Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được vai trò, vị trí của Quang Dũng trong nền thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca kháng chiến chống Pháp.

- Nắm được những nét chung nhất về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

“ Tây Tiến”

- Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

2. Kĩ năng

Kĩ năng chuyên môn:

+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình.

+ Biết cách vận dụng những tri thức và kĩ năng vào việc phân tích một bài thơ trữ tình.

+ Biết cách phân tích, so sánh, bình luận về hình tượng người lính của bài thơ so với những bài thơ khác cùng thời.

3. Thái độ

- Tự nhận thức về lòng yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến. Qua đó rút ra bài học cho bản thân: trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có trách nghiệm với đất nước. Chủ động học tập, rèn luyện thân thể, tư duy sáng tạo,

- Rèn luyện phẩm chất: Có trách nghiệm, trung thực, nhân ái, dũng cảm, chăm chỉ,

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực hợp tác nhóm.

- Năng lực vận dụng tri thức liên quan vào xử lí các nhiệm vụ liên quan.

- Năng lực sáng tạo – cảm thụ thẩm mỹ.

5. Nội dung tích hợp

HS phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức Ngữ văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Giáo dục công dân. và kiến thức thực tế đời sống để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, giáo án điện tử, tài liệu tham khảo, máy chiếu, hình ảnh, phiếu học tập

2. Học sinh: - SGK, vở soạn, sách tham khảo

 - Đọc trước bài thơ “ Tây Tiến” SGK lớp 12 tập 1 trang 87.

C. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

- Giáo viên tiến hành kết hợp các phương pháp gợi tìm, thảo luận nhóm đàm thoại, diễn giảng, chơi trò chơi.

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp học ( 1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp, trang phục, tác phong.

- Ổn định trật tự lớp học.

2.Hoạt động dạy học

 

