Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 11+12 - Năm học 2020-2021 - Dương Bích Huyền
I. Nội dung chủ đề
1) Căn cứ lựa chọn chủ đề:
Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập 1 có một số văn bản kíhiện đại Việt Nam được dạy học đọc hiểu chính thức như: Người lái đò Sông Đà (trích) của Nguyễn Tuân; Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Các văn bản được dạy học đọc hiểu chính đang được các giáo viên dạy tách rời nhau, mức độ kiến thức và kĩ năng ở bài sau chưa cao hơn, phức tạp hơn bài trước, bài nào giáo viên cũng phải dạy với thời lượng như nhau (2 tiết/bài cho dạy đọc hiểu chính thức). Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả, và sau khi học xong, nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản kíhiện đại Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng này, có thể nhóm các văn bản kí Việt Nam hiện đại thành một chủ đề để dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc hiểu nói riêng và năng lực đọc nói chung cho học sinh. Có thể đặt tên cho chủ đề này là: Đọc hiểu kíhiện đại Việt Nam.
2) Nội dung chủ đề:
Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:
- Huy động những kiến thức, kĩ năng về đọc hiểu kí nói chung, kítrung đạiViệt Nam (đã học ở lớp 9, lớp 11).
- Hướng dẫn học sinh đọc hiểu 02 tác phẩm kíhiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn 12 (Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?).
- Tích hợp với phân môn Làm văn: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 02 bài làm văn:Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu kíhiện đại Việt Nam.
Thời lượng dạy học chủ đề này là 06 tiết ở gần cuối học kì I, trong đó giáo viên sẽ sử dụng 04 tiết để dạy đọc hiểu chính thức (2 văn bản), 01 tiết để dạy học sinh:Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; 01 tiết để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chủ đề.
II. Mục tiêu
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2006) quy định các chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các bài học về văn bản kí hiện đại Việt Nam như sau:
Mức độ cần đạt:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích tác phẩm kí: vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn.
- Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên váo việc làm bài văn nghị luận văn học.
- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận;
- Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận;
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận.
Nay, khi nhóm thành chủ đề như đã nói ở trên, học xong chủ đề này, HS sẽ được hình thành và phát triển cho HS những năng lực, phẩm chất sau:
- Năng lực giao tiếp (cụ thể là khả năng đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam, gồm các kiến thức, kĩ năng cơ bản, cụ thể sau đây:
+ Tóm tắt nội dung của các văn bản (đoạn trích).
+ Hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Biết nhận diện sự việc chính trong kí.
+ Hiểu được sự phản ánh nhiều mặt cùa đời sống xã hội trong tác phẩm kí, sự đa dạng về nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật.
+ Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, vẻ đẹp hình tượng, các biện pháp nghệ thuật của các đoạn trích.
+ Nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại.
+ Xác định và phân tích các hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật chính (thông qua hệ thống chi tiết, hình ảnh nghệ thuật.).
+ Chỉ ra và phân tích được nghệ thuật kể chuyện dựa vào đặc trưng nghệ thuật của các kí hiện đại Việt Nam: chân thực, đa dạng, phong phú.
+ Vận dụng hiểu biết về kí hiện đại Việt Nam để đọc hiểu các kí hiện đại Việt Nam khác cùng thời kì.
+ Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân.
