Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 24: Tiếng Việt: Luật thơ - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 24: Tiếng Việt: Luật thơ - Năm học 2018-2019

LUẬT THƠ

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức :

a. Nhận biết:

- Nắm được một số kiến thức ban đầu về luật thơ như: quy tắc về câu, tiếng, vần, nhịp, thanh. của một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn luật Đường).

- Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ thường gặp

b. Thông hiểu:

- Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ tiếng Việt và luật thơ của một số thể thơ tiêu biểu đã học.

c. Vận dụng:

- Biết vận dụng hiểu biết về thi luật vào việc đọc - hiểu văn bản thơ.

- Phân tích được thi luật của một số bài thơ đã học (về vần, nhịp, thanh điệu).

2. Kĩ năng :

a.Biết làm: bài xác định luật thơ trong bất cứ bài thơ nào.

b.Thông thạo: các bước tìm hiểu luật thơ

- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, kĩ năng phân tích nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Huyền 4710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 24: Tiếng Việt: Luật thơ - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:09/10/2018
Ngày dạy: Lớp 12A2 Ngày 16 tháng 10 năm 2018
Ngày dạy: Lớp 12A4 Ngày 12 tháng 10 năm 2018
Tiết 24: Tiếng Việt
LUẬT THƠ
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức :
a. Nhận biết: 
- Nắm được một số kiến thức ban đầu về luật thơ như: quy tắc về câu, tiếng, vần, nhịp, thanh... của một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn luật Đường).
- Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ thường gặp
b. Thông hiểu:
- Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ tiếng Việt và luật thơ của một số thể thơ tiêu biểu đã học.
c. Vận dụng:
- Biết vận dụng hiểu biết về thi luật vào việc đọc - hiểu văn bản thơ.
- Phân tích được thi luật của một số bài thơ đã học (về vần, nhịp, thanh điệu).
2. Kĩ năng :
a.Biết làm: bài xác định luật thơ trong bất cứ bài thơ nào.
b.Thông thạo: các bước tìm hiểu luật thơ
- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, kĩ năng phân tích nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình. 
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc diễn cảm thơ theo luật thơ.
- Nâng cao thêm năng lực cảm thụ văn bản thơ. 
b/ Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi lĩnh hội và tạo lập văn bản thơ
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần dân tộc. giữ gi2m sự trong sáng của tiếng Việt khi tìm hiểu luật thơ.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình xác định luật thơ
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về luật thơ.
III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án 
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Toàn bộ văn bản thơ đã học
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước các ngữ liệu trong SGK
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập , mô hình thơ Đường luật
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài) 
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
 & 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
-GV cho HS chơi trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài thơ qua một số câu hỏi:
(?) Hãy quan sát các bức ảnh trên từ đó liên tưởng đến tác phẩm nào chúng ta đã được học?
(?) Đọc một vài câu trong bài thơ đó? 
(?) Xác định thể thơ của bài thơ đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+Bức tranh 1: Bài “Việt Bắc” (Tố Hữu): -> thể Lục bát
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi ”
+ Bức tranh 2: Bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) 
“ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
( ) Quân xanh màu lá dữ oai hùm ”
+ Bức tranh 3: Bài ca dao: -> Thể thơ Lục bát của dân tộc
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương 
+ Bức tranh 4: Bài “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh):
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa...”-> Thể thất ngôn tứ tuyệt
 Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Ở chương trình Ngữ Văn THCS và THPT, các em đã từng học nhiều văn bản thơ. Như vậy, cơ sở nào để xác định thể thơ? Việc xác định đó có tác dụng gì trong quá trình làm bài nghị luận về một bài thơ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Luật thơ để làm sáng tỏ điều đó.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
Họat động 1: TÌM HIỂU về luật thơ (5 phút). 
* Thao tác 1 : 
-GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ
 - GV Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.
