Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Bài 22: Chủ đề tích hợp 2: Đọc hiểu về truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Mỹ
I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ
1.Tên chủ đề: Đọc hiểu về truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Mỹ
2. Các văn bản:
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (Tiết 57, 58, 59)
- Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi (Tiết 73, 74, 75)
3.Tích hợp kiến thức 01 bài Làm văn:
- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (Tiết 60)
4. Bài Kiểm tra cuối chủ đề (Tiết 76)
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Về năng lực
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
- Nhận biết phân tích đề tài, chủ đề đặc sắc nghệ thuật của các truyện ngắn chống Mĩ giai đoạn 1965 – 1975. Vấn đề số phận con người, chủ nghĩa anh hùng , tình yêu quê hương đất nước. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Nhận biết tư tưởng thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
Tuần: 15_ Tiết: 57, 58, 59, 60 Tuần: 19_ Tiết: 73, 74, 75, 76 Ngày soạn: 18/12/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: BÀI 22. CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2: Đọc hiểu về truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Mỹ (8 tiết) Môn học: Ngữ văn; lớp:12 Thời gian thực hiện: 08 tiết I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 1.Tên chủ đề: Đọc hiểu về truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Mỹ 2. Các văn bản: - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (Tiết 57, 58, 59) - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi (Tiết 73, 74, 75) 3.Tích hợp kiến thức 01 bài Làm văn: - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (Tiết 60) 4. Bài Kiểm tra cuối chủ đề (Tiết 76) II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Về năng lực Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết - Nhận biết phân tích đề tài, chủ đề đặc sắc nghệ thuật của các truyện ngắn chống Mĩ giai đoạn 1965 – 1975. Vấn đề số phận con người, chủ nghĩa anh hùng , tình yêu quê hương đất nước. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Nhận biết tư tưởng thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. -Phân tích được một số đặc điểm của truyện Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Bước đầu nhận diện một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam 1965-1975 trong đó nổi bật nhất là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học để viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. - Nêu và phân tích được một số yếu tố cơ bản của thể loại truyện ngắn như: Tình huống truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác -Biết xác định vấn đề, làm rõ thông tin, phân tích tình huống, đề xuất giải pháp, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề phù hợp; biết phát hiện tình huống có vấn đề, không chấp nhận thông tin một chiều, hình thành ý tưởng mới. -Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. 2. Về phẩm chất: Yêu nước và Trách nhiệm -Có tình yêu thiên nhiên, con người; có lí tưởng sống cao đẹp. - Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc; sẵn sàng đóng góp công sức mình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn 2. Học liệu: SGK, Kế hoạch bài dạy; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu bài tập; Phiếu học tập. IV. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích lý giải giá trị nội dung nghệ thuật của từng tác phẩm So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại, phong cách tác giả. Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm Nhận ra được trình bày những kiến giả riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản Tóm tắt được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo. Lí giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm Hiểu được nội dung của các truyện ngắn khác không nằm trong chương trình SGK. Nhận diện hệ thống nhân vật, xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ. Giải tích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật. Trình bày cảm nhận về tác phẩm Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể. Phát hiện và hiểu được tình huống truyện, khuynh hướng sử thi Phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện, khuynh hướng sử thi Thuyết trình về tác phẩm. Chuyển thể văn bản: vẽ tranh, Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc của từng văn bản. Lý giải ý nghĩa, tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật. HS biết trình bày cảm nhận về giá trị nghệ thuật của những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ... - Phân tích được đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Xác định đúng yêu cầu của đề, nêu được vấn đề nghị luận - HS nhận biết được cách thức lập luận trong văn nghị luận. - HS hiểu cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị đề làm bài tập và tập lập văn bản. - Hiểu được cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận; bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài; đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó. - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn văn xuôi. - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn văn xuôi đúng chủ đề, mạch lạc, đảm bảo yêu cầu cơ bản về hình thức và nội dung. - Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học. - Hình thành thói quen: diễn đạt trôi chảy; - Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi hành văn; Có ý thức tìm tòi cách diễn đạt hay - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến diễn đạt trong văn nghị luận (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, phong cách ngôn ngữ) - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về phương pháp diễn đạt trong văn nghị luận; - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. V. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ 1. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có thể sử dụng các câu hỏi sau: Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành. Những yếu tố nào trong cuộc đời giúp nhà văn sáng tác thành công truyện ngắn Rừng xà nu ? Truyện ngắn Rừng xà nu giúp em hiểu thêm gì về con người, phong cách nghệ thuật của tác giả? Truyện ngắn Rừng xà nu được viết trong hoàn cảnh nào? Em hãy chỉ ra tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của truyện ngắn Rừng xà nu là gì? Hoàn cảnh ra đời của truyện giúp em hình dung như thế nào về thiên nhiên và con người Tây Nguyên? Truyện ngắn Rừng xà nu đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật nào? Hình tượng cây xà nu được khắc họa với những đặc điểm nào? Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào qua hình tượng cây xà nu ? Em có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật cùa nhà văn trong cách miêu tả cây xà nu? Nêu những đặc điểm về hình tượng nhân vật Tnú. Nhận xét tương quan giữa hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú. Em đánh giá như thế nào về vẻ đẹp của nhân vật Tnú? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để xây dựng nhân vật Tnú. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để xây dựng nhân vật Tnú. Cuộc đời bi kịch và con đường đi đến với cách mạng của nhân vật Tnú có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào qua nhân vật Tnú ? Em có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật Tnú ? Các nhân vật khác như Cụ Mết, Dít, Bé Heng có những đặc điểm gì nổi bật? Vai trò của các nhân vật khác như Cụ Mết, Dít, Bé Heng trong truyện là gì? Lời dạy của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện? 2. Với Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có thể sử dụng các câu hỏi sau: Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thi. Tại sao sinh ra ở miền Bắc nhưng Nguyễn Thi trở thành nhà văn Nam Bộ? Em học được gì từ cuộc đời nhà văn Nguyễn Thi? Nhan đề của tác phẩm có gì độc đáo? Giải thích nghĩa của nhan đề đó. Hãy đánh giá cách đặt nhan đề cùa tác giả. - Tình huống truyện là gì? Tình huống trong truyện Những đứa con trong gia đình thuộc loại tình huống nào? (Hành động/tâm trạng/ nhận thức) - Nêu ý nghĩa tình huống truyện Những đứa con trong gia đình . - Phát biểu cảm nhận của em về tình huống truyện Những đứa con trong gia đình . -Nêu những đặc điểm về hình tượng nhân vật Việt. - Nghệ thuật thể hiện nhân vật Việt? Ý nghĩa những chi tiết thể hiện tính cách nhân vật Việt. Em đánh giá như thế nào về vẻ đẹp của nhân vật Việt? - Chiến có những nét nào giống người mẹ của mình? - Nét khác biệt của Chiến so với người mẹ là gì? -Nêu những đặc điểm về nhân vật Chiến. - Nghệ thuật thể hiện nhân vật Chiến. Ý nghĩa những chi tiết thể hiện tính cách nhân vật Việt. Em đánh giá như thế nào về vẻ đẹp của nhân vật Chiến? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Việt và Chiến; Cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm. -Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau? Nhân vật chú Năm có vị trí gì trong gia đình và có vai trò gì trong truyện? So sánh nhân vật chú Năm với nhân vật Cụ Mết trong Rừng xà nu. Tình huống truyện, chi tiết truyện, giọng văn, ngôn ngữ, chất sử thi của thiên truyện được thể hiện như thế nào? Nêu ý nghĩa chi tiết cuốn sổ gia đình trong truyện. Ý nghĩa chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện trong truyện Những đứa con trong gia đình. 3.Với bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, có thể sử dụng các câu hỏi sau: Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Trình bày khái niệm: văn xuôi, văn xuôi hiện đại, Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Phân biệt sự khác nhau giữa Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi với nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Tác dụng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Nêu các dạng đề Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi? Phân biệt sự khác nhau giữa các dạng đề Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Nêu cách làm bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong 2 truyện: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của một nhân vật trong một đoạn trích của 2 truyện vừa học. VI.