- Các năng lực khác: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực công nghệ thông tin
- Phẩm chất:
+ Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
Tuần 11, 12. (từ tiết 41 đến tiết 46)Ngày soạn: 12 – 11 - 2020 Chủ đề1: ĐỌC HIỂU KÍHIỆN ĐẠI VIỆT NAM (6 tiết) I. Nội dung chủ đề 1) Căn cứ lựa chọn chủ đề: Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập 1 có một số văn bản kíhiện đại Việt Nam được dạy học đọc hiểu chính thức như: Người lái đò Sông Đà (trích) của Nguyễn Tuân; Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Các văn bản được dạy học đọc hiểu chính đang được các giáo viên dạy tách rời nhau, mức độ kiến thức và kĩ năng ở bài sau chưa cao hơn, phức tạp hơn bài trước, bài nào giáo viên cũng phải dạy với thời lượng như nhau (2 tiết/bài cho dạy đọc hiểu chính thức). Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả, và sau khi học xong, nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản kíhiện đại Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, có thể nhóm các văn bản kí Việt Nam hiện đại thành một chủ đề để dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc hiểu nói riêng và năng lực đọc nói chung cho học sinh. Có thể đặt tên cho chủ đề này là: Đọc hiểu kíhiện đại Việt Nam. 2) Nội dung chủ đề: Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập sau: - Huy động những kiến thức, kĩ năng về đọc hiểu kí nói chung, kítrung đạiViệt Nam (đã học ở lớp 9, lớp 11). - Hướng dẫn học sinh đọc hiểu 02 tác phẩm kíhiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn 12 (Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?). - Tích hợp với phân môn Làm văn: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 02 bài làm văn:Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; - Kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu kíhiện đại Việt Nam. Thời lượng dạy học chủ đề này là 06 tiết ở gần cuối học kì I, trong đó giáo viên sẽ sử dụng 04 tiết để dạy đọc hiểu chính thức (2 văn bản), 01 tiết để dạy học sinh:Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; 01 tiết để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chủ đề. II. Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2006) quy định các chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các bài học về văn bản kí hiện đại Việt Nam như sau: Mức độ cần đạt: - Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích tác phẩm kí: vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn. - Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. - Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại. - Biết vận dụng những hiểu biết trên váo việc làm bài văn nghị luận văn học. - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; - Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận. - Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận; - Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận. Nay, khi nhóm thành chủ đề như đã nói ở trên, học xong chủ đề này, HS sẽ được hình thành và phát triển cho HS những năng lực, phẩm chất sau: - Năng lực giao tiếp (cụ thể là khả năng đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam, gồm các kiến thức, kĩ năng cơ bản, cụ thể sau đây: + Tóm tắt nội dung của các văn bản (đoạn trích). + Hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. + Biết nhận diện sự việc chính trong kí. + Hiểu được sự phản ánh nhiều mặt cùa đời sống xã hội trong tác phẩm kí, sự đa dạng về nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật. + Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, vẻ đẹp hình tượng, các biện pháp nghệ thuật của các đoạn trích. + Nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại. + Xác định và phân tích các hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật chính (thông qua hệ thống chi tiết, hình ảnh nghệ thuật...). + Chỉ ra và phân tích được nghệ thuật kể chuyện dựa vào đặc trưng nghệ thuật của các kí hiện đại Việt Nam: chân thực, đa dạng, phong phú. + Vận dụng hiểu biết về kí hiện đại Việt Nam để đọc hiểu các kí hiện đại Việt Nam khác cùng thời kì. + Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân. - Các năng lực khác: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực công nghệ thông tin - Phẩm chất: + Yêu gia đình, quê hương, đất nước. + Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. III. Bảng mô tả mức độ nhận thức của học sinh ở chủ đề đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, - Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lý giải sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên những hiểu biết về kí hiện đại Việt Nam được học trong chương trình và sách giáo khoa. - Nhận diện được người kể chuyện, ngôi kể, trình tự