docx 33 trang hoaivy21 96514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19+ 20 ( 2 tiết)
Ngày soạn: ../ ../ .
Ngày giảng: / ./ .
TÂY TIẾN
Quang Dũng
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Nắm được vai trò, vị trí của Quang Dũng trong nền thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Nắm được những nét chung nhất về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ 
“ Tây Tiến”
Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ
Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
Kĩ năng
Kĩ năng chuyên môn: 
+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình.
+ Biết cách vận dụng những tri thức và kĩ năng vào việc phân tích một bài thơ trữ tình.
+ Biết cách phân tích, so sánh, bình luận về hình tượng người lính của bài thơ so với những bài thơ khác cùng thời.
Thái độ
Tự nhận thức về lòng yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến. Qua đó rút ra bài học cho bản thân: trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có trách nghiệm với đất nước. Chủ động học tập, rèn luyện thân thể, tư duy sáng tạo, 
Rèn luyện phẩm chất: Có trách nghiệm, trung thực, nhân ái, dũng cảm, chăm chỉ, 
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực vận dụng tri thức liên quan vào xử lí các nhiệm vụ liên quan.
- Năng lực sáng tạo – cảm thụ thẩm mỹ.
5. Nội dung tích hợp
HS phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức Ngữ văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Giáo dục công dân... và kiến thức thực tế đời sống để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, giáo án điện tử, tài liệu tham khảo, máy chiếu, hình ảnh, phiếu học tập
Học sinh: - SGK, vở soạn, sách tham khảo
 - Đọc trước bài thơ “ Tây Tiến” SGK lớp 12 tập 1 trang 87.
PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Giáo viên tiến hành kết hợp các phương pháp gợi tìm, thảo luận nhóm đàm thoại, diễn giảng, chơi trò chơi.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học ( 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp, trang phục, tác phong.
- Ổn định trật tự lớp học.
2.Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơ ô chữ ( 3 phút)
Giáo viên trình chiếu trò chơi ô chữ trên powerpoint
- Mục tiêu:+ giúp học sinh củng cố lại kiến thức cũ đã học
 + giúp học sinh có tri thức nền để chuẩn bị tiếp thu bài mới.
-Phương pháp: thảo luận nhóm
-Kĩ thuật: tổ chức trò chơi ô chữ.
-Phát triển năng lực: Hợp tác nhóm.
-GV chia cả lớp thành hai nhóm tham gia trò chơi ô chữ
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh từ buổi trước về đọc lại bài thơ “ Đồng chí”- Chính Hữu 
( SGK- Ngữ Văn- lớp 9 tập 1, trang 128) và các kiến thức liên quan tới bài thơ
- Giải chín câu hỏi ở ô chữ hàng ngang để tìm ra đáp án ở ô chữ hàng dọc.
- Sau khi học sinh giải đầy đủ các ô chữ và tìm ra từ khóa ở ô chữ hàng dọc, GV chốt lại kiến thức ở bài cũ đã được học ở lớp 9, lí giải ô chữ hàng dọc và dẫn dắt sang bài mới.
Như vậy, các con đã cùng nhau đi giải mã các ô chữ và tìm ra từ khóa của trò chơi ô chữ ngày hôm nay, đó là từ “ người lính”. Ở bậc trung học cơ sở, các con đã đươc làm quen với hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ qua bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Hình ảnh người lính là một hình ảnh cao đẹp thiêng liêng, đã trở thành một cảm hứng sáng tác bất tận cho nhiều nhà thơ trong cả hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục đi khám phá vẻ đẹp của họ qua bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng.
- HS thảo luận suy nghĩ đáp án
-HS về nhà thực hiện yêu cầu giáo viên đã giao.
- Mỗi nhóm sẽ cử đại diện thay nhau lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Nội dung câu hỏi giải ô chữ
1, Tên khai sinh của nhà thơ Chính Hữu là gì?
2, Bài thơ “ Đồng chí” khép lại bằng hình ảnh lãng mạn nào?
3, Bài thơ “ Đồng chí” được viết theo thể thơ nào?
4, Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu thơ sau “Ruộng anh gửi bạn thân cày.”
5, Chính Hữu quê ở tỉnh nào?
6, Đồng chí là những người có cùng chí hướng và 
7, Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “ Đồng chí” là gì?
8, Nhà thơ Chinh Hữu khắc họa hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến nào?
9, Câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 Đáp án
Từ khóa hàng ngang
1, Trần Đình Đắc
2, Trăng treo
3, Tự do
4, Nương
