Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 64: Văn bản "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 64: Văn bản "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải nắm được:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được ý chí bất khuất , tinh thần chiến đấu của con người Tây Nguyên và con đường tất yếu để đi đến giải phóng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 - Hiểu được bút pháp nghệ thuật đậm tính sử thi và lãng mạn của truyện qua cách trần thuật, miêu tả thiên nhiên, nhân vật; qua ngôn ngữ và giọng điệu.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự .

- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc, hợp tác nhóm và làm việc độc lập với SGK.

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng phân tích hình ảnh để thu nhận kiến thức.

- Phát triển kỹ năng sưu tầm tư liệu, xử lý và sử dụng tư liệu, biết cập nhật thông tin có tính thời sự.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức tự học, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hình thành thái độ yêu thích văn học, yêu thích sự khám phá, tìm hiểu về mảnh đất và con người Tây Nguyên.

- Giáo dục tình yêu với đất nước , đảng , nhân dân; lòng căm thù giặc và ý thức trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân .

 

doc 26 trang Phước Dung 26/10/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 64: Văn bản "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning năm học 2016 - 2017
--------------------------------------
Bài giảng:
Tiết 64: Đọc văn RỪNG XÀ NU (tiết 1)
 - Nguyễn Trung Thành -
Chương trình Ngữ Văn, lớp 12
Giáo viên: Đặng Thị Vân Anh
Email: dangthivananh.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn
Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Email: nguyenthihuyentrang.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn
Trường THPT Văn Quán
Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 10/2016
PHẦN I: THIẾT KẾ GIÁO ÁN (KỊCH BẢN)
Tiết 64 Đọc văn: RỪNG XÀ NU (Tiết 1)
 - Nguyễn trung Thành - 
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải nắm được:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được ý chí bất khuất , tinh thần chiến đấu của con người Tây Nguyên và con đường tất yếu để đi đến giải phóng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - Hiểu được bút pháp nghệ thuật đậm tính sử thi và lãng mạn của truyện qua cách trần thuật, miêu tả thiên nhiên, nhân vật; qua ngôn ngữ và giọng điệu.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự .
- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc, hợp tác nhóm và làm việc độc lập với SGK.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng phân tích hình ảnh để thu nhận kiến thức.
- Phát triển kỹ năng sưu tầm tư liệu, xử lý và sử dụng tư liệu, biết cập nhật thông tin có tính thời sự. 
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức tự học, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hình thành thái độ yêu thích văn học, yêu thích sự khám phá, tìm hiểu về mảnh đất và con người Tây Nguyên.
- Giáo dục tình yêu với đất nước , đảng , nhân dân; lòng căm thù giặc và ý thức trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân .
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
 - Hỏi đáp +Nêu vấn đề
2. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo án, SGK, tranh ảnh, máy chiếu.
3. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểmtra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bằng 2 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1:Khát vọng sống mãnh liệt của những con người nghèo khổ được thể hiện sâu sắc nhất qua nhân vật nào trong truyện ngắn " Vợ nhặt" của Kim Lân?
 A. Bà cụ Tứ.
 B.Tràng.
 C.Người " Vợ nhặt”.
D.Những đứa trẻ xóm ngụ cư.
Câu 2:Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Vợ nhặt" là:
A. Qua tình huống truyện.
B. Khắc họa được những hình tượng sinh động.
C. Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ có tính biểu cảm.
D. Tạo tình huống truyện độc đáo, khắc họa được những hình tượng sinh động, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, có tính biểu cảm.
