Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 2, Tiết 6: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1.Mục tiêu: Đ, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng cách đưa ra các ví dụ sau để học sinh Xác định cách dùng từ trong các trường hợp sau: trường hợp nào dùng từ đúng?
1/Tổng thống và phu nhân.
2/Chị là phu nhân chiều chồng, chăm con.
3/Báo Thiếu niên nhi đồng.
4/Thiếu niên nhi đồng lang thang cơ nhỡ.
5/Tổng thống và vợ.
6/Chị là một người vợ chiều chồng, chăm con.
7/Báo Trẻ em.
8/Trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Tuần: 2; Tiết:6; Ngày soạn: 03/9/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Môn học: Ngữ văn; lớp:12 Thời gian thực hiện: 01 tiết I.MỤC TIÊU DẠY HỌC TT KIẾN THỨC MÃ HOÁ 1 Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt. KT NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe 2 Nhận thức được trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương diện: tình cảm, nhận thức, hành động. Đ 3 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến sự trong sáng của tiếng Việt. N 4 Có khả năng tạo lập các văn bản sử dụng tiếng Việt trong sáng trong học tập, trong đời sống. V NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. GT-HT 6 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ 7 Năng lực tự học: chủ động trong các vấn đề học tập. TH PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM 8 - Biết quý trọng, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt. - Trân trọng những giá trị của nền văn học dân tộc. - Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước. YN, TT, TN II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, Học liệu: SGK, phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá HĐ 1: Khởi động (5 phút) Kết nối - Đ1 Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, gợi mở Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; Do GV đánh giá. HĐ 2: Khám phá kiến thức (35 phút) Đ1,Đ2,N1,GT-HT,GQVĐ Các phương diện thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 3: Luyện tập Đ2,GQVĐ Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng HS tự làm Đánh giá bài làm ở nhà của HS. HĐ 4: Vận dụng (5 phút) N1, V1, YN, TT, TN Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao về bài học. Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình. Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1.Mục tiêu: Đ, GQVĐ 2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học. 3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng 4.Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng cách đưa ra các ví dụ sau để học sinh Xác định cách dùng từ trong các trường hợp sau: trường hợp nào dùng từ đúng? 1/Tổng thống và phu nhân. 2/Chị là phu nhân chiều chồng, chăm con. 3/Báo Thiếu niên nhi đồng. 4/Thiếu niên nhi đồng lang thang cơ nhỡ. 5/Tổng thống và vợ. 6/Chị là một người vợ chiều chồng, chăm con. 7/Báo Trẻ em. 8/Trẻ em lang thang cơ nhỡ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm:Gợi ý trả lời: 1-3-6-8 GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm . Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS GV dẫn dắt vào bài mới:Đã là người Việt Nam thì bất cứ ai trong chúng ta cũng biết sử dung tiếng Việt trong công việc giao tiếp hàng ngày, nhưng sử dụng tiếng Việt như thế nào để đảm bảo sự trong sáng và đạt hiệu quả cao? Đó là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) 2.1. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 1. Mục tiêu: KT,Đ, N, GT - HT 2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra. 3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Sự trong sáng của tiếng Việt: 1. Thể hiện ở hệ thống các chuẩn mực và những quy tắc, phương thức chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu...vì vậy phải luôn luôn tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó à Những sự chuyển đổi, sáng tạo vẫn đảm bảo sự trong sáng khi tuân thủ theo những quy tắc chung của tiếng Việt. 2. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. 3. Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. à Lời nói thô tục, bất lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt, vì vậy phải có tính lịch sự, văn hoá khi sử dụng tiếng Việt. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp cặp đôi, giao nhiệm vụ cho các cặp HS nghiên cứu thực hiện các yêu cầu sau: + Giải thích khái niệm trong sáng của tiếng Việt. + Nêu các biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt. + Phân tích các ví dụ SGK. + Lấy thêm các ví dụ về sự trong sáng của tiếng Việt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời : o “Trong”: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục. o “Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 2.2. TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 1. Mục tiêu: Đ,N,GT-HT,GQVĐ Giúp HS nhận thức được trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Nội dung: Tìm hiểu trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. II.Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 1. Về thái độ, tình cảm: Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, xem đó là “thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”. 2. Về nhận thức: - Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có những hiểu biết về tiếng Việt. Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp. - Hiểu biết đó không chỉ qua học tập ở trường, mà còn bằng tự học hỏi. 3. Về hành động: - Sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực và quy tắc, trong đó có các quy tắc chuyển hoá, biến đổi. - Không lạm dụng tiếng nước ngoài làm vẩn đục tiếng Việt. - Tránh những lối nói thô tục, thiếu văn hoá. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 3 nhóm HS theo 3 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu GV đặt ra các câu hỏi cho HS: Nhóm 1: Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải có thái độ và tình cảm như thế nào đối với tiếng Việt? Nhóm 2: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có hiểu biết về tiếng Việt hay không? Và là thế nào để có những hiểu biết về tiếng Việt? Nhóm 3: Về mặt hành động, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mọi người cần sử dụng tiếng Việt như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (HS tự làm) 1. Mục tiêu: Đ, N, GT-HT, GQVĐ 2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học 3.Sản phẩm: Phiếu học tập. 4.Tổ chức hoạt động học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đánh dấu bài tập trong SGK: Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 12 tập 1) Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn. Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại. Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 12 tập 1) Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh (chị) cho là lạm dụng bằng từ ngữ tiếng Việt tương xứng. Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lí file đồ hoạ, một hacker xưng là “cocoruder” đã công bố chi tiết về hai vắn đề tương tự trong hệ điều hành. Bài 1 (trang 44 sgk ngữ văn 12 tập 1) Chọn câu văn trong sáng trong những câu sau và phân tích sự trong sáng đó: a) Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể. b) Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể. c) Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể. d) Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Bài 2 (trang 45 sgk ngữ văn 12 tập 1) Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt. Bạn chờ đợi gì trong ngày lễ Tình nhân – một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất? Ca sĩ V tiết lộ: Tôi là con người dễ thương và lãng mạn, hiện tại tôi cũng yêu như thế”. Vậy lãng mạn trong ngày Valentine của chàng hoàng tử này sẽ như thế nào? Còn ca sĩ T vẫn luôn mơ về một chàng “bạch mã hoàng tử”, vậy nàng mong chờ chàng hoàng tử của mình sẽ ra sao trong ngày Tình yêu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm bài tập ở nhà vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi vài HS trình bày bài làm trong tiết học tới GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm. Câu Nội dung Điểm 1 Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 12 tập 1) Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tìm nhận dọc đường đi của mình dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những thứ mà thời đại đem lại. Hướng dẫn chấm HS đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn:2,0 điểm HS không trả lời: 0 điểm 3,0 2 Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 12 tập 1) Đoạn văn trên lạm dụng các từ ngữ nước ngoài: file, hacker, fan Có thể thay thế bằng những từ ngữ tiếng Việt: tệp tin, tin tặc, người hâm mộ Hướng dẫn chấm: HS nêu được đủ ý : 2,0 điểm HS không trả lời: 0 điểm 3,0 3 Bài 1 (trang 44 sgk ngữ văn 12 tập 1) - Ở câu a không giữ được sự trong sáng của tiếng Việt bởi vì sử dụng thừa từ “đòi hỏi”, khiến câu không có chủ ngữ, vị ngữ - Các câu b,c, d đều đảm bảo sự trong sáng tiếng Việt: đầy đủ thành phần câu, diễn đạt rõ ràng, trong sáng Hướng dẫn chấm: HS nêu được đủ 2 ý: 2,0 điểm HS không trả lời: 0 điểm 2,0 4 Bài 2 (trang 45 sgk ngữ văn 12 tập 1) Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân. Hướng dẫn chấm: HS nêu được như đáp án: 2,0 điểm HS không trả lời: 0 điểm 2,0 Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5p) 1.Mục tiêu: N, V, YN 2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống 3.Sản phẩm: câu trả lời miệng 4.Tổ chức hoạt động học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt vấn đề thảo luận: Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy nêu sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hiện nay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết lên bảng sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hiện nay. GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Ba phương diện thể hiện sự trong sáng của TV. - Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói về sự học hỏi trong cách nói năng hàng ngày. 2- Bài sắp học: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài, luyện tập trong SGK .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_2_tiet_6_giu_gin_su_trong_sang_cu.doc