5, Hà Tĩnh
6,Lí tưởng
7, Biểu cảm
8, Chống Pháp
9, Nhân hóa.
Từ khóa hàng dọc
Người lính
C
Ă
Đ
H
N
I
Đ
N
Â
R
T
O
E
R
T
G
N
Ă
R
T
O
D
Ư
T
C
H
Ô
N
G
P
H
A
P
A
O
H
N
Â
H
N
M
A
C
U
Ê
I
B
G
L
I
T
Ư
Ơ
N
H
N
I
T
A
H
N
Ư
Ơ
N
G
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm.(10 phút)
-Mục tiêu: + HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Quang Dũng.
+ HS nắm được những nét cơ bản về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung khái quát).
-Phương pháp: Phiếu học tập
-Kĩ thuật KWL ( phiếu học tập)
-Thực hiện theo cá nhân.
-Phát triển năng lực: khái quát chi tiết quan trọng trong phần tiểu dẫn.
-GV yêu cầu học sinh tìm hiểu trước phần tiểu dẫn ở nhà.
-GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập.
-GV mời một vài học sinh lên trình bày sản phẩm của mình sau khi hoàn thành phiếu học tập.
-GV chốt kiến thức về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiên” trên slide.
-HS chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
-HS hoàn thành phiếu học tập theo gợi ý của giáo viên.
-HS trình bày kết quả phiếu học tập của mình.
-HS chú yếu theo dõi slide và ghi bài vào vở
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả.
-Cuộc đời, con người
+ Quang Dũng ( 1921-1988), quê ở huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội
+Là một nghệ sĩ đa tài, viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc
-Sự nghiệp:
+ Phong cách thơ: hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
2.Tác phẩm: bài thơ 
“ Tây Tiến”
* Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
– Xuất xứ: Rút từ tập “Mây đầu ô”.
– H/c ra đời: Viết vào năm 1948 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên: . Lớp: 
Em hãy điền câu trả lời vào phiếu học tập dựa vào gợi ý dưới bảng sau.
K
W
L
Gợi ý: 
K(Những điều em đã biết)
W(Những điều mong muốn được biết)
L(Những điều em học được sau bài học)
1.Em đã biết gì về tác giả Quang Dũng?
2.Em đã được học những bài thơ nào nói về hình ảnh người lính? Ngoài những bài thơ đã được học trong chương trình ngữ văn, em còn biết tới những bài thơ nào nói về hình ảnh người lính?
1.Em muốn biết gì về nội dung của bài thơ?
2. Em muốn biết gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
3.Hãy ghi những điều em muốn biết khi học bài thơ “ Tây Tiến”
1.Qua bài thơ “ Tây Tiến” em thấy người lính hiện lên như thế nào? (Vẻ đẹp phẩm chất nào, người lính trải qua điều gì)
2.Qua bài thơ “Tây Tiến”, em học được điều gì về lòng yêu nước? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục của bài thơ.(7 phút)
-Mục Tiêu:+ HS biết cách đọc một bài thơ trữ tình, đọc đúng giọng điệu, ngắt nhịp đúng chỗ.
+ Nắm được các ý chính qua quá trình đọc, và biết cách chia bố cục bài thơ hợp lí theo nội dung của bài thơ.
-Phương pháp: Đọc và gạch chân ý qua trọng, làm phiếu học tập.
-Thực hiện: cá nhân.
- Phát triển năng lực: Tự đọc diễn cảm, đọc sáng tạo tại nhà, trình bày
-Gv đã yêu cầu HS đọc trước bài thơ ở nhà.
-GV yêu cầu 1, 2 HS đọc diễn cảm trước lớp bài thơ “ Tây Tiến”.
-Sau đó, giáo viên gọi 1,2 bạn HS nhận xét bạn đọc
-GV nhận xét bài đọc của HS. GV sửa lại chỗ chưa được. GV đọc diễn cảm lại bài thơ cho cả lớp nghe.
-GV phát phiếu học tập cho HS.
-Gv yêu cầu 1,2 bạn HS trình bày kết quả phiếu học tập đã hoàn thành.
-GV nhận xét, chữa phiếu học tập và phân chia bố cục của bài thơ.
-HS đọc bài thơ ở nhà theo yêu cầu của GV.
-1,2 HS đọc diễn cảm bài thơ trước lớp.
-HS nhận xét bạn đọc
-HS hoàn thành phiếu học tập mà GV phát.
- 1,2 HS trả lời phiếu học tập
-HS lắng nghe GV chữa bài và ghi chép vào vở.
II. Đọc hiểu bài thơ.
Bố cục: 4 đoạn
-Đoạn 1: Từ đầu Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
=> Nỗi nhớ về thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, lãng mạn thơ mộng và chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.
-Đoạn 2: Tiếp Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
=>Nỗi nhớ về kỉ niệm tình quân dân thắm thiết, và cảnh sông nước thơ mộng
-Đoạn 3: Tiếp Sông Mã gầm lên khúc độc hành
=> Chân dung người lính Tây Tiến
-Đoạn 4: Còn lại
=> Lời thề hẹn ước của người lính Tây Tiến.
Đọc lướt bài thơ trong SGK và thực hiện yêu cầu dưới đây
TÂY TIẾN- QUANG DŨNG
2
Phiếu học tập số
1.Bài Thơ được viết theo thể thơ nào?
2.Ai là người bày tỏ cảm xúc trong bài thơ?
3. Người đó bày tỏ cảm xúc về điều gì?