* Đáp án: 1- B, 2- D.
3. Bài mới
GV đặt vấn đề:Các em thân mến, Tây Nguyên trốn đại ngàn hoang vu, mảnh đất hoang sơ với những con người cần cù chịu thương, chịu khó. Tây Nguyên mảnh đất đau thương nhưng vô cùng anh dung trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Thực sự đã trở thành nguồn cảm hứng đối với nhiều nhà văn, nhà thơ trong đó có Nguyễn Trung Thành. Chúng ta đã từng biết đến mảnh đất Tây Nguyên qua bài thơ Bóng cây cơ nia . Một bài thơ rất hay viết về tình yêu thương, lòng chung thủy và sự tận tụy của người mẹ. Hôm nay, chúng ta lại biết mảnh đất Tây Nguyên đau thương mà anh dung này qua một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành – Truyện ngắn Rừng xà nu.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- GV chiếu video cho học sinh xem sau đó đặt câu hỏi: Qua đoạn video vừa xem, các em hãy cho biếtnhững nét khái quát nhất về tác giả Nguyễn Trung Thành?
- HS trả lời:
+Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh là Nguyên Ngọc, Nguyễn Kim. 
+Quê: Huyện Thăng Bình - Quảng Nam 
+ Nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, có vốn hiểu biết về đất nước – con người Tây Nguyên rất phong phú.
+ Đặc điểm sáng tác :mang đậm tính sử thi -phản ánh những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cộng đồng, những vấn đề lớn của cộng đồng
- GV bổ sung: Tây Nguyên trở thành niềm cảm hứng bất tận trong sáng tác của nhà văn. Vì thế, người ta nói rằng Nguyễn Trung Thành gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến nên nhà văn viết rất thành công về đề tài này- đề tài về mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Trong kháng chiến chống Pháp với bút danh là Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành có tác phẩm “đất nước đứng lên”. Trong kháng chiến chống Mĩ, có tác phẩm “Rừng xà nu”. Hai tác phẩm, là đỉnh cao trong sáng tác của nhà văn và cũng là hai tác phẩm rất hay viết về đề tài Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến. 
Giáo viên:Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm? 
- Học sinh trả lời: Truyện ngăn Rừng xà nu được in trong tập truyện kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).
- Giáo viên:Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Học sinh trả lời: Rừng xà nu được viết 1969 trong những năm tháng đánh Mĩ
- GV bổ sung: Nhà văn hồi ức lại kỉ niệm về Tây Nguyên trong những năm tháng đánh Mĩ: Tôi yêu say mê cây xà nu từ ngày ấy . Đó là một loài cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Thân cây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa. Tán lá vừa thanh nhã, vừa rắ
n giỏi mênh mông tưởng như đã sống từ ngàn đời và còn sống đến ngàn đời sau
- Giáo viên: Tác phẩm phản ánh đề tài gì? 
- Hs trả lời: Quá trình vùng dậy trống lại kẻ thù Mĩ – Ngụy của người dân Xô Man và sự trưởng thành của dân làng trong cuộc chiến.
- Gv bổ sung: Đây chính là đề tài của tác phẩm- Một đề tài mang đậm chất sử thi liên quan đến vận mệnh của cả một dân tộc, một đề tài phản ánh cuộc sống cao cả của một cộng đồng. Đây chính là lí do khiến tác phẩm Rừng xà nu nói riêng và nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Trung Thành mang đậm chất sử thi.
- GV hướng dẫn Hs tóm tắt.
- Giáo viên: Chủ đề của tác phẩm là gì?
- Học sinh trả lời: Ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Giáo viên bổ sung: Tác phẩm thông qua câu chuyện một đời người, thông qua quá trình đi lên của buôn làng nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn gửi tới người đọc những những thông điệp cụ thể như sau: 
+ Ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 + Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Gv: Hãy cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
- Hs trả lời: Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm.Cây xà nu gắn bó với đời sống của dân làng Xô Man.Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người Xô Man.