kể. - Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Khái quát đặc điểm riêng về cách kể chuyện của từng nhà văn. - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa vào nghệ thuật kể chuyện. - Ứng dụng /Bắt chước những cách kể chuyện đã học vào thực tế đời sống giao tiếp của bản thân. - Tóm tắt nội dung tác phẩm. - Lý giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện, chi tiết tiêu biểu. - So sánh các tình tiết, sự kiện trong cùng một tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. - Vận dụng vào làm văn nghị luận văn học. - Kể chuyện sáng tạo. -Chuyển thể văn bản (kịch, phim) - Nhận diện hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ). - Giải thích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật (hình tượng nhân vật) - Trình bày cảm nhận/đánh giá về nhân vật (làm văn nghị luận văn học) - Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. (Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ việc tìm hiểu nhân vật. - Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại kí. - Lí giải ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại kí. - Khái quát được phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Vận dụng vào làm văn nghị luận văn học, thể hiện được suy nghĩ, khám phá riêng của bản thân về các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại kí. - Nhận ra được quan điểm, tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. - Lí giải được quan điểm, tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. - Nhận xét, đánh giá về quan điểm, tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua các tác phẩm. - Vận dụng/Học tập những quan điểm, tư tưởng tích cực của các nhà văn (qua những tác phẩm đã học) vào thực tế đời sống của bản thân. - Nhận biết những yếu tố thuộc về phong cách nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm (chẳng hạn: chất tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân, chất Huế, chất thơ trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường ). - Lí giải những yếu tố thuộc về phong cách nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm. - Nhận xét, đánh giá những yếu tố thuộc về phong cách nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm. - So sánh phong cách nghệ thuật của các nhà văn. - Nhận biết được các văn bản viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK) - Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK). - Vận dụng hiểu biết thể loại để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK). - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên đặc điểm về thể loại của các tác phẩm viết theo thể kí hiện đại Việt Nam (ngoài chương trình và ngoài SGK). IV. Biên soạn câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất học Các câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ sẽ được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của người học khi kết thúc chủ đề. 1.Vớiđoạn tríchNgười lái đò Sông Đà, có thể sử dụng bảng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Sưu tầm các tư liệu (sách, báo, tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, phim (điện ảnh) có liên quan đến hoàn cảnh sáng tác và nội dung của văn bản. - Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Vận dụng những hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác để tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của đoạn trích theo đặc trưng của thể kí (nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật) - Trình bày hiểu biết của em về thể loại kí. - Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại kí hiện đại Việt Nam - Tìm hiểu văn bản để làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của thể loại kí hiện đại - Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân -Quan niệm về cái đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân qua tác phẩm là gì? -Tác phẩm giúp cho em hiểu biết thêm gì về tác giả? - Nêu xuất xứ của tác phẩm.. - Nêu hiểu biết về tùy bút “Sông Đà”. - Vì sao tác giả chọn Sông Đà làm hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm? - Làm rõ sự khác biệt trong cách thể hiện hình tượng Sông Đà trong đoạn trích của Nguyễn Tuân với một số sáng tác cùng đề tài. -Sông Đà hiện lên trong tác phẩm như một “nhân vật” có hai cá tính như thế nào với nhau? -Xây dựng hình tượng Sông Đà như thế tác giả muốn gửi gắm điều gì? - Liệt kê các chi tiết nghệ thuật xây dựng hình tượng Sông Đà và người lái đò Sông Đà. - Cảm nhận về một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Đánh giá về một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. -Hình tượng người lái đò được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? -Qua hình tượng người lái đò sông Đà tác giả muốn