(?) Luật thơ là gì?
(?) Phân loại?
-GV cung cấp ngữ liệu:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
(?) Xác định thể thơ? Căn cứ vào đâu?
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Thể thơ lục bát: số tiếng 6/8
(?) Nhận xét về vai trò của “tiếng” trong việc hình thành luật thơ?
- GV nhấn mạnh nội dung.
-GV hướng dẫn HS phân tích tiếng “Nhà”:
+ Phụ âm đầu?
+ Vần thơ?
+ Thanh điệu?
-HS theo dõi và ghi vở nội dung
I. Khái quát về luật thơ
1. Khái niệm Luật thơ:
 - Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
* Phân loại: 
a. Các thể thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
b. Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú)
c. Các thể thơ hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi, 
2. Đặc điểm của luật thơ: 
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
a. Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ.
- Căn cứ vào số tiếng trong dòng thơ để gọi thể thơ.
* Cấu tạo của “tiếng”
VD: “Nhà”:
+ Phụ âm đầu:
+ Vần thơ: là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau => Hiệp vần.
+ Thanh điệu:
+) Thanh bằng:Thanh ngang, huyền
+) Thanh Trắc: Thanh sắc, nặng, hỏi, ngã
Hài thanh
Ngắt nhịp.
=> Như vậy: Số tiếng và các đặc điểm của tiếng về cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp, là các nhân tố cấu thành luật thơ.
b. Số dòng thơ trong bài, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
-Năng lực thu thập thông tin.
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
-Năng lực hợp tác, trao đổi.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Họat động 2: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 28 PHÚT)
* Thao tác 1 : 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo 5 nhóm – 5 nội dung
*Nhóm 1: Thể Lục bát: Đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
* Nhóm 2: Thể song thất lục bát (Đoạn trích Chinh hụ ngâm (Đoàn Thị Điểm?)
* Nhóm 3: Thể ngũ ngôn Đường luật (bát cú): Mặt trăng
* Nhóm 4: Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Ông phỗng đá (Nguyễn Khuyến)
* Nhóm 5: Thể thất ngôn bát cú Đường luật: Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Yêu cầu: Các nhóm nghiên cứu ngữ liệu sgk, xác định: 
+Số tiếng?
+ Vần?
+ Nhịp?
+ Hài thanh?
Hình thức trình bày: Giấy Ao
Người trình bày: đại diện nhóm. 
II. Luật thơ của một số thể thơ truyền thống 
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy
-Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* HS nhóm 1 báo cáo nội dung.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv bổ sung.
- GV đưa thêm ví dụ - bài ca dao “Anh đi anh nhớ ”
- Vấn đáp HS cả lớp để phân tích luật thơ trong bài ca dao. 
1. Thể lục bát:
*Xét ngữ liệu: sgk.
* Nhận xét: (sgk)
- Số tiếng: 6/8
- Vần: 
+ Tiếng thứ 6 (dòng 6) hiệp vần với tiếng thứ 6 (dòng 8)
+ Tiếng thứ 8 (dòng 8) hiệp vần với tiếng thứ 6 (dòng 6)
- Nhịp: nhịp chẵn: 2/2/2, 4/4 
- Hài thanh: 
+ Căn cứ thanh ở các tiếng 2-4-6: B-T-B
+ Dòng 8: tiếng thứ 6 đối lập âm vực trầm bổng với tiếng thứ 8: 
“đau>< lòng”
-GV bổ sung các dạng biến thể của thể lục bát:
-“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
Biến thể về ngắt nhịp: 3/3
-“ Có mực anh phụ tình son,
Có kẻ đẹp tròn anh phụ nhân duyên”
Biến thể về hiệp vần
-“Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quyện nhau đi”
Biến thể về hài thanh.
* HS nhóm 2 báo cáo nội dung.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv bổ sung.
2. Thể song thất lục bát (Thể gián thất, song thất)
*Xét ngữ liệu: sgk.
* Nhận xét: (sgk)
+Số tiếng
+ Vần
+ Nhịp
+ Hài thanh
* HS nhóm 3 báo cáo nội dung.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv bổ sung.
 3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
a.Ngũ ngôn tứ tuyệt (5tiếng 4 dòng)
b. Ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng)
*Xét ngữ liệu: sgk.
* Nhận xét: (sgk)
- Số tiếng: 5 tiếng, 8 dòng
- Vần: 
+ Độc vận “en”
+ Căn cứ vào tiếng thứ 5 của dòng thứ .. ,4,6,8-> gieo vần cách
 - Nhịp: /3 (nhịp lẻ)
- Hài thanh: 
+ Luân phiên B-T ở tiếng thứ và tiếng thứ 4.
+Hài thanh (Niêm): B-B, T-T
* HS nhóm 4 báo cáo nội dung.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv bổ sung, nhấn mạnh: về vần, hài thanh (niêm, đối) 
- GV đưa thêm ví dụ - bài “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh)
- Vấn đáp HS cả lớp để phân tích luật thơ trong bài 
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
+Số tiếng
+ Vần
+ Nhịp
- GV yêu cầu HS về lập bảng hài thanh.
4. Các thể thất ngôn Đường luật
a.Thể thất ngôn tứ tuyệt
*Xét ngữ liệu: sgk.
* Nhận xét: (sgk)
- Số tiếng: 7 tiếng, 4 dòng
