búa đập bẹp viên kẽm). - Nên cho 2 giọt CuSO4 loãng.
Giải thích: Cu2+ oxi hoá mạnh hơn H+ nên xảy ra phản ứng: Cu2+ + Zn Zn2+ + Cu. Phản ứng tạo ra Cu bám trên bề mặt Zn đủ điều kiện ăn mòn điện hoá vì vậy khí H2 thoát ra nhanh hơn và Zn bị phá huỷ nhanh hơn 
IV- CÔNG VIỆC SAU BUỔI THỰC HÀNH
- GV nhận xét đánh giá buổi thực hành.
- HS thu dọn hoá chất, dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học. Viết tường trình thí nghiệm.
V- RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn bài: 3/1/2018
Tiết dạy: 41
Hoa Lư, ngày .tháng ..năm 2018
Kí duyệt
Nguyễn Văn A
BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
	HS biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
	HS hiểu được
- TCHH: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
b. Kĩ năng 
- Dự đoán TCHH, kiểm tra và kết luận về tinh chất của đơn chất kim loại kiềm. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
c. Thái độ
- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.
- Giáo dục ý thức sử dụng hợp lí, an toàn hóa chất và bảo vệ môi trường.
2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các phiếu học tập.
- Giáo án. Bảng tuần hoàn, bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm.
- Dụng cụ, hóa chất: Na, bình đựng O2, bình đựng khí Cl2 (tùy điều kiện), cốc thủy tinh, nước; Sơ đồ thùng điện phân NaCl nóng chảy điều ché natri.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ: tính chất hóa học của kim loại, các phương pháp điều chế kim loại, vị trí của một nguyên tố trong BTH.
- Chuẩn bị bài mới theo sgk.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
+ Ở hoạt động trải nghiệm kết nối: khai thác kiến thức về cấu hình electron nguyên tử để giải quyết mục vị trí trong BTH, cấu hình electron nguyên. Kết hợp với kiến thức thực tế để tạo hứng thú học tập cho HS.
+ Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung sau: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế kim loại kiềm..
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm để hình thành kiến thức mới.
+ Củng cố: HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. 
- Nội dung HĐ: Nhớ lại các kiến thức về kiểu mạng tinh thể kim loại, tính chất hóa học đặc trung của kim loại và các phương pháp điều chế kim loại, đặc điểm lớp e ngoài cùng.
 b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi tìm chủ để khái quát cho mỗi bức tranh lồng ghép kiểm tra bài cũ. 
- Cho một HS lên bảng nhìn lần lượt vào 5 bức tranh và cho biết các bức tranh đó mô tả điều gì?
- GV đưa ra 5 bức tranh với 5 chủ đề sau : 
1. Các kiểu mạng tinh thể kim loại
2. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại.
3. Tính chất hóa học đặc trung của kim loại: Tính khử.
4. Các phương pháp điều chế kim loại.
	5. Ứng dụng của kim loại kiềm.
- Sau đó GV cho HS khác trong lớp đánh giá và chấm điểm học sinh.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS thường đưa ra các chủ đề cụ thể mà không đưa ra các chủ đề khái quát cho mỗi bức tranh,khi đó giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi gợi mở cho học sinh
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung các câu hỏi.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
 Đánh giá thông qua câu trả lời của học sinh ngay tại lớp.
Đánh giá thông qua nhận xét của các bạn trong lớp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1 (3 phút): Tìm hiểu vị trí trong BTH và cấu hình electron
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm, dự đoán được tính chất hóa học của kim loại kiềm, so sánh được với các kim loại khác thuộc cùng chu kì .
- Phát triển năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- HS làm việc độc lập 
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để hoàn thành phiếu học tập số 1 
PHIẾU HỌC TẬP 1
Hoàn thành các thông tin trong bảng sau và rút ra nhận xét
Gồm các nguyên tố
Cấu hình electron
Cấu trúc mạng tinh thể
Nhận xét:
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: , Vị trí chung trong BTH: 
- Các mức oxi hóa: .
- Tính chất hóa học đặc trưng , so với các kim loại khác thuộc cùng chu kì:
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số bạn trình bày kết quả, các bạn khác góp ý, bổ sung. 
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể gặp khó khăn khi viết cấu hình e của các nguyên tử có Z lớn.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV.