4.Quan sát văn bản xem bài thơ được trình bày thành mấy đoạn? Có thể phân chia bố cục bài thơ theo cách trình bày này được không? Vì sao?
5.Em thử lí giải vì sao tác giả khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến trong phần thứ ba của bài thơ, mà không phải phần thứ nhất hay thứ hai.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1 của bài thơ.(15 phút)
-Mục tiêu: +giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến hùng vĩ tráng lệ, dữ dội, và lãng mạn thơ mộng trữ tình.
+ Thấy được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ. Có thái độ trách nghiệm với đất nước.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
-Phát triển năng lực: Nâng cao năng lực hoạt động nhóm.
-GV đặt ra các câu hỏi.
(?) Hai câu thơ mở đầu đã nhắc tới cảm xúc của toàn bài thơ. Đó là cảm xúc nào?
-Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi. Một bạn phát hiện và ghi lại những hình ảnh thể hiện nỗi nhớ. Một bạn nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh đó.
(?) Khi nhớ về Tây Tiến, nhà thơ đã nhớ tới những hình ảnh nào, thể hiện ra sao?
(?) Em hiểu thế nào là nỗi nhớ “ chơi vơi”.
(?) Tìm biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ đầu:
-GV nhận xét câu trả lời của HS, bình giảng hai câu đầu.
-GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Thiên nhiên miền Tây được khắc họa với những đặc điểm nào?
GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để trả lời câu hỏi. GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện hoạt động.
+Nhóm 1 và 3 phân tích vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của thiên nhiên Tây Bắc.
Gv nhận xét câu trả lời của HS, bổ dung, bình giảng
+ Nhóm 2 và 4 phân tich vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc
GV nhận xét bổ sung và bình giảng
-GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Người lính Tây Tiến hiện ra với những vẻ đẹp nào?
GV gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét bổ sung.
-HS trả lời câu hỏi
+Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ là : Nỗi nhớ.
-HS thảo luận theo cặp đôi.
Từ ngữ hình ảnh: Sông Mã, Tây Tiến, rừng núi.
Hs nêu cảm nhận của mình.
-HS lắng nghe GV giảng bài, và ghi chép vào vở.
-HS nhóm 1 và 3 thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe và chép bài vào vở.
Hs nhóm 2 và 4 thảo luận và cử đại diện hai nhóm lên trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe gv giảng bài và ghi bài vào vở.
-Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS ghi bài vào vở.
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Đoạn 1: Nỗi nhớ về thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, lãng mạn thơ mộng và chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.
a.Nỗi nhớ.
- Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ.
-Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhớ về là hình ảnh con sông Mã. 
-Nhớ “ chơi vơi” gợi cảm giác nhớ vô hình, không thể đo đếm được, nhớ lơ lửng, khôn nguôi.
-Điệp từ “ nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ.
Từ láy “ chơi vơi”: Tạo tính nhạc và hình tượng hóa nỗi nhớ
b.Khung cảnh thiên nhiên.
*Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ
-Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc được hiện lên bằng rất nhiều hình ảnh, từ ngữ.
+ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm: Khúc khuỷu vẽ ra một hình thế quanh co hiểm trở khi ẩn khi hiện. Thăm thẳm gợi sự sâu xa như đến hết tầm mắt.
+Heo hút cồn mây sung ngửi trời
Từ láy “ heo hút” vừa gợi ca, vừa gợi xa, nhấn mạnh sự hoang sơ xa vắng của núi rừng miền Tây
Cồn mây vốn đã gợi độ cao, mây núi như chồng chất dựng lên thành cồn thành dốc.
“Súng ngửi trời” Cách nói tếu táo, hóm hỉnh cho thấy tâm hồn trẻ trung, lạc quan ngang tàn của người lính
+ Ngàn thước lên cao : câu thơ ngoặt gấp 1 cách đột ngột, đột ngột vút lên rồi bất ngờ đổ xuống, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
+Chiều chiều /Đêm đêm: thiên nhiên miền tây còn bí hiểm, ban sơ
*Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của thiên nhiên.
-Thấp thoáng trong những câu thơ gợi thiên nhiên hùng vĩ dữ dội là những hình ảnh huyền ảo, thi vị, lãng mạn khiến thiên nhiên miền Tây mang vẻ đẹp của 1 bức tranh lụa cổ điển phương Đông.
+ Cảm nhận về 1 mảnh đất đầy sương khói, mờ ảo
Sài Khao sương lấp 
Mường Lát hoa về 