phát biểu quan niệm gì? -Bút pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật Sông Đà là gì? -Quan niệm về cái đẹp của nhà văn qua hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò Sông Đà như thế nào? - Rút ra một số bài học cho bản thân và những người xung quanh sau khi học xong tác phẩm (về tình yêu đất nước, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự hào, thái độ trân trọng, gìn giữ đất nước...) - Phân tích ý nghĩa của một số bài học cho bản thân và những người xung quanh sau khi học xong tác phẩm. - Đưa ra được những tình huống cụ thể để vận dụng một số bài học cho bản thân và những người xung quanh sau khi học xong tác phẩm. - Rút ra và vận dụng những bài học sau khi đọc xong các tác phẩm kí khác vào thực tế đời sống của bản thân. 2. Với đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, có thể sử dụng bảng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Sưu tầm các tư liệu (sách, báo, tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, phim (điện ảnh) có liên quan đến hoàn cảnh sáng tác và nội dung của văn bản. Trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm (Phiếu học tập số 1) -Theo thứ tự văn bản, nhà văn đã “định danh” sông Hương bằng các hình ảnh nào? Ghi lại các từ ngữ miêu tả tiêu biểu cho mỗi sự “định danh”đó. (Phiếu học tập số 2, mục 1) -Chỉ ra và phân tích nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp dòng sông đoạn từ trong lòng Trường Sơn đến hết ngoại vi thành phố Huế của tác giả. (Phiếu học tập số 2, mục 3) -Cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như thế nào qua phần văn bản này? -Những vẻ đẹp của sông Hương gợi cho anh/chị cảm nhận, liên tưởng gì? Anh/Chị ấn tượng nhất với vẻ đẹp nào? Vì sao? (Phiếu học tập số 2, mục 2) -Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong lòng thành phố Huế (Phiếu học tập số 3) -Phân tích vẻ đẹp lịch sử, thi ca của dòng sông Hương (Phiếu học tập số 4, mục 1,2) -Phân tích vẻ đẹp lịch sử, thi ca của dòng sông Hương (Phiếu học tập số 4, mục 3, 4,5) -Tìm hiểu vẻ đẹp văn hóa của dòng sông Hương trong bài kí theo gợi dẫn từ phiếu học tập số 5 -Tìm hiểu nhan đề văn bản theo gợi dẫn từ phiếu học tập số 6 Tổng kết bài học bằng cách ghi vắn tắt nội dung từng phần theo gợi dẫn từ phiếu học tập số 7 - Rút ra một số bài học cho bản thân và những người xung quanh sau khi học xong tác phẩm (về tình yêu đất nước, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự hào, thái độ trân trọng, gìn giữ đất nước...) - Phân tích ý nghĩa của một số bài học cho bản thân và những người xung quanh sau khi học xong tác phẩm. - Đưa ra được những tình huống cụ thể để vận dụng một số bài học cho bản thân và những người xung quanh sau khi học xong tác phẩm. - Rút ra và vận dụng những bài học sau khi đọc xong các tác phẩm kí khác vào thực tế đời sống của bản thân. V. Tiến trình dạy học Trước hết, để tổ chức các hoạt động học tập của HS khi dạy học chủ đề Đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây: * Đọc hiểu kí hiện đại Việt Namphải bám sát vào đặc trưng thể loại: - Kí là một loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh ... Kí bao gồm nhiều thể như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút, ... - Kí hiện đại Việt Nam có những nét riêng về nội dung và nghệ thuật so với kí trung đại Việt Nam ở những giai đoạn khác: + Về nội dung: thể hiện tư tưởng yêu nước và bám sát đời sống bằng tác phẩm. Bản thân kí được sự bảo lãnh của chính thực tế đời sống; tính xác thực của thời gian, không gian, của biến cố, sự kiện và của con người. + Về nghệ thuật: tính xác thực của thời gian, không gian, của biến cố, sự kiện và của con người. * Dạy đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam phải chú ý đến mức độ đọc hiểu giữa các bài trong cụm bài để phát triển năng lực đọc hiểu. - Đọc hiểu chính thức: 02 văn bản “Người lái đò Sông Đà (trích)”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)”. - Dạy học tích hợp đơn vị kiến thức Làm văn (Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận). Với những bài đọc hiểu chính, GV cần tổ chức các hoạt động cho HS nắm được kết cấu, chi tiết, nhân vật, nghệ thuật tái hiện, nội dung ý nghĩa của tác phẩm Từ đó, để cho các em phát biểu những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về tác phẩm, nêu được những tình huống trong đời sống và học tập có sự vận dụng những tri thức, kĩ năng đã học từ tác phẩm Với bài Làm văn, GV dạy học tích hợp đơn vị kiến thức Làm văn (Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận) bằng cách quy nạp và thực hành vận dụng. * Dạy đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam phải chú ý đến mối quan hệ với dạy học phần Tiếng Việt và Tập làm văn. Đây