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 
- Thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs và Fr (nguyên tố phóng xạ).
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 (n là số thứ tự của lớp).
Li: [He]2s1	Na: [Ne]3s1	K: [Ar]4s1 Rb: [Kr]5s1 Cs: [Xe]6s1
- Cấu trúc mạng tinh thể: lập phương tân khối.
+ GV đánh giá kết quả hoạt động: thông qua quá trình HS HĐ cá nhân.
+ GV dẫn dắt: cấu trúc mạng tinh thể giống nhau vậy tinhc chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại kiểm biến đổi như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lí 
a. Mục tiêu hoạt động
- HS biết: Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp) và nguyên nhân gây nên những tính chất vật li đó.
- Phát triển năng lực quan sát, suy luận; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm
- Kĩ thuật đọc tích cực 
b. Phương thức tổ chức HĐ:
- Hoạt động nhóm: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 HS, sử dụng kĩ thuật đọc tích cực và các thông tin ở hoạt động 1 cùng với bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm trên màn chiếu hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP 2
Hãy cho biết các thông tin và trả lời câu hỏi sau về kim loại kiềm:
1. Màu sắc: ..
2. Nhiệt độ sôi: Quy luật biến đổi khi Z tăng: ..
3. Nhiệt độ nóng chảy: . Quy luật biến đổi khi Z tăng: ..
4. Khối lượng riêng: . Quy luật biến đổi khi Z tăng: ..
5. Độ cứng: . . Quy luật biến đổi khi Z tăng: ..
6. Giải thích quy luật biến đổi đó: ..
 ..
- HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn học sinh chuẩn hóa kiến thức và cho điểm nhóm báo cáo.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm học sinh ghi trong vở theo phiếu học tập số 2:
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
+ Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
+ Nguyên nhân:kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu 
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS còn lúng túng khi giải thích nguyên nhân gây tính chất vật lí.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
 + Thông qua quan sát: GV chú ý theo dõi khi các nhóm thảo luận, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu tính chất hóa 
 a. Mục tiêu hoạt động
- HS hiểu: tính chất của kim loại kiềm: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Phát triển năng lực hoạt động nhóm; thực hành, thí nghiệm; tư duy, suy luận.
- Kĩ thuật phòng tranh.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS HĐ nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3:
PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Làm các thí nghiệm sau:
- TN1: Na tác dụng với O2. – TN2: Na tác dụng với H2O, có sẵn vài giọt phenolphtalein 
2.Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng chứng minh.
3. Kết luận về tính chất hóa học của kim loại kiềm.
4. Nêu thêm một số phản ứng khác để chứng minh tính chất hóa học đó.
- HĐ nhóm: Học sinh làm thí nghiệm để kết luận về tính chất của kim loại kiềm.
- HĐ chung cả lớp: GV yêu cầu các nhóm HS treo kết quả, nhận xét và chấm điểm chéo nhau, góp ý, bổ sung cho nhóm bạn; GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS: học sinh lúng túng trong thao tác làm thí nghiệm và xử lí hóa chất sau thí nghiệm. GV quan sát để điều chỉnh kịp thời và xử lí hợp lí, an toàn hóa chất bảo vệ môi trường, đồng thời lưu ý HS về cách bảo quản kim loại kiềm trong thực tế.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: 
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ Li ® Cs.
M ® M+ + 1e
Trong các hchất, các KLK có số oxi hoá +1.
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với oxi
Na + O2 ® 2Na2O (natri oxit)
b. Tác dụng với clo
2Na + Cl2 ® 2NaCl
2. Tác dụng với axit (phản ứng xảy ra mãnh liệt, thường gây nổ)
2Na + 2HCl ® 2NaCl + H2
3. Tác dụng với nước
2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
ð Để bảo vệ kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
 + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
 + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 4 (8 phút): Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
 a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được các ứng dụng; trạng thái tự nhiên; phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
- Phát triển năng lực hoạt động nhóm; năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Kĩ thuật phòng tranh 
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS HĐ cá nhân: Các em hãy quan sát các hình ảnh ở phần trải nghiệm kết nối, kết hợp SGK và kiến thức thực tế nêu ứng dụng và trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm.
