Giáo án môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 4, Tiết 15: Việt Bắc (Phần I: Tác giả)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 4, Tiết 15: Việt Bắc (Phần I: Tác giả)

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng

4.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Tố Hữu bằng cách cho học sinh tìm hiểu:

 1/Ai là tác giả bài thơ Từ ấy?

a/ Chế Lan Viên

b/ Xuân Diệu

c/ Tố Hữu

d/ Hồ Chí Minh.

 2/ Điền khuyết đoạn thơ sau trong bài Lượm của Tố Hữu:

Chú bé.

.xinh xinh

Cái chân.

.nghênh nghênh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV :

 

doc 12 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 18891
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 4, Tiết 15: Việt Bắc (Phần I: Tác giả)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Tiết:15; Ngày soạn: 12/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
VIỆT BẮC (Phần I: Tác giả)
Môn học: Ngữ văn; lớp:12
 Thời gian thực hiện: 01 tiết
I.MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng hình thành hồn thơ Tố Hữu;
- Phân tích được mối quan hệ giữa chặng đường lịch sử với các chặng đường thơ của Tố Hữu;
- Nắm vững phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Nắm được những nét khái quát về tiểu sử, con đường cách mạng, đường thơ và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
Đ1
3
. Phân tích, lí giải được những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. qua một số tác phẩm đã học.
Đ2
4
Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của bài học.
N1
5
 Có khả năng tạo lập một văn bản thuyết minh về tác gia Tố Hữu.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, TỰ HỌC
6
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
7
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
9
Năng lực tự học: Chủ động, tự giác trong việc học của bản thân.
TH
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM
10
 - Trân trọng cuộc đời và những đóng góp văn học của Tố Hữu.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
YN,
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4, 
2. Học liệu: SGK, Chân dung nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh về Huế, bài hát Từ ấy, Mẹ Suốt 
phiếu học tập, 
 GV chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu và phát tới từng HS, yêu cầu HS hoàn thành trước ở nhà:
Đường cách mạng - Đường thơ
Tập thơ......
- Hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm nổi bật
Tập thơ......
- Hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm nổi bật
...
Phong cách thơ Tố Hưu
Về nội dung
.....
Về nghệ thuật
.....
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A.TIẾN TRÌNH 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học: Phần một: Tác giả Tố Hữu
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(25 phút)
Đ1,Đ2,N1,GT-HT,GQVĐ
I. Vài nét về tiểu sử
II. Đường cách mạng, đường thơ
III. Phong cách thơ Tố Hữu
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(10 phút)
N1,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
N1, V1, YN,
TT, TN
Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao về bài học.
Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình.
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Tố Hữu bằng cách cho học sinh tìm hiểu:
 1/Ai là tác giả bài thơ Từ ấy?
a/ Chế Lan Viên
b/ Xuân Diệu
c/ Tố Hữu
d/ Hồ Chí Minh.
 2/ Điền khuyết đoạn thơ sau trong bài Lượm của Tố Hữu:
Chú bé.......
..........xinh xinh
Cái chân............
............nghênh nghênh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV :
Gợi ý trả lời: 1c;2: loắt choắt- cái xắc- thoăn thoắt- cái đầu
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:So với các nhà thơ trước 1945 ( Huy Cân, Hàn Mặc Tử ), Tố Hữu đã sớm bắt gặp lí tưởng của Đảng. Để rối Từ ấy cho đến khi tạ thế ở tuổi 82, ông trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
2.1: Vài nét về tiểu sử:
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Vài nét về tiểu sử
1. Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
2. Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
3. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Đường cách mạng, đường thơ
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
II. Đường cách mạng, đường thơ: 
1. Từ ấy: (1937- 1946)
2. Việt Bắc: (1946- 1954)
3. Gió lộng: (1955- 1961)
4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977): 
5.Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ): 
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
- Nhóm 2: Tập Việt Bắc
- Nhóm 3: Tập Gió lộng
- Nhóm 4: Tập Ra trận, Máu và hoa
- Nhóm 5: Tập Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta
Điền thông tin theo phiếu sau: 
Đường cách mạng - Đường thơ
Tập thơ......
- Hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm nổi bật
Tập thơ......
- Hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm nổi bật
...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
II. Đường cách mạng, đường thơ
1. Tập thơ Từ ấy (1937- 1946)
- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. 
- Gồm có 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
Nhóm 2: Tập Việt Bắc
2. Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
- Tiếng hùng ca thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến.
- Thể hiện những tình cảm lớn.
Nhóm 3: Tập Gió lộng
3. Tập thơ Gió lộng (1955- 1961)
- Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng- ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc.
- Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt.
-Nhóm 4: Tập Ra trận, Máu và hoa 
4. Hai tập thơ Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977): 