là một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. Các văn bản kí hện đại Việt Nam được sử dụng để dạy đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn học sinh tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách làm văn (ở đây là làm văn nghị luận văn học và xã hội). Tuy nhiên, mỗi mạch kiến thức đều có tính độc lập và logic của nó. Vì thế, khi hướng dẫn HS đọc hiểu, GV cần đảm bảo cho HS tiếp nhận được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của mỗi tác phẩm, tránh tình trạng lạm dụng việc “tích hợp” để biến giờ đọc hiểu thành giờ học tiếng Việt, làm văn, dẫn đến phá vỡ việc tiếp nhận chỉnh thể văn bản kí hiện đại Việt Nam. Sau đó, giáo viên phân phối thời gian cho từng họat động dạy học. Trong chủ đề này, sẽ có 3 hoạt động chính như sau: Đầu tiên, giáo viên sử dụng 04 tiết đầu để dạy học sinh đọc hiểu kĩ văn bản (Người lái đò Sông Đà; Ai đã đặt tên cho dòng sông?); sau đó, giáo viên dành 01tiết để hướng dẫn học sinh tìm luyện tập (Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận); cuối cùng, giáo viên sử dụng 01 tiết để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chủ đề. Ngữ liệu để kiểm tra là một văn bản tương đương nhưng không có trong sách giáo khoa (Xem Phiếu học tập số 8). Từ đó, giáo viên xác định mục tiêu, phương tiện cần thiết, cách thức tổ chức dạy học như sau: 1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tùy bút “Người lái đò Sông Đà” (trích) a) Mục tiêu: Giúp HS hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam, bao gồm: + Nắm được nội dung bài kí, kể lại/tóm tắt nội dung của văn bản/ đoạn trích + Phân tích kết cấu của bài kí. + Xác định và phân tích các hình tượng nhân vật, nhất là hình tượng nhân vật chính (thông qua hệ thống chi tiết, hình ảnh nghệ thuật...). + Chỉ ra và phân tích được nghệ thuật viết kí dựa vào đặc trưng nghệ thuật của các bài kí hiện đại Việt Nam: bám sát đời sống.; tính xác thực của thời gian, không gian, của biến cố, sự kiện và của con người. + Nêu và lý giải được nội dung ý nghĩa của bài kí. + Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân. Từ đó, học sinh được phát triển các năng lực khác như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực công nghệ thông tin ; đồng thời được bồi dưỡng các phẩm chất như yêu gia đình, quê hương, đất nước; nhân ái, khoan dung; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên b) Phương tiện cần thiết: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Phiếu học tập, tranh/ảnh minh họa, video clip (nếu có), máy tính và máy chiếu, các phương tiện khác. c) Tổ chức dạy học: * Trước khi tổ chức dạy học, giáo viên cần xác định đặc điểm của bài học, mức độ dạy học ở từng bài như sau: - Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân): Đây là bài học thứ nhất trong chủ đề Đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam ở lớp 12. Tùy bút này tiêu biểu cho lối viết theo khuynh hướng ngợi ca và cảm hứng lãng mạn mà HS đã được học đọc hiểu ở lớp 8. Chính vì vậy, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu tiếp các bài kí cùng giai đoạn này nói chung, đọc hiểu tùy bútNgười lái đò Sông Đànói riêng. Đồng thời, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đọc hiểu tùy bút Người lái đò Sông Đàtheo đặc trưng của thể loại. Sau đây là một số lưu ý về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài kí định hướng cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học của học sinh: Về nội dung: Vẻ đẹp đa dạng của sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn của Nguyễn Tuân. Về nghệ thuật: Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường): Đây là bài học thứ hai trong chủ đề Đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam ở lớp 12. Với đoạn trích từ bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, giáo viên lưu ý về nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn trích định hướng cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học của học sinh: Về nội dung: Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước. Về nghệ thuật: Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. * Khi tổ chức dạy học, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản thông qua hệ thống các bài tập/nhiệm vụ. Có 2 nhóm hoạt động được thực hiện trong bước này, đó là đọc văn bản và tìm hiểu văn bản. Với hoạt động đọc văn bản (gồm cả đọc Chú thích), học sinh có thể thực hiện trước ở nhà, đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn và một vài lưu ý trong chú thích. Với hoạt động tìm hiểu văn bản, học sinh sẽ kết hợp sử dụng Phiếu học tập trả lời một số câu hỏi, làm một số bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận... để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại kí hiện đại Việt Nam như đã nói ở trên. Với bài Người lái đò Sông Đà, học sinh sẽ đọc hiểu văn bản thông qua các hoạt động sau: (1) Đọc văn bản. (2) Tìm hiểu văn bản: HS sẽ thực hiện các hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp để hiểu các khía cạnh chính sau đây của bài tùy bút: - Hình tượng Sông Đà - Hình tượng người lái đò Sông Đà - So sánh nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù và nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà. - Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà. - Ý nghĩa của tác phẩm Giáo viên có thể sử dụng bảng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ ở trên để hướng dẫn HS đọc hiểu tùy bút Người lái đò Sông Đà. Với văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?,để thực hiện hoạt động đọc hiểu như trên, bên cạnh cách thức tổ chức truyền thống (thông qua các câu hỏi dạng tái hiện thông thường và tự luận), giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện hệ thống các bài tập đọc hiểu dưới các dạng thức và mức độ khác nhau: bài tập trắc nghiệm, hoàn thành sơ đồ, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ theo những gợi dẫn Bên cạnh các hoạt động đọc hiểu thông thường, học sinh còn tham gia vào các hoạt động khác: vẽ tranh, sưu tầm, viết cảm nhận Giáo viên nên để học sinh tiến hành các hoạt động này một cách nhẹ nhàng, phát huy tối đa sự sáng tạo của các em trên cơ sở chủ đề của bài học. 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố và phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam thông qua việc đọc hiểu một văn bản để được phát triển các năng lực và phẩm chất đã nêu ở trên. b) Phương tiện cần thiết: Sách giáo khoa, Phiếu học tập, tranh/ảnh minh họa, video clip (nếu có), máy tính và máy chiếu, các phương tiện khác. c) Tổ chức dạy học: Với bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?, học sinh sẽ đọc hiểu văn bản thông qua các hoạt động sau: (1) Đọc văn bản. (2) Tìm hiểu văn bản: HS sẽ thực hiện các hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp để hiểu các khía cạnh chính sau đây của bài bút kí: - Thủy trình của Hương giang - Dòng sông của lịch sử, thi ca và văn hóa - Nhan đề -Đặc sắc nghệ thuật - Ý nghĩa của tác phẩm Giáo viên có thể sử dụng bảng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ ở trên để hướng dẫn HS đọc hiểu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Với văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, để thực hiện hoạt động đọc hiểu như trên, bên cạnh cách thức tổ chức truyền thống (thông qua các câu hỏi dạng tái hiện thông thường và tự luận), giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện hệ thống các bài tập đọc hiểu dưới các dạng thức và mức độ khác nhau: bài tập trắc nghiệm, hoàn thành sơ đồ, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ theo những gợi dẫn Bên cạnh các hoạt động đọc hiểu thông thường, học sinh còn tham gia vào các hoạt động khác: vẽ tranh, sưu tầm, viết cảm nhận, làm dự án Giáo viên nên để học sinh tiến hành các hoạt động này một cách nhẹ nhàng, phát huy tối đa sự sáng tạo của các em trên cơ sở chủ đề của bài học. GIÁO ÁN CHI TIẾT TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG (5 phút)- Sử dụng PHT số 1, mục 1, tr. 59 - GV cho HS nghe ca khúc Tiếng gọi sông Đà của nhạc sĩ Trần Chung. - Hỏi: + Bài hát gợi lên trong em những cảm nhận gì? + Em thấy điều Nguyễn Tuân hi vọng về “tương lai Tây Bắc” đã được thể hiện như thế nào trong bài hát này? Cùng chia sẻ bằng lời về điều đó. -HS: Nghe ca khúc và tự do chia sẻ cảm nhận. Có thể thấy điều Nguyễn Tuân hi vọng đã được bộc lộ ở Người lái đò Sông Đà về việc dòng sông sẽ “cháy lên xanh cái lửa sắp tới của thủy điện” đã trở thành hiện thực và là nguồn cảm hứng cho bài hát Tiếng gọi sông Đà -Từ đó, giáo viên giới thiệu vào chủ đề: KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM trong chương trình Ngữ văn 12. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TG PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 5’ *Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể kí -Em hãy kể tên các tác phẩm kí đã học.– HS chia sẻ tự do những hiểu biết về các đoạn trích đã học ở lớp 9 và lớp 11 *GV Tích hợp kiến thức lí luận văn học để thuyết minh, hệ thống lại khái niệm, đặc điểm của thể kí. *GV gợi dẫn từ hai tp có trong chủ đề Kí hiện đại Việt Nam cho HS phát biểu về đặc điểm của hai thể: Tùy bút và thể Bút kí. A. THỂ KÍ I. Các tác phẩm kí đã học - Ở lớp 9: Vũ trung tùy bút(Tùy bút viết trong những ngày mưa) là một tp đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX) (xem thêm Ngữ văn 9, tập 1, tr. 62) (trích đoạn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh) –Phạm Đình Hổ: phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động. - Lớp 11: Thượng kinh kí sự(Kí sự đến kinh đô) Lê Hữu Trác-là tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh–Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm (Xem thêm Ngữ văn 11, tập 1, tr. 3).(Trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh) nói về việc Lê Hữu Tráclên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh cán. II. Khái niệm, đặc điểm Kí là một loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh, sự việc, câu chuyện có thật. Kí bao gồm nhiều thể như: tùy bút, bút kí, hồi kí, kí sự, nhật kí,... II. Một vài thể kí tiêu biểu 1. Thể Tùy bút - Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí. - Qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. -Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà (NguyễnTuân); Đường chúng ta đi (Nguyễn Trung Thành) 2.ThểBút kí - Bút kí là một thể kí có quy mô tương ứng với truyện ngắn, không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực. - Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. -Tác phẩm tiêu biểu:Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? –Hoàng Phủ Ngọc Tường, B. CÁC TÁC PHẨM B. CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU (80’) Bài 1: Người lái đò Sông Đà (Trích) Nguyễn Tuân TG PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 5’ HS nêu kết quả cần đạt (SGK tr. 185) * Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm. - HS nhớ lại kiến thức, trình bày, GV nhấn mạnh lại một số ý chính. -HS thực hiện Phiếu học tập số 1, tr. 59, mục 2. + HS trình bày cá nhân + GV kết luận Nói thêm:Tác phẩm được Nguyễn Tuân sáng tác trong chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh miền Bắc đang tiến hành xây dựng cuộc sống mới. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (Xem lại SGK Ngữ văn 11, tr. 107) - Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu, - Ông sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. 2. Tác phẩm a. Thể loại tùy bút b. Xuất xứ: in trong tập “Sông Đà” (1960) c. Hoàn cảnh sáng tác: Là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc d.Mục đích sáng tác: Tìm kiếm “chất vàng mười” trong thiên nhiên và con người Tây Bắc. 3’ *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản -Với hoạt động đọc văn bản (gồm cả đọc Chú thích), học sinh có thể thực hiện trước ở nhà, đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn và một vài lưu ý trong chú thích. -GV hướng dẫn HS cần đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm và cảm nhận mạch văn, giọng điệu, ngôn ngữ cực kì biến hoá của Nguyễn Tuân - Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Sau khi đọc, GV gọi 1 vài HS phát biểu cảm nhận chung về các hình tượng nổi bật trong đoạn trích; về văn phong Nguyễn Tuân. - Hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích “Chúng thuỷ giai Đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu” (Mọi dòng sông đều chảy theo hướng Đông. Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc). àÝ nghĩa của việc so sánh dòng chảy của sông Đà với những dòng sông khác là gì? II. Đọc - hiểu văn bản 1.Đọc văn bản 2.Tìm hiểu văn bản 2.1. Hình ảnh Sông Đà Hai câu thơ: “Chúng thuỷ giai Đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu”à Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà: Sông Đà như một nhân vật có cá tính độc đáo. Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược: hung bạo, dữ dằn và trữ tình, thơ mộng. 10’ -Sử dụng PHT số 2, tr. 60: Tìm hiểu nét hung bạo, dữ dằn của Sông Đàtheo gợi dẫn THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút - Làm việc nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm: Nhiệm vụ được giao: hoàn thành phiếu học tập số 2 (trong cuốn Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập). Nội dung: + Nhóm 1: Tìm hiểu về Cảnh đá bờ sông; + Nhóm 2: Tìm hiểu về Quãng mặt ghềnh Hát Loóng; + Nhóm 3: Tìm hiểu vềQuãng Tà Mường Vát + Nhóm 4: Tìm hiểu về“Chiến trường” Sông Đà - GV chỉ định thành viên của nhóm trình bày, thành viên của các nhóm còn lại phản biện. - Thời gian hoàn thành: 5 phút - Thời gian trình bày: 5 phút -Tóm lại, hình ảnh Sông Đà là biểu tượng cho điều gì? +HS trả lời cá nhân +GV giảng mở rộng a. Nét hung bạo, dữ dằn của Sông Đà - Cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, những đoạn đá “chẹt” lòng sông “như một cái yết hầu”, àso sánhàSông Đà hiện ra như một con quái vật - Quãng mặt ghềnh Hát Loóng: cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm ” àSử dụng cấu trúc câu trùng điệpà Sông Đà luôn hung hăng, “
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_tuan_1112_nam_hoc_2020_2021_duong_bic.doc