 + “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” một thoáng mộng mơ của Tây Bắc hình ảnh 1 bản làng chập chùng trôi trong màn hơi nước, hơi mưa
c.Hình ảnh người lính Tây Tiến.
Anh bạn dãi dầu 
Gục lên súng mũ 
–“ Đoàn quân mỏi”: Họ chịu đựng khó khăn, gian khổ vì hành quân trên con đường gập ghềnh khúc khuỷu.
Câu thơ có sự nói giảm nói tránh, gợi sự hi sinh thanh thản trên con đường hành quân.
-Thế nhưng tâm hồn của các anh vẫn lãng mạn,lạc quan yêu đời, cảm nhận được mùi thơm của nếp xôi.
=> Người lính Tây Tiến chịu đựng mọi gian khổ hiểm nguy, thế nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần bi tráng đón nhận cái chết một cách hiên ngang.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 2 của bài thơ.(15 phút)
-Mục tiêu:+ Cảm nhận được tình quân dân thắm thiết
+Cảm nhận được vẻ đẹp con người và cảnh vật thiên nhiên trong chiều sương Châu Mộc.
-Phương pháp: Phiếu học tập
-Phát triển năng lực: đọc hiểu, phát hiện những chi tiết quan trọng trong bài thơ.
-GV chia cả lớp thành 2 nhóm
-GV phát phiếu học tập cho hai nhóm.
-Nhóm 1 làm các câu hỏi ở phần 1, nhóm 2 làm các câu hỏi ở phần 2.
Câu hỏi thứ 3, cả hai nhóm cùng hoàn thành.
-GV gọi đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập
-GV nhận xét bổ sung.
-GV gợi ý câu trả lời trong phiếu học tập.
1a. Đây là khung cảnh doanh trại đang đốt lửa giữa người dân địa phương và những người lính Tây Tiến. Diễn ra ở doanh trại nơi những người lính Tây Tiến đóng quân
1b. ánh sáng trong bức tranh bừng lên to sáng và đẹp như hội đuốc hoa. Cảm nhận ngọn lửa đẹp như một ngọn đuốc hoa rực sáng.
1c. Âm thanh của tiếng Khèn được tái hiện. Âm thanh của tiếng khèn cùng những điệu múa làm cho những cô gái e ấp, ngại ngùng. Những chàng lính Tây Tiến thích thú với điệu nhảy của những cô gái vùng cao.
1d.Em có thể là những cô gái vùng cao. Hình ảnh “ em” hiện lên với hình ảnh xiêm áo lộng lẫy, trong điệu khèn, và với dáng điệu e ấp, ngại ngùng.
1e. Trong khung cảnh đêm lửa trại bập bùng lửa, với tiếng khèn và dáng điệu của những cô gái vùng cao e ấp, người lính Tây Tiến, thích thú. “ kìa” thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú của người lính Tây Tiến trước hình ảnh của cô gái vùng cao.
2a.Châu Mộc, hồn lau, dáng người, dòng nước lũ, hoa đong đưa.
2b. “ Người đi” trong đoạn thơ, có thể là những người lính Tây Tiến
2c.Hồn lau, thể hiện được hồn của cảnh vật. Đó không phải là những bông lau vô tri vô giác mà, mà là những bông lau có hồn giống như con người.
2d. Không thể thay từ “ đong đưa” thành “ đung đưa” 
2e. Những chữ “ có thấy”, “ có nhớ” gợi ra cảm xúc nhớ nhung nuối tiếc.
2f. Khổ thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc một không gian Châu Mộc sương khói huyền ảo .
Phần hai này, giọng điệu nhẹ nhàng, gợi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, bình yên hơn phần 1.
-HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
-Các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.
2.Đoạn 2: Nỗi nhớ về kỉ niệm tình quân dân thắm thiết và cảnh sông nước thơ mộng.
a.Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ ( Doanh trại hồn thơ)
-Các từ ngữ “ Bừng lên”: tưng bừng nhộn nhịp
-“ Kìa em” thể hiện cái nhìn vừa ngỡ ngàng ngạc nhiên sung sướng
-Các hình ảnh âm thanh vũ điệu:
+ “Hội đuốc hoa”: ánh sáng lung linh đầy lãng mạn của ngọn lửa đuốc
+ “ Khèn lên”, “ man điệu”, “ hồn thơ”, “ nhạc”: ánh sáng âm thanh vũ điệu gợi cảnh vật và con người đều nghiêng ngả, ngất ngây rạo rực trong tiếng nhạc, điệu múa tràn đầy màu sắc lãng mạn
-Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm liên hoan là những cô gái hiện lên trong bộ “ xiêm áo” lộng lẫy vừa e thẹn vừa tình tứ trong điệu múa giàu màu sắc miền núi đã làm say mê tâm hồn của những người lính trẻ Tây Tiến.
b.Vẻ đẹp con người và cảnh vật Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc ( Người đi Châu Mộc đong đưa)
-Cảnh vật “ Chiều sương”, “ hồn lau nẻo bến bờ”, “ hoa đong đưa”, gợi lên không gian dòng sông của buổi chiều thật lặng tờ hoang dại, mang đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại. Qua ngòi bút của Quang Dũng, thiên nhiên như có ngòi bút phảng phất trong gió cây.
-Hình ảnh con người: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Cái “dáng người trên độc mộc” đã gợi lên dáng đẹp khỏe đầy hiên ngang của con người trên con thuyền độc mộc lao trên sông nước. Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “ đong đưa” làm duyên bên dòng nước lũ.