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾN TRÌNH (Dùng cho dạy học trực tiếp) Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá Hoạt động Mở đầu (10 phút) Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết Huy động vốn kiến thức về các tác phẩm cùng đề tài đã học; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Đàm thoại gợi mở GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS. Hoạt động Hình thành kiến thức (305 phút) -Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết; -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác I. Tìm hiểu chung về văn xuôi kháng chiến chống Mĩ II. Đọc hiểu văn bản 1. Phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện Rừng xà nu a.Đề tài, chủ đề b.Hình tượng cây xà nu c.Hình tượng nhân vật Tnú: d.Các nhân vật khác: e.Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành. 2.Phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện Những đứa con trong gia đình a. Đề tài, chủ đề Nhân vật Việt và nhân vật Chiến: c. Các nhân vật khác: d. Nghệ thuật truyện III.Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi . 1. Phân tích đề, lập dàn ý 2. Cách làm bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi . 3. Luyện tập Dạy học dự án Đàm thoại gợi mở Kĩ thuật sơ đồ tư duy Kĩ thuật làm việc nhóm GV sử dụng rubric đánh giá phiếu học tập , sản phẩm học tập của HS. Hoạt động Luyện tập (30 phút) Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC Hoạt động Vận dụng (15 phút) Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS. B.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (10 phút) 1. Mục tiêu: Huy động vốn kiến thức về các tác phẩm cùng đề tài ; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới. 2. Nội dung: Trình bày suy nghĩ của em sau khi xem một đoạn phim tài liệu ngắn. 3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng. 4. Tổ chức hoạt động – Cho Hs xem đoạn phim ngắn về cuộc kháng chiến chống Mĩ sau phong trào Đồng khởi. – Cho học sinh trình bày suy nghĩ về đoạn phim trên. – GV chuyển vào bài mới: Chiến tranh xâm lược đã tàn phá bao vùng đất, giết đi bao mạng sống của cả con người lẫn sinh vật. Có nhiều vùng đất phải gánh chịu vô vàn những thương đau mà tinh thần vẫn luôn quật khởi, ý chí vẫn vững vàng. Tây Nguyên, Nam Bộ là một nơi như thế đấy. Điều đó được thể hiện qua 2 truyện ngắn thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng : truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và truyện “Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn Thi. II.Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: (Xem mục I) 2. Nội dung: Phiếu HT số 1: GV tổ chức cho HS nhớ lại những kiến thức đã học trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ CM Tháng 8 năm 1945 đến năm 1975. - Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa chặng đường 1965-1975. - Nêu những thành công nội dung và nghệ thuật văn xuôi chống Mĩ 1965-1975. - Nêu thành tựu văn xuôi chống Mĩ 1965-1975. Phiếu HT số 2: - Nêu khái niệm sử thi. - Trình bày ngắn gọn chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học 1945-1975. 3. Sản phẩm: Các sản phẩm của dạy học dự án, phiếu học tập, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy. 4. Tổ chức hoạt động TIẾT 1 Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt * Thao tác 1 : Tìm hiểu: A. Những đặc điểm cơ bản của văn xuôi kháng chiến chống Mỹ * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phiếu HT số 1: GV tổ chức cho HS nhớ lại những kiến thức đã học trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ CM Tháng 8 năm 1945 đến năm 1975. - Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa chặng đường 1965-1975. - Nêu những thành công nội dung và nghệ thuật văn xuôi chống Mĩ 1965-1975. - Nêu thành tựu văn xuôi chống Mĩ 1965-1975. * Thực hiện nhiệm vụ: -HS trả lời cá nhân về 3 câu hỏi trên - HS lắng nghe, ghi chép. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét phần trả lời của HS. * Sản phẩm mong đợi: Phần phát biểu miệng của học sinh B. Về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học nói chung và văn học hiện đại Việt Nam 1945-1975 nói riêng * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phiếu HT số 2: - Nêu khái niệm sử thi. - Trình bày ngắn gọn chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học 1945-1975. * Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày ngắn gọn khái niệm, đặc điểm * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét phần trình trình bày của học sinh * Sản phẩm mong đợi: Bài làm trên phiếu Học tập 2. A. Những đặc điểm cơ bản của văn xuôi kháng chiến chống Mỹ I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa -Thời kì kháng chiến chống Mĩ bắt đầu sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương. Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ liền thay thế thực dân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thanh thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Và kết thúc vào ngày 30 – 04 – 1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi, kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. II. Những thành công về nội dung và nghệ thuật 1. Nội dung: – Nhân vật trung tâm của truyện thời kì chống Mĩ cứu nước là hình ảnh người chiến sĩ, người lính và toàn dân trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. – Ý nghĩa của nhân vật: + Khắc sâu vẻ đẹp tinh thần và hình ảnh người chiến sĩ của các thế hệ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tình đồng đội, đồng chí hòa chung với tình cha con, tình bạn bè. + Thấy được tình cảm và thái độ ngợi ca của tác giả đối với những người lính cụ Hồ + Hiện thực cuộc sống đầy khốn khó, gian truân của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng trong mỗi người dân nhỏ bé ấy là sức mạnh không gì lay chuyển được của sự quyết tâm chiến đấu đến cùng bảo vệ quê hương, bảo vệ người cách mạng. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật: Các nhân vật trong truyện thời kì này đã được các nhà văn chú ý tập trung khai thác những diễn biến nội tâm tinh tế, đi sâu vào khám phá đời sống tinh thần của nhân vật, một số nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu đời sống, các nhà văn đã xây dựng họ như những hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sức mạnh và tinh thần của một dân tộc, một thời đại. - Cốt truyện: đa dạng, phong phú - Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. III. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu – Một đội ngũ nhà văn đông đảo, gồm nhiều thế hệ và không hiếm tài năng, được đào luyện trong cách mạng và kháng chiến. Từ đội ngũ ấy hình thành nên kiểu nhà văn – chiến sĩ, đem nghệ thuật phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, đáp ứng yêu cầu của cách mạng và cuộc chiến tranh ái quốc. Đội ngũ ấy đông đảo thuộc nhiều thế hệ: +Thế hệ nhà văn đã có tên tuổi từ trước cách mạng: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng . +Thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp: Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Văn Bổng (Trần Hiếu Minh), Lê Khâm (Phan Tứ), Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi),... + Thế hệ nhà văn có tên tuổi từ thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội: Nguyễn Khải, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu, Bùi Đức Ái (Anh Đức),... + Thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ: Nguyễn Quang Sáng, Hữu Mai, Lê Minh Khuê,...Từ đội ngũ đông đảo ấy đã xuất hiện nhiều tài năng, hình thành những phong cách nghệ thuật đặc sắc. B. Về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học nói chung và văn học hiện đại Việt Nam 1945-1975 nói riêng I. Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học? Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. II.Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua những con người chịu nhiều đau thương. -Vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. -Những tập thể anh hùng bất khuất cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. -Sự phát triển và tiếp nối của các thế hệ cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. TIẾT 2, 3, 4, 5 * Thao tác 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm của 2 truyện * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, em hãy trình bày những nét chính về 2 tác giả nêu trên. -GV định hướng: -Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và vị trí của mỗi tác phẩm. -Xét ở phương diện hoàn cảnh ra đời và vị trí, hai tác phẩm này có điểm gì chung? -Tuy cùng viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi tác phẩm có một cách kết cấu riêng, viết về một vùng đất riêng. Hãy tóm tắt nội dung của từng tác phẩm. - Dựa vào phần hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm, hãy lí giải vì sao có thể xem Rừng xà nu là bài hịch thời chống Mĩ - Hãy giải thích nhan đề của hai tác phẩm * Thực hiện nhiệm vụ: HS Tái hiện kiến thức và trình bày. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: -GV nhận xét phần trình trình bày của học sinh * Sản phẩm mong đợi: Phần trả lời của HS C. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) và “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả -Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất và con người Tây Nguyên. -Nguyễn Thi (1928-1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. * Nhận xét: -. Cả hai nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều là những người gắn bó trực tiếp với các cuộc kháng chiến. Nếu như Nguyễn Trung Thành có những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V và một số địa bàn hoạt động cách mạng khác thì Nguyễn Thi lại sống và gắn bó sâu nặng với nhân dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. -.Từ đây, có thể thấy, cả hai đều là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa, vì vậy mà tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế ác liệt. 2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm a. Bối cảnh xã hội Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào thời kì ác liệt nhất. b. Hoàn cảnh cụ thể -Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội giải phóng Trung Trung Bộ (Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. - Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác năm 1966; *Nhận xét: - Cả hai tác phẩm đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khi bọn đế quốc đổ quân vào miền Nam nước ta. Cả dân tộc đều đứng trước trận đấu một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống của chính mình. -Từ bối cảnh lịch sử đó mà hai tác phẩm đã đi sâu vào lòng độc giả trong việc ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng với chất sử thi đậm đà. 3. Đề tài: Viết về cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước. 4.Tóm tắt tác phẩm a. Rừng xà nu Bằng kiểu kết cấu truyện lồng truyện và đầu cuối tương ứng, truyện ngắn bắt đầu vào một buổi chiều . b. Những đứa con trong gia đình Bằng lối trần thuật độc đáo, Nguyễn Thi đã xây dựng toàn bộ câu chuyện dựa vào tình huống nhân vật Việt bị thương nặng, nằm ở chiến trường và hồi tưởng về quá khứ Thao tác 3 : 1.Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản - Mục tiêu: phân tích được vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai truyện ngắn Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình. - Nhiệm vụ: Hiểu được những điểm giống nhau và khác nhau của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua 2 truyện - Phương thức: hoạt động nhóm - Sản phẩm: trả lời thông qua Phiếu học tập - Tiến trình thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tổ chức hoạt động nhóm Phiếu HT số 1: Nhóm 1: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua những con người chịu nhiều đau thương như thế nào? Phiếu HT số 2: Nhóm 2: Chứng minh vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật trong 2 truyện ngắn là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Phiếu HT số 3: Nhóm 3: Những tập thể anh hùng bất khuất cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy tìm dẫn chứng trong 2 truyện ngắn để làm sáng tỏ ý kiến này. Phiếu HT số 4: Nhóm 4: Sự phát triển và tiếp nối của các thế hệ cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy chứng minh * Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, điền nội dung vào PHT * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét phần trình bày của đại diện nhóm * Sản phẩm mong đợi: Phần kết quả thảo luận thể hiện trên PHT. 2. Đọc hiểu nghệ thuật: - Mục tiêu: làm sáng tỏ nghệ thuật của 2 truyện - Nhiệm vụ: phân tích thành công nghệ thuật thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Phương thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi - Sản phẩm: phát biểu miệng - Tiến trình thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao nhiệm vụ: Phân tích thành công nghệ thuật thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua 2 truyện ngắn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: tìm ý, trả lời; Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá bằng điểm số II. Đọc - hiểu văn bản: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai truyện ngắn 1.Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua những con người chịu nhiều đau thương. a. Trong “Rừng xà nu”: -Tnú chứng kiến cảnh vợ con mình bị kẻ thù tra tấn bằng những đòn sắt đến chết: “Một thằng lính to béo nhất liếc mắt nhìn thằng Dục, cầm một cây sắt dài bước tới cạnh Mai. Nó lè lưỡi liếm quanh môi một lượt, rồi chậm rãi giơ cây sắt lên. Mai thét lên một tiếng. Chị vội tháo tấm địu, vừa kịp lật đứa con ra phía sau bụng lúc cây sắt giáng xuống trên lưng”. - Bản thân anh cũng bị giặc đốt mười đầu ngón tay “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc”. b.Trong “Những đứa con trong gia đình”: - Ở Chiến và Việt nỗi đau khổ cũng đến mức xé lòng khi chứng kiến cái chết của ba má mình – người bị chặt đầu, người chết vì bom đạn. - Bản thân Việt bị thương nặng trên chiến trường 2.Vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. a. Chính những đau thương mất mát đã hun đúc tinh thần chiến đấu, căm thù giặc sâu sắc trong người Tnú, Chiến và Việt nói riêng, trong lòng người dân Việt Nam nói chung. Vì thế, họ đã biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu – đây cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm. - Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt; - Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống của bản thân. - Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là sức mạnh của tình yêu thương vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên ta mới có tình yêu và sự sống. Chân lý đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai tác phẩm trên và chân lý đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó lại càng có giá trị hơn và thẩm thấu vào sâu trong lòng người. b. Họ là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. -Trong Rừng xà nu: + Nhân vật Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi làm liên lạc bị giặc bắt được “vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một lá dong, ngậm vào miệng định vượt thác, thì họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt, Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư”. +Sau khi bị bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai một chút thông tin nào. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về làng và lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc. Bị giặc bắt đốt mười ngón tay nhưng “người cộng sản không thèm kêu van” trước mặt kẻ thù – chi tiết này đã làm cho Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì chiến đấu chống bọn Mĩ – Ngụy. -Trong Những đứa con trong gia đình: +Mặc dù đối với chị Chiến, với đồng đội, Việt ngây thơ, nhỏ bé nhưng đối với bọn cướp nước gây bao cảnh nhà tan cửa nát thì Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế của một người anh hùng. +Trong một trận đấu ác liệt, Việt bị thương, nằm lại chiến trường và lạc mất đồng đội, trước ranh giới khốc liệt giữa sự sống và cái chết ấy, chàng trai trẻ của chúng ta vẫn chắc súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù “Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng.” 3.Những tập thể anh hùng bất khuất cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. -Trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, độc giả có thể thấy vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ được thể hiện ở từng nhân vật đơn lẻ, mà hơn thế nữa nó được thể hiện ở cả tập thể nhân vật anh hùng và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng. +Từ cụ Mết trong Rừng xà nu – vị già làng luôn lãnh đạo dân làng hướng về Cách mạng, về Đảng, về kháng chiến “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước mình còn”, đến Tnú, Mai, Dít, Heng – những cây xà nu nối tiếp thế hệ đi trước càng vững chảy và mạnh mẽ hơn. +Từ ba, má, chú Năm đến Việt và Chiến – khúc sông sau trong truyền thống cách mạng của gia đình – trong Những đứa con trong gia đình. Họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó thân thiết với buôn làng, với gia đình và với người thân yêu của mình. Tình yêu Tổ quốc của họ đều bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, vì vậy mà nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao trong buổi chinh chiến khiến cho kẻ thù đứng trước phải run sợ. -Các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi bịch cá nhân để sống có ích cho đất nước, cho quê hương. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của những nhân vật cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 4. Sự phát triển và tiếp nối của các thế hệ cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. a. Ở Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khắc họa nên một bức tranh nơi núi rừng Tây Nguyên, bức tranh ấy chính là quang cảnh dân làng Xô Man. - Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, dân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù “trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương cả”, nhưng vẫn “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở”. “Một cây ngã xuống thì bốn năm cây khác mọc lên” – Mai hy sinh thì Dít vươn mình lên thay thế chị, Heng như cây xà nu non hứa hẹn sẽ trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ cha anh. -Tầng tầng, lớp lớp người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên mà kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước của mình. b.Trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi : -Hình ảnh thế hệ đi sau tiếp nối sứ mệnh của thế hệ đi trước cũng thu vào tầm mắt của độc giả. Ông nội bị giặc giết, cha của Việt-Chiến trở thành cán bộ Việt Minh, bị giặc giết hại một cách man rợ “chặt đầu”, má Việt tiếp tục nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì Việt và Chiến lại tiếp nối con đường chiến đấu, lên đường tòng quân giết giặc để báo thù nước, thù nhà, thực hiện lý tưởng của dòng sông truyền thống gia đình. -Chiến và Việt là khúc sông sau trong dòng sông truyền thống ấy, hứa hẹn sẽ đi xa hơn thế hệ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_bai_22_chu_de_tich_hop_2_doc_hieu_ve.doc