- Gv bổ sung: Rừng xà nu là hình ảnh được lặp đi lặp lại xuyên suốt tác phẩm có đến hơn 20 lần ở truyện ngắn này. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã nói tới hình ảnh Rừng xà nu ở những tên gọi khác nhau, có khi là: “rừng xà nu”, có lúc là “đồi xà nu” rồi “cây xà nu”, “ngọn xà nu”, “mầm xà nu”, “lửa xà nu”... Đây chính là linh hồn của tác phẩm. Cây xà nu gắn bó với đời sống của dân làng Xô Man.Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người Xô Man.
- GV khẳng định lại:
- GV cho học sinh xem một đoạn vi deo về Rừng xà nu.
- GV đọc cho học sinh nghe đoạn văn bản đầu tiên về rừng xà nu trong SGK –
- GV nêu vấn đề: Thông qua đoạn phim mà chúng ta vừa xem kết hợp với đoạn văn bản mà các em vừa đọc hãy cho biết hình ảnh cây xa nu được tác giả miêu tả bằng những bút pháp nghệ thuật gì?
- HS trả lời: Hình tượng cây xà nu mở đầu và khép lại , xuyên suốt toàn bộ tác phẩmvừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
- Giáo viên nêu vấn đề: Thông qua đoạn phim mà chúng ta vừa xem kết hợp với đoạn văn bản mà các em vừa đọc hãy cho biết hình ảnh cây xà nu có ý nghĩa tả thực như thế nào?
- Gv bổ sung: hình ảnh cánh rừng xà nu đã gây ấn tượng cho người đọc ngay từ câu văn mở đầu. Đó là những đồi xà nu bát ngát, bạt ngàn chạy mãi, chạy mãi đến tận chân trời, ta có cảm giác hết đồi xà nu này lại đến đồi xà nu khác, hết cánh rừng này lại đến cánh rừng khác trải dài trước mắt người đọc, mở rộng trước mắt người đọc là bạt ngàn những cánh rừng xà nu.
Như vậy, khi viết câu văn như thế nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc một hình ảnh thực tế đó là cây xà nu, rừng xà nu, đồi xà nu chính là cảnh quan kì vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Và đó chính là ý nghĩa tả thực của rừng xà nu.
- Giáo viên: Cây xà nu không chỉ hiện lên vẻ đẹp mà còn mà còn biểu tượng cho điều gì? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh cho điều ấy ?
- Giáo viên thuyết giảng
- Giáo viên cho học sinh đọc “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi...tiếp lấy ánh nắng...”và nêu ý nghĩa .
- Giáo viê cho học sinh đọc lại đoạn văn Làng ở trong tầm lao thẳng lên bầu trời. Và cho biết ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu?
- GV chốt lại:
+ Ba lứa cây xà nu ->Ba thế hệ dân làng Xô Man
+ Cây xà nu bị tàn phá->Con người mất mát , đau thương.
+ Sức sống của cây->Tinh thần bất khuất của con người.
+ Cây ham ánh sáng-> Con người yêu tự do
- Giáo viên tiểu kết nội dung bài học.
I. TIỂU DẪN:
 1. Tác giả: Nguyễn Trung Thành
- Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh là Nguyên Ngọc, Nguyễn Kim. 
-- Quê: Huyện Thăng Bình - Quảng Nam 
-Gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Nhà văn gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên qua 2 cuộc kháng chiến.
- Thành công về đề tài Tây Nguyên.
- Đặc điểm nổi bật trong sáng tác:
+ Đề tài và nguồn cảm hứng chủ đạo khi sáng tác là tình yêu con người của một đất nước, quê hương anh hùng và đẹp đẽ.
+ Có nhiều tác phẩm đậm đặc chất Tây Nguyên từ cảnh vật, chi tiết sinh hoạt, truyền thống văn hóa, lời ăn tiếng nói cho đến cái tên của từng nhân vật.
- Tác phẩm tiêu biểu: 
+ Đất nước đứng lên (1955) - giải Nhất, Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955. 
+ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969)
+ Đất Quảng (1971 – 1974)
+ Tuyển tập những tác phẩm của Nguyên Ngọc.
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ:
- “Rừng xà nu” ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung bộ (số 2- 1965).
- Sau đó, được in trong tập truyện kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu năm 1695, Mĩ – Ngụy ra sức phá hoại hiệp định Giơ - ne- vơ, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.
- Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm đó.
người của một đất nước, quê hương anh hùng c. Đề tài:
 Quá trình vùng dậy trống lại kẻ thù Mĩ – Ngụy của người dân Xô Man và sự trưởng thành của dân làng trong cuộc chiến.
 đẹp đẽ.
d. Tóm tắt:
 - Truyện ngắn rừng xà nu có một kết cấu khá đặc biệt. Truyện lồng trong truyện. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu bát ngát mở ra đến tận chân trời.