=> Bốn câu thơ như một bức tranh thủy mặc. Nhà thơ không chỉ gợi lên vẻ đẹp hoang dã, thiêng liêng của thiên nhiên mà còn gợi lên vẻ đẹp hiên ngang của con người.
3. Đọc diễn cảm phần thứ hai của bài thơ và phát biểu bằng lời xem phần này đem lại ấn tượng khác biệt gì so với phần thứ nhất của bài thơ.
2f. Hãy miêu tả lại bức tranh thiên nhiên và con người trong khổ thơ theo gợi dẫn dưới đây.
Khổ thơ vẽ lên trước mắt người một không gian Châu Mộc sương khói huyền ảo
2e. Những chữ “Có thấy”,” Có nhớ” cho ta thấy tâm trạng cảm xúc gì trong cái tôi trữ tình?
2d. Có thể thay chữ “ đong đưa” bằng “ đung đưa” được không?Vì sao?
2b. “Người đi” trong đoạn thơ có thể là ai?
2a. Gạch chân các hình ảnh trong đoạn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
1c. Âm thanh nào được tái hiện? Âm thanh đó có tác động như thế nào đến cảm xúc của người trong cảnh?
1e. Anh/Chị hình dung như thế nào về người lính Tây Tiến trong khung cảnh này? (ánh mắt, cảm xúc)
1d. “Em” có thể là ai? Hình ảnh “em “ hiện ra như thế nào trong bức ảnh?
1b. ánh sáng trong bức tranh như thế nào? (Chú ý đến các từ ngữ “bừng lên”, “Hội đuốc hoa”
1a.Đây là khung cảnh gì? Diễn ra ở đâu?
Tìm hiểu đoạn hai của bài thơ theo gợi ý sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
TÂY TIẾN-QUANG DŨNG
Nhóm
Phiếu học tập
3
Hoạt động 6: Hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn 3 của bài thơ(15 phút)
-Mục tiêu: giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân dung của người lính Tây Tiến. Đồng thời cho học sinh thấy được tinh thần lạc quan, kiên cường dung cảm của người lính Tây Tiến.
-Phương pháp: Phiếu học tập, làm việc theo nhóm.
-Phát triển năng lực: Hoạt động nhóm.
-GV chia lớp thành 2 nhóm.
-GV phát phiếu học tập cho hai nhóm.
-GV gọi đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập
-GV nhận xét bổ sung câu trả lời của học sinh.
Gợi ý câu trả lời phiếu học tập.
1a.Các chi tiết về ngoại hình của người lính trong bài thơ: Không mọc tóc, dữ oai hùm.
1b. Người lính Tây Tiến phải trải qua những khó khăn gian khổ của bệnh sốt rét rừng hoành hành, khiến cho dẫn tới hình ảnh “ không mọc tóc”. Và “ xanh màu lá” nói lên làn da xanh xao chống trọi với bệnh tật của người lính.
1c.Mặc dù người lính Tây Tiến trải qua nhiều khó khăn gian khổ của bệnh tật hoành hành, nhưng bằng cách nói của Quang Dũng “ đoàn binh”, “ không mọc tóc”, “ Quân xanh màu lá”, “ dữ oai hùm”, “ mắt trừng”. đã thể hiện được sự oai hùng, lạc quan của người lính Tây Tiến.
2a. Các chi tiết về ngoại hình đã vẽ ra người lính Tây Tiến có một vẻ đẹp tâm hồn lạc quan lãng mạn, vui tươi, yêu đời, dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy.
2b “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” gợi lên tâm hồn lạc quan mộng mơ của người lính Tây Tiến, mơ về những dáng kiều thơm nơi Hà thành.
2c. “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” cho ta thấy được lí tưởng sống cống hiến cho các mạng cho tổ quốc.
3a. “ Aó bào thay chiếu anh về đất” gợi nhắc tới sự hi sinh của người lính Tây Tiến, đồng thời còn gợi sự khó khăn thiếu thốn của người lính Tây Tiến. Người lính hi sinh không có manh chiếu để đắp, chỉ có tấm áo của đồng đội để lại cho. Nhưng với cách nói đầy trang trọng và hào hùng của Quag Dũng “ áo bào” làm cho sự hi sinh của người lính trở lên trang trọng.
3b “ Áo bào thay chiếu” gợi liên tưởng tới hình ảnh người chinh phu tráng sĩ ra trận thuở trước hào hùng.
3c. Chữ “ về đất” gợi ra sự hi sinh của người lính, hi sinh thanh thản nhẹ nhàng, mặc kệ cái chết. “ Về đất” thân cát bụi lại trở về với cát bụi.
3d.Sông Mã như con người, đang gầm lên, đang tấu lên khúc độc hành để đưa tiến các anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
4.Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: Nói giảm nói tránh, sử dụng từ Hán Việt, biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
5. Có thể là ấn tượng về hình ảnh về người lính Tây Tiến.
-HS cử đại diện hai nhóm lên trình bày về phiếu học tập.
3.Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
-Ngoại hình “Không mọc tóc”, “Quân xanh màu lá”, độc đáo, khác thường, gây ấn tượng mạnh do bệnh sốt rét hoành hành.
-Tư thế “ giữ oai hùm”, “ mắt trừng” oai phong lẫm liệt