- Vần: 
+ Căn cứ vào tiếng thứ 7 của dòng 2, 4: Gieo vần cách “hoa- nhà”
+ Vần chân, độc vận “a”
 - Nhịp: 4/3 (nhịp lẻ)
- Hài thanh: (sgk)
* HS nhóm 5 báo cáo nội dung.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv bổ sung, nhấn mạnh: 
+Về vần
+Hài thanh (niêm, đối)
+ Bố cục bài:
+) 2 dòng đầu: đề- vào bài (dòng 1: phá đề; dòng 2: thừa đề)
+)Dòng 3,4: thực- giải thích rõ đề
+) Dòng 5,6: luận – bàn luận
+) Dòng 7, 8: kết- kết bài.
- GV đưa thêm ví dụ - bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
- Vấn đáp HS cả lớp để phân tích luật thơ trong bài 
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa.
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
 (Nguyễn khuyến)
+Số tiếng
+ Vần
+ Nhịp
- GV yêu cầu HS về lập bảng hài thanh. 
b.Thể thất ngôn bát cú 
*Xét ngữ liệu: sgk.
* Nhận xét: (sgk)
- Số tiếng: 7 tiếng, 8 dòng
- Vần: 
+ Căn cứ vào tiếng thứ 7 của dòng 1,2, 4,6,8: Gieo vần cách “nhà- xa- gà- hoa- ta”
+ Vần chân, độc vận “a”
- Nhịp: 4/3 (nhịp lẻ)
- Hài thanh: (mô hình sgk)
- GV Yêu cầu HS cho biết nguồn gốc của thơ mới.
(?) Theo em thơ hiện đại xuất hiện ở VN khi nào? 
- Cho HS đọc lại một vài câu thơ trong bài Tây Tiến (Quang Dũng)
- Cho hs xác định thể thơ, số dòng, gieo vần từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại
(?) Hãy đọc một bài thơ hiện đại mà em đã sưu tầm?
-GV bổ sung một số bài thơ sáng tác theo thể thơ hiện đại
III. Các thể thơ hiện đại:
-Phong trào thơ mới (1932- 1945) mở đầu cho việc đổi mới thơ Việt Nam. Nhiều thể thơ hiện đại xuất hiện. 
 - Ảnh hưởng của thơ Pháp, đổi mới luật thơ cũ
- Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tân
- Các thể thơ hiện đại rất đa dạng, phong phú: 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ- văn xuôi .
Họat động 3: TỔNG KẾT, LUYỆN TẬP ( 5 PHÚT)
* Thao tác 1 : 
-Gv hướng dẫn HS tổng kết bài học: HS đọc ghi nhớ sgk. 
- GV hướng dẫn HS luyện tập qua bảng so sánh
- GV: Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận bài luyện tập- sgk tr10, điền vào ô trống 
- GV nhận xét, bổ sung 
*Ghi nhớ: sgk
*Luyện tập
Năng lực hợp tác.
So sánh
Hai câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát
Hai câu thơ 7 tiếng trong thể thất ngôn đường luật
Gieo vần
- Tiếng thứ 7 hiệp vần với tiếng thứ 5
- Tiếng thứ 7 của dòng 2, 4
Nhịp
 -Chẵn: 3/4
 -Lẻ: 4/3
Hài thanh
 - Thanh của tiếng thứ 3 làm chuẩn (không bắt buộc)
- Thanh của tiếng 2-4-6 luân hiên là B-T-B hoặc T-B-T.
& 3.LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
-GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Luật thơ không được biểu hiện ở quy tắc nào sau đây ?
a. Quy tắc gieo vần
b. Quy tắc ngắt nhịp
c. Quy tắc tu từ 
d. Quy tắc hài thanh.
Câu hỏi 2: Các thể thơ Việt Nam được phân chia thành mấy loại lớn?
a. Hai loại.
b. Ba loại
c. Bốn loại
d. Năm loại 
Câu hỏi 3: Thể thơ nào sau đây không phải là thể thơ dân tộc truyền thống?
a. Thể thơ văn xuôi 
b. Thể lục bát 
c.Thể song thất lục bát 
d. Thể hát nói 
Câu hỏi 4: Thể thơ nào sau đây thể hiện sự Việt hoá thể thơ luật Đường?
a. Thể thất ngôn xen lục ngôn
b. Thể ngũ ngôn bát cú 
c. Thể thất ngôn tứ tuyệt 
d. Thể ngũ ngôn tứ tuyệt 
Câu hỏi 5: Thể thơ nào sau đây được coi là thể thơ hoàn toàn mới ở Việt Nam ?
a. Thể thơ hai tiếng 
b. Thể thơ bốn tiếng
c. Thể thơ tám tiếng
d. Thể thơ tự do và thơ văn xuôi
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
c. Quy tắc tu từ 
b. Ba loại
a. Thể thơ văn xuôi 
a. Thể thất ngôn xen lục ngôn
d. Thể thơ tự do và thơ văn xuôi
Năng lực giải quyết vấn đề:
 & 4.VẬN DỤNG 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
Phân tích Luật thơ đoạn thơ thứ ba “Tây tiến đoàn binh khúc độc hành” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- HS vận dụng các thể thơ đã học vào việc sáng tác một bài thơ theo luật thơ tự chọn
Biết vận dụng luật thơ để phân tích
Năng lực giải quyết vấn đề:
 &TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
1. Lập bảng niêm luật bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
2. Phân tích luật thơ qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
-HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
-Lập bảng niêm luật đúng theo luật thơ quy định
-Biết vận dụng luật thơ để phân tích
Năng lực tự học.
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 2 PHÚT)
 - Khái niệm luật thơ .
 - Luật thơ của một số thể thơ truyền thống
 - Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình ngữ văn 12 theo các thể thơ.
- Chuẩn bị bài: Luật thơ (tiếp): Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_24_tieng_viet_luat_tho_nam_hoc_2.doc