 - Rồi sau đó là đến chi tiết Tnú - một người con của dân làng Xô Man trở về làng sau ba năm đi chiến đấu xa làng. Khi gặp lại Tnú dân làng rất vui mừng.
- Cụ Mết già làng đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện cuộc đời của Tnú cũng như quá trình kháng chiến đồng khởi của dân làng Xô Man.
 - Ở lại làng một đêm hết phép, Tnú lên đường và kết thúc tác phẩm là hình ảnh rừng xà nu bát ngát chạy mãi đến tận chân trời.
e. Chủ đề:
 - Ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 - Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Cụ Mết già là
g. Nhan đề:
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm.
- Cây xà nu gắn bó với đời sống của dân làng Xô Man.
- Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người Xô Man.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Hình tượng cây xà nu: video
a. Ý nghĩa tả thực:
- Xà nu là một loại cây có thực thuộc họ thông mọc rất nhiều ở Kom Tum. 
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man.
- Gắn bó trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong cuộc sống của từng gia đình.
+ Lửa xà nu: "cháy giần giật" trong mỗi bếp, trong đống lửa ở nhà ưng.
+ Khói xà nu: xông bảng nứa để Mai và Tnú học chữ.
+ Khi Tnú trở về đơn vị, cụ Mết và Dít tiễn đưa anh "ra đến rừng xà nu gần con nước lớn".
- Tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng.
+ Ngọn đuốc xà nu: dẫn đường cho cụ Mết là dân làng vào rừng lấy vũ khí chuẩn bị nổi dậy.
+ Tnú bị tra tấn: Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu.
+ Dân làng nổi dậy và "đống lửa xà nu lớn giữa nhà" soi rõ xác kẻ thù.
- Thấm sâu vào suy nghĩ và cảm xúc của dân làng:
+ Tnú cảm nhận: Ngực cụ Mết "căng như một cây xà nu lớn"
+ Cụ Mết nói về cây xà nu: "Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta“ 
->Tạo không khí Tây Nguyên
=>Cây xà nu trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man; thể hiện nhiều dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
b. Ý nghĩa biểu tượng:
- Rừng xà nu bị tàn phá với rất nhiều vết thương. 
+ Nỗi đau của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
+ Nỗi đau của con người: bị tra tấn, bị giết hại.
- Hình dáng đặc biệt, sự ham ánh sáng của cây xà nu.
-> Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người Tây Nguyên: yêu tự do, có khát vọng sống mãnh liệt.
- Sự sinh sôi nảy nở diệu kì của xà nu.
-> Biểu tượng cho sự hiên ngang, anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sự tiếp nối của các thế hệ người dân Tây Nguyên đứng lên đánh giặc.
* Tiểu kết:
- Nội dung: Là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh dũng, kiên cường.
- Nghệ thuật: Kết cấu trùng điệp, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, bút pháp lãng mạn.
t4. Củng cố bài học
Câu 1: Hình ảnh rừng xà nu được miêu tả ở đoạn đầu và cuối truyện ngắn "Rừng xà nu" có ý nghĩa gì?
A. Cụ thể: Đó là hình ảnh đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.
B. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trung.
C. Biểu tượng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh.
D. Biểu tượng cho phẩm chất và cuộc sống của con người Tây Nguyên.
Câu 2: Đoạn văn miêu tả rừng xà nu đầu và cuối tác phẩm " Rừng xà nu" thể hiện nét đặc sắc nghệ thuật nào sau đây?
A. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, so sánh	
B. Hình ảnh đậm chất sử thi hoành tráng; nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa; kết cấu đầu cuối tương ứng.
C. Kết cấu vòng tròn.	
D. Hình ảnh đậm chất sử thi.
Câu 3: Truyện ngắn "Rừng xà nu" được nhà văn xây dựng hình ảnh rừng xà nu bằng hai bút pháp nghệ thuật: Đó là bút pháp tả thực và bút pháp tượng trưng?
A. Đúng
B. Sai
* Đáp án: 1-B ; 2- B; 3- A
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài cũ và làm bài tập sách giáo khoa.
 - Nghiên cứu tiết 65 : Rừng xà nu (tiết 2)
- Vào Internet tìm hiểu thêm về con người Tây Nguyên và văn hóa Tây Nguyên.
PHẦN II: THUYẾT MINH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG (TRÌNH CHIẾU)
TT
Nội dung các hoạt động (các slide)
Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội
Đa phương tiện
Tài nguyên
(tác giả,
bản quyền)
1