- HĐ nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm như hoạt động 3, cho HS quan sát sơ đồ thùng điện phân hoặc video mô phỏng điện phân nóng chảy NaCl, để nêu nguyên tác điều chế kim loại kiềm. Trình bày sơ đồ và ptpu xảy ra. 
- HĐ chung cả lớp: GV yêu cầu các nhóm treo kết quả, một số nhóm trình bày ý kiến; các nhóm khác góp ý, bổ sung; GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: 
IV. ỨNG DỤNG, TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Ứng dụng:
 - Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ ngoài cùng thấp.
Thí dụ: Hợp kim Na-K nóng chảy ở nhiệt độ 700C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
 - Hợp kim Li – Al siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
 - Cs được dùng làm tế bào quang điện.
2. Trạng thái thiên nhiên
Tồn tại ở dạng hợp chất: NaCl (nước biển), một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat có ở trong đất.
3. Điều chế: Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: 
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các HS tìm hiểu về ứng dụng, trạng thái tự nhiên để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. 
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các HS về các ứng dụng, trạng thái tự nhiên, GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập 4
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Mỗi bàn là một nhóm: trao đổi, cùng giải quyết yêu cầu trong phiếu học tập.
- Học sinh trả lời theo nhóm, kết quả được trình bày trên bảng. Các nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác.
- GV: quan sát khi HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
PHIẾU HỌC TẬP 4 
Câu 1: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na? 
A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. 	B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Dd Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. 	D. Dd NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. 
Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:
A. sự khử ion Na+. 	B. Sự oxi hoá ion Na+.	 
C. Sự khử phân tử nước.	D. Sự oxi hoá phân tử nước
Câu 3: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất.	B. số lớp electron.
C. số electron ngoài cùng của nguyên tử.	D. cấu tạo đơn chất kim loại.
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chất
A. KOH	B. NaOH	C. K2CO3	D. HCl
Câu 5: Kiểu mạng tinh thể của các kim loại Na, K, Ba là:
A. lập phương tâm khối	B. lập phương tâm diện C. lập phương đơn giản	D. lục phương
Câu 6: Khi cho dung dịch HCl từ từ tới dư vào dung dịchNa2CO3 thấy 
A.xuất hiện ngay bọt khí. 	B. Một thời gian sau thấy có bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. 	D. Không có hiện tượng gì.
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là 
A. NaOH và NaClO. 	B. Na2CO3 và NaClO. 	
 C. NaClO3 và Na2CO3.	 	D. NaOH và Na2CO3
Câu 8: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dd HCl 1M vào 100ml dd chứa Na2CO3 và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là?
	A. 0,03	B. 0,01	C. 0,02	D. 0,015
Câu 9: Cho 4,6 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
	A. 9,85	B. 11,7	C. 5,85	D. 8,775
Câu 10: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là
A. 100 ml.	B. 200 ml.	C. 300 ml.	D. 600 ml.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Là kết quả của yêu cầu trong phiếu học tập.
- Kiểm tra, đánh giá:
+ Thông qua quan sát quá trình hợp tác của các HS trong nhóm, quá trình hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện khó khăn của HS để có giải pháp hỗ trợ.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Độ chính xác của kết quả về các yêu cầu trong phiếu học tập; khả năng chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh kiến thức.
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng: (2 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn và mở rộng kiên sthuwcs của học sinh .
b. Nội dung hoạt động:
HS giải quyết các câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các ứng dụng của mỗi kim loại kiềm?
Câu 2: Thuốc muối và bệnh đau dạ dày
Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết nguyên nhân gây đau dạ dày? Loại thuốc đơn giản được sử dụng để giảm cơn đau dạ dày hiện nay là gì? Cơ chế giảm đau? Nêu các ứng dụng khác của thuốc muối?
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, internet ) để giải quyết các câu hỏi .
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm
- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày vào đầu giờ tiết sau. GV nên có sự động viên, khích lệ HS. 
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn bài: 5/1/2018
Tiết dạy: 42
Hoa Lư, ngày .tháng ..năm 2018
Kí duyệt
Nguyễn Văn A
Bài 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ
HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
A. Kiến thức
Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
- Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).
b. Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của KL kiềm thổ
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ
c. Thái độ
- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.
2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các phiếu học tập.