=> Ngoại hình và tư thế đối lập, thể hiện được sự hiên ngang lạc quan, khẳng định sức mạnh tinh thần.
-Tâm hồn “ gửi mộng qua biên giới”, “ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, thể hiện sự lãng mạn của người lính Tây Tiến.
-Lí tưởng “ chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
=> Cống hiến tuổi trẻ cho Tổ Quốc, quyết chiến đấu vì lí tưởng cách mạng
-Sự hi sinh:
+ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ: “ Từ láy “Rải rác”, dùng từ hán việt, âm điệu trầm buồn
Nói lên sự hi sinh nhưng trang trọng. Quang Dũng mạnh dạn nói lên những hi sinh đau thương của người lính Tây Tiến
+ “ Aó bào thay chiếu” hình ảnh sáng tạo từ chiến bào thời xưa. Cách nói tinh nghịch, hóm hỉnh của Quang Dũng vừa gợi lên hiện thực khó khăn thiếu thốn vừa ca ngợi sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
+ “ Về đất” biện pháp nói giảm nói tránh, hi sinh thanh thản nhẹ nhàng, các anh coi thương cái chết
-Nhà thơ đã nâng sự hi sinh của người lính Tây Tiên lên tầm sử thi hoành tráng “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”=> Thiên nhiên như tấu lên khúc nhạc trầm hùng để đưa tiễn các anh về nơi an nghỉ cuối cùng
=> Bằng bút pháp hiện thực lãng mạn, nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người lính Tây Tiến.
5. Đọc diễn cảm lại đoạn thơ và phát biểu bằng lời ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về đoạn thơ.
4. Tác giả đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ này?
3a. “ Aó bào thay chiếu anh về đất” gợi nhắc đến sự thực nghiệt ngã nào?
3d. Câu thơ cuối giúp anh/chị hình dung như thế nào về dòng sông Mã?
3c. Chữ “ về đất” gợi ra điều gì?
3b. Cách nói “ áo bào thay chiếu anh về đất” gợi nhắc đến sự thực nghiệt ngã nào?
3. Sự hi sinh của người lính Tây Tiến
2c. Câu thơ “ Chiến trường xanh” cho anh/chị cảm nhận như thế nào về lí tưởng sống của người lính Tây Tiến?
2b.Câu thơ “ Đêm mơ kiều thơm”, gợi cho anh/chị cảm nhận như thế nào về tâm hồn người lính Tây Tiến
2a.Các chi tiết về ngoại hình hé mở vẻ đẹp gì trong tâm hồn người lính Tây Tiến?
1a. Chỉ ra các chi tiết về ngoại hình của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ.
1b. Hiện thực gian khổ hiện ra như thế nào qua chi tiết “ không mọc tóc” và “ anh màu lá”?
1c. Cốt cách hào hùng, khỏe khoắn, vẻ độc đáo, gân guốc riêng có của người lính Tây Tiến hiện ra như thế nào qua các từ ngữ “ đoàn binh”, “ không mặc tóc”, “ quân xanh màu lá”, “ dữ oai hùm”, “ mắt trừng “
1.Chân dung ngoại hình của người lính Tây Tiến
2.Chân dung tâm hồn của người lính Tây Tiến
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu, anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tìm hiểu phần ba của bài thơ theo gợi ý dưới đây
Nhóm ..
4
Hoạt động 7: Hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn 4 của bài thơ.(15 phút)
-Mục tiêu: giúp hs tìm hiểu và cảm nhận được lời thề hẹn ước của người lính Tây Tiến.
-Phương pháp: Phiếu học tập, thảo luận theo nhóm.
-Phát triển năng lực: hoạt động nhóm
-GV phát phiếu học tập cho hs.
-GV chia lớp thành hai nhóm như trên.
-GV gọi hs của nhóm lên trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm, bổ sung và bình giảng khổ thơ
-HS hoạt động theo nhóm hoàn thành phiếu học tập.
-HS cử đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài vào vở.
4.Đoạn 4:Lời thề của người lính Tây Tiến.
-Giọng thơ thoáng buồn pha chút bang khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách.
-Cụm từ “ người đi không hẹn ước” thể hiện được tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày trở về
-Hình ảnh “đường lên thăm thẳm”, gợi lên chặng đường đầy gian lao của đoàn quân Tây Tiến.
-Cụm từ “ Mùa xuân ấy” gợi những ngày đầu thành lập đơn vị.
-“Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” gợi tinh thần quyết chiến đấu tới cùng với đồng đội, một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày trở về.
=> Bốn câu thơ cuối thể hiện nét đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến: sẵng àng hi sinh vì Tổ Quốc.
6.Qua khổ thơ, anh/ chị cảm nhận như thế nào về tinh thần của người lính Tây Tiến?
3.Cụm từ“đường lên thăm thẳm ” gợi lên điều gì?
4.Cụm từ “ mùa xuân ấy” gợi lại điều gì?
2.Cụm từ “ Người đi không hẹn ước” thể hiện điều gì?
5.Anh/chị cảm nhận như thế nào về câu thơ “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
Đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi sau:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
1.Anh/chị cảm nhận như thế nào về giọng điệu của khổ thơ cuối?
Nhóm
 .
TÂY TIẾN-QUANG DŨNG
Phiếu học tập số
5
Hoạt động 8: Hướng dẫn hs tìm hiểu tổng kết.(3 phút)
-Mục tiêu: Thấy được nội dung khái quát vàn nghệ thuật của bài thơ.
-Phương pháp: Thu thập thông tin, phản ứng nhanh.
-Kĩ thuật: Tổ chức trò chơi.
-Phát triển năng lực: làm việc theo nhóm, tìm hiểu nhanh.
-GV tổ chức trò chơi cho HS : Chia lớp làm 3 nhóm như ở hoạt động 2 rồi cho HS 5 phút thảo luận yêu cầu : Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Sau đó cho đại diện 3 nhóm cùng trình bày ( viết) trên bảng . Nhóm nào tìm được nhiều ý đúng nhóm đó sẽ chiến thắng. 
- GV tổng kết kết quả và nhận xét và bổ sung rồi trao phần quà tương ứng với giải thưởng của mỗi nhóm.
- Yêu cầu HS tự tổng kết vào vở.
- HS hoạt động theo nhóm yêu cầu của GV.
- Các đại diện trình bày kết quả của nhóm lên bảng.
- Đại diện nhận quà.
- HS chủ động tổng kết kiến thức phần nghệ thuật vào vở viết.
III. Tổng kết.
1.Nội dung:
-Bài thơ vẽ ra bức tranh Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội, vừa lãng mạn thơ mộng trữ tình.
-Bài thơ xây dựng tượng đài đẹp đẽ và độc đáo về người lính Tây Tiến trong thời kì kháng chiến anh dung kiên cường và hòa hoa lãng mạn.
2.Nghệ thuật:
-Sử dụng từ láy: “ Khúc khuỷu”, “ thăm thẳm”, “heo hút”=> thể hiện thiên nhiên Tây Bắc khắc nghiệt, hùng vĩ.
-Sử dụng từ Hán Việt: mồ viễn xứ.
-Nghệ thuật nói giảm nói tránh: “áo bào thay chiếu anh về đất”.
Hoạt động 9: Hướng dẫn hs luyện tập.(3 phút)
-Mục tiêu: +giúp học sinh hiểu thêm về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến.
+Giúp HS có cái nhìn đa dạng về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
-Phương pháp: liệt kê, tìm tòi, hoạt động nhóm.
-Kĩ thuật: tổ chức trò chơi.
-Phát triển năng lực: Tìm tòi khám phá, khả năng làm việc nhóm.
-GV chia lớp thành hai nhóm
-Mỗi nhóm sẽ tìm những câu thơ liên quan tới người lính trong giai đoạn từ 1945-1975.
-Nhóm nào tìm được nhiều và chính xác sẽ dành chiến thắng
-GV chưa bài, tổng kết lại và chia phần thưởng cho nhóm chiến thắng
-GV hướng dẫn học sinh phân tích so sánh hai bài thơ Tây Tiến và Đồng chí
-HS làm việc theo nhóm tìm những câu thơ liên quan tới hình ảnh người lính trong giai đoạn 1945-1975.
-Các nhóm lên trình bày kết quả của mình lên bảng.
-Nhóm thắng nhận phần thưởng.
IV.Luyện tập
1.Sưu tầm những câu thơ viết về người lính trong giai đoạn văn học từ 1945-1975.
- Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo
-Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi cơm em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.
-Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc.
-Ta lại viết bài thơ lên bang sung
Con lớn lên viết tiếp thay cha
-Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
2.Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích ,so sánh bài thơ Tây Tiến với Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.
-Bút pháp Quang Dũng sử dụng trong bài thơ Tây Tiến là bút pháp lãng mạn.
- Dàn ý 
I.Mở bài:
Giới thiệu về hình ảnh người lính trong thơ ca và dẫn tới hai bài thơ Tây Tiến, Đồng chí.
II.Thân bài:
1.Giới thiệu tác giả tác phẩm.
2.Phân tích, so sánh.
a.Giống nhau
-Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, cả hai tác phẩm đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà lãng mạn.
-Cùng sử dụng bút pháp lãng mạn
b.Khác nhau.
b1. Bút pháp nghệ thuật
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, tác giả đã dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực nhằm tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật 
Bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa 
 b2. Hình tượng người lính
Bài “Đồng chí” hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. 
Bài thơ “Tây Tiến”, tác giả muốn lôi cuốn người đọc theo những đợt sóng tào của tưởng tượng và cảm xúc. 
của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không để mặc gió lung lay”
III.Kết bài:
-Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật đã tạo nên thành công cho hai tác phẩm
-Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính nói chung
Hoạt động 10: Hướng dẫn hs vận dụng( 3 phút)
-Mục tiêu: giúp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_1920_tay_tien.docx