Lời giới thiệu
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
2

Kiểm tra bài cũ, học sinh nắm được khát vọng của nhân vật Tràng

Sử dụng hình ảnh, âm thanh

Nguồn: Internet
Kiểm tra bài cũ, học sinh nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “ Vợ nhặt”.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh

Nguồn: Internet
Giới thiệu bài học
Sử dụng hình ảnh, âm thanh

Nguồn: Internet
3

Video giới thiệu nội dung bài học.
Sử dụng video
Nguồn: Tác giả
6

- Giới thiệu mục tiêu bài học.
Sử dụng âm thanh.

Nguồn: Internet


- Giới thiệu mục tiêu bài học.
Sử dụng âm thanh.







7

- Giới thiệu mục tiêu bài học.

Sử dụng âm thanh.
Nguồn: Internet
8

- Giới thiệu về cấu trúc bài học.
- Hình ảnh .
Nguồn: Internet
9

- Kiến thức: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình để phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh về rừng xà nu.
Nguồn” Internet.
10

- Kiến thức: Tìm hiểu những nét khái quát về tác giả.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình để phát hiện kiến thức.
Hình ảnh về nhà văn Nguyễn Trung Thành
Nguồn: Internet.
11

- Kiến thức: Video giới thiệu về tác giả, tác phẩm. tim.
- Kĩ năng: Quan sát video để phát hiện kiến thức.
Video về tác giả, tác phẩm. tim.

Nguồn: Internet.
12

- Kiến thức: Nắm được khái nét khái quát về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
- Kĩ năng: Phân tích tranh hình để phát hiện kiến thức.
- Hình ảnh: Chân dung tác giả.
Hình: Internet
13

- Kiến thức: Nắm được khái nét khái quát về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
- Kĩ năng: Phân tích tranh hình để phát hiện kiến thức.

- Hình ảnh: Chân dung tác giả.

Hình: Internet
14

- Kiến thức: Đặc điểm sáng tác của tác giả.
- Kĩ năng: Quan sát, liên hệ thực tiễn.
Hình ảnh Văn hóa Tây Nguyên.
Hình: Internet
15

- Kiến thức: Nắm được những tác phẩm chính.
- Kĩ năng: Quan sát, liên hệ tác phẩm văn học khác. 