- Bản hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.
- Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi “toàn thắng về ta”.
5.Hai tập thơ Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 )
- Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.
- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
2.3. Phong cách thơ Tố Hữu:
1. Mục tiêu: KT, Đ1, Đ2, N1; GT - HT 
2. Nội dung: HS sử dụng phiếu học tập, điền đầy đủ thông tin vào phiếu.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
II. Phong cách thơ Tố Hữu:
1.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung.
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
- Về thể thơ:
 + Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
 + Thể thơ thất ngôn trang trọng mà tự nhiên.
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành nhóm (4 HS) và thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập :
Phong cách thơ Tố Hưu
Về nội dung
.....
Về nghệ thuật
.....
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV
 GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn nêu nhận xét.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị
- Thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước nhưữg chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi
 + Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:
 o Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)
 o Cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67)
 + Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư: nên con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)
3. Giọng thơ Tố Hữu mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành
 + Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế 
 + Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu ”
4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
 - Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: 
 + Lục bát ca dao và lục bát cổ điển 
(Khi con tu hú, Việc Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du ), 
 + Thể thất ngôn (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác ) dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc 
 - Về ngôn ngữ: 
 + Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc. 
 + Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tì
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (10p)
1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
3.Sản phẩm: Phiếu học tập.
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Bài 1 (trang 100 Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ mở đầu bài "Khi con tu hú":
Bài 2 (Trang 100 sgk Ngữ văn 12 tập 1)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS làm bài tập trong phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài 1 (trang 100 ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ mở đầu bài "Khi con tu hú":
-Bài thơ Khi con tu hú được tác giả sáng tác trong tù lúc bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên.
- Bài thơ nói lên nỗi lòng, tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đang hăm hở, sôi nổi chiến đấu bỗng bị giam trong bốn bức tường vôi. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc, uất ức hơn khi bên ngoài là thiên nhiên rộng lớn, muôn màu:
 Khi con tu hú gọi bầy
 Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
-Tiếng tu hú bỗng đánh thức tất cả mọi sự sôi động về cuộc sống bên ngoài nhà giam. Giữa không gian mênh mông bên ngoài chính là sự sống vẫy gọi, xóa tan đi nỗi ngột ngạt của người tù cộng sản trẻ trung, yêu nước. Tiếng chim và hình ảnh về sự sống bên ngoài “lúa chiêm đang chín”, “ bắp rây vàng hạt” xóa tan những buồn tủi, bức bí trong hoàn cảnh của tác giả lúc bấy giờ. Bức tranh mùa hè rực rỡ với đủ màu sắc, âm thanh, hương vị đang là những cảm nhận tinh tế của tác giả. Lòng người tù cách mạng hướng ra sự sống tươi đẹp trước bức tranh của sự tự do. 
-Từ việc miêu tả ngoại cảnh, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong sáng, nhiệt thành của mình qua những câu thơ giàu sức sáng tạo, tưởng tượng.
Hướng dẫn chấm
HS nêu được đủ các ý như đáp án: 5,0 điểm
HS nêu được nửa số ý: 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
2
Bài 2 (Trang 100 sgk Ngữ văn 12 tập 1)
Tố Hữu trước hết làm thơ phục vụ cho cách mạng, cho lý tưởng của Đảng:
 + Tố Hữu luôn lấy cảm hứng sáng tác từ lý tưởng chiến đấu, vì vậy từ nội dung tới đề tài ông đều hướng tới lý tưởng cách mạng.
 + Tố Hữu xác định nội dung, đề tài, cảm hứng nghệ thuật xuất phát từ những vấn đề liên quan tới đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị
 + Thơ Tố Hữu còn là sự kế thừa dòng thơ cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu 
 + Tác giả tìm tòi, gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
 + Giọng thơ tác giả thiết tha, ngọt ngào, giọng của tình thương mến trữ tình của người dân Huế.
Hướng dẫn chấm: 
HS nêu được đủ các ý như đáp án: 5,0 điểm
HS nêu được nửa số ý: 2,5 điểm
HS không trả lời: 0 điểm
5,0
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 phút)
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy rút ra 1 bài học có ý nghĩa thiết thực với anh (chị).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng 1 bài học rút ra có ý nghĩa thiết thực 
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Bài vừa học: Cần nắm vừng:
 - Các chặng đường thơ và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
 - Phân tích bài Từ ấy của Tố Hữu.
2. Bài sắp học: Việt Bắc: Phần hai: Tác phẩm
 - Đọc Tiểu dẫn để Tìm hiểu chung.
 - Đọc Văn bản và các chú thích bên dưới mỗi trang.
 - Trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK.
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_12_tuan_4_tiet_15_viet_bac_phan_i_ta.doc