- Giáo án. Bảng tuần hoàn, bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
- Dụng cụ, hóa chất: Mg, Ca,bình đựng O2, HCl, HNO3, cốc thủy tinh, nước
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ: tính chất hóa học của kim loại, , vị trí của một nguyên tố trong BTH.
- Chuẩn bị bài mới theo sgk.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. 
- Nội dung HĐ: Nhớ lại các kiến thức về kiểu mạng tinh thể kim loại, tính chất hóa học của kim loại kiềm, đặc điểm lớp e ngoài cùng.
 b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi tìm chủ để khái quát cho mỗi bức tranh lồng ghép kiểm tra bài cũ. 
- Cho một HS lên bảng nhìn lần lượt vào 5 bức tranh và cho biết các bức tranh đó mô tả điều gì?
- GV đưa ra 5 bức tranh với 5 chủ đề sau : 
1. Các kiểu mạng tinh thể kim loại
2. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại.
3. Tính chất hóa học đặc trung của kim loại: Tính khử.
- Sau đó GV cho HS khác trong lớp đánh giá và chấm điểm học sinh.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS thường đưa ra các chủ đề cụ thể mà không đưa ra các chủ đề khái quát cho mỗi bức tranh,khi đó giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi gợi mở cho học sinh
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung các câu hỏi.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
 Đánh giá thông qua câu trả lời của học sinh ngay tại lớp.
Đánh giá thông qua nhận xét của các bạn trong lớp.
B.Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu vị trí trong BTH và cấu hình electron
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ, dự đoán được tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ, so sánh được tính khử các kim loại kiềm thổ .
- Phát triển năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- HS làm việc độc lập 
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để hoàn thành phiếu học tập số 1 
PHIẾU HỌC TẬP 1
Hoàn thành các thông tin trong bảng sau và rút ra nhận xét
Gồm các nguyên tố
Cấu hình electron
Số e lớp ngoài cùng
Nhận xét:
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: , Vị trí chung trong BTH: 
- Các mức oxi hóa: .
- Tính chất hóa học đặc trưng , so với các kim loại khác thuộc cùng chu kì:
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số bạn trình bày kết quả, các bạn khác góp ý, bổ sung. 
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể gặp khó khăn khi viết cấu hình e của các nguyên tử có Z lớn.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV.
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 
- Thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: Be, Mg, Ca Rs Ba 
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 (n là số thứ tự của lớp).
BeLi: [He]2s2	Mg: [Ne]3s2 Ca: [Ar]4s2 Sr: [Kr]5s2 Ba: [Xe]6s2
+ GV đánh giá kết quả hoạt động: thông qua quá trình HS HĐ cá nhân.
+ GV dẫn dắt: tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại kiểm biến đổi như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lí 
a. Mục tiêu hoạt động
- HS biết: Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp) - Phát triển năng lực quan sát, suy luận; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm
- Kĩ thuật đọc tích cực 
b. Phương thức tổ chức HĐ:
- Hoạt động nhóm: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 HS, sử dụng kĩ thuật đọc tích cực và các thông tin ở hoạt động 1 cùng với bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm trên màn chiếu hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP 2
Hãy cho biết các thông tin và trả lời câu hỏi sau về kim loại kiềm thổ
1. Màu sắc: ..
2. Nhiệt độ sôi: 
3. Nhiệt độ nóng chảy: . ..
4. Khối lượng riêng: . ..
- HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn học sinh chuẩn hóa kiến thức và cho điểm nhóm báo cáo.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
* Sản phẩm học sinh ghi trong vở theo phiếu học tập số 2:
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Màu trắng bạc , dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ.
* Đánh giá giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát: GV chú ý theo dõi khi các nhóm thảo luận, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học
 a. Mục tiêu hoạt động
- HS hiểu: tính chất của kim loại kiềm thổ: Tính khử mạnh 
- Phát triển năng lực hoạt động nhóm; thực hành, thí nghiệm; tư duy, suy luận.
- Kĩ thuật phòng tranh.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS HĐ nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3:
PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Làm các thí nghiệm sau:
- TN1: Mg tác dụng với O2. – TN2: Ca tác dụng với H2O, có sẵn vài giọt phenolphtalein 
- TN3: Mg td với HNO3
2.Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng chứng minh.
3. Kết luận v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_nam.doc