Hình ảnh trang bìa sách.
Hình: Internet
16

- Kiến thức: Nắm chắc được xuất xứ tác phẩm.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức toán học vào làm bài tập.
Hình ảnh trang bìa sách.
Hình: Internet
17

- Kiến thức: Nắm được một số thông tin về lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Kĩ năng: Liên hệ kiến thức vào thực tế.
Hình ảnh về kẻ thù, về dân tộc Việt nam đứng lên đánh Mĩ.
Nguồn: Internet.
18

- Kiến thức: Nắm được một số thông tin về lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Kĩ năng: Liên hệ kiến thức vào thực tế.
Hình ảnh về kẻ thù, về dân tộc Việt nam đứng lên đánh Mĩ, về rừng xà nu.
Nguồn: Internet.
19

- Kĩ năng: Nắm được đề tài của tác phẩm.
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: Sự nổi dậy của dân làng Xô Man.
Nguồn: Internet.
20

- Kiến thức: Nắm được cốt truyện của tác phẩm.
- Kĩ năng: Quan sát hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: dân làng Xô Man.
Nguồn: Internet.
21

- Kiến thức: Nắm được cốt truyện của tác phẩm.
- Kĩ năng: Quan sát hình phát hiện kiến thức.
Tranh ảnh: về dân làng Xô Man, về rừng xà nu..
Nguồn: Internet
22

- Kiến thức: Nắm được chủ đề của tác phẩm.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan.
Tranh ảnh: Hình ảnh người anh hùng Tây Nguyên.
Nguồn: Internet.
23

- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan.
Tranh ảnh: 
Nguồn: Internet.
24

- Kiến thức: Học sinh nắm được ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Sơ đồ
Nguồn: Internet.
25

- Kiến thức: Học sinh đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: cánh rừng xà nu.
Nguồn: Internet.
26

- Kiến thức: Học sinh nắm được Hình tượng cây xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu.
Nguồn: Internet.
27


- Kiến thức: video về rừng xà nu trong văn bản.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu.
Nguồn: Internet.
28

- Kiến thức: tìm hiểu về hình tượng cây xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.


29

- Kiến thức: Học sinh nắm được ý nghĩa tả thực của tác phẩm.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu.
Nguồn: Internet.
30

- Kiến thức: Học sinh nắm được đoạn văn miêu tả về rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu.
Nguồn: Internet.
31

- Kiến thức: Học sinh nắm được đoạn văn miêu tả về rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.
32

- Kiến thức: Học sinh nắm được đoạn văn miêu tả về rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.
33

- Kiến thức: Học sinh nắm được đoạn văn miêu tả về rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức.
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.
34

- Kiến thức: Học sinh nắm được đoạn văn miêu tả về rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.
35

- Kiến thức: Học sinh nắm được đoạn văn miêu tả về rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.
36

- Kiến thức: Ý nghĩa tả thực của rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.


- Kiến thức: Ý nghĩa tả thực của rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet.


- Kiến thức: Thấy được sự găn bó của rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu còn thấm sâu vào trong suy nghĩ của dân làng.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu thể hiện nhiều dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Thấy được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh rừng xà nu .
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá thể hiện nỗi đau của con người .
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet



- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu biểu tượng cho các thế hệ nối tiếp nhau của buôn làng Xô Man
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet



- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu biểu tượng cho khát vọng tự do của buôn làng Xô Man
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Hình ảnh rừng xà nu biểu tượng cho tinh thần bất khuất của con người Xô Man.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Học sinh nắm được ý nghĩa biểu tượng bằng sơ đồ.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: rừng xà nu
Nguồn: Internet


- Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật khi nhà văn xây dựng hình ảnh rừng xà nu.
- Kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức
Tranh ảnh: âm thanh.
Nguồn: Internet



Củng cố bài học.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet


Củng cố bài học.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet


Củng cố bài học.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet


Kết quả trả lời câu hởi củng cố.

Nguồn: Internet


Hướng dẫn học bài ở nhà.
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet





37

Lời cảm ơn
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet.
38

Tài liệu tham khảo
Sử dụng âm thanh
Nguồn: Internet.
2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_64_van_ban_rung_xa_nu